Xuất dương lưu biệt là một trong những sáng tác tiêu biểu của nhà thơ Phan Bội Châu. Ông được đánh giá là một bận anh hùng, một vị thiên sứ được hai mươi triệu đông bào trong vòng nô lệ tôn sùng. Với bài thơ này ta cảm nhận được sự lãng mạn và hào hùng của một lớp nhà nho tiên tiến đầu thế kỷ XX. Đó là một tinh thần chung của thời đại và đã góp vào một làn sóng tiêu biểu cho sự nghiệp cách mạng lúc bấy giờ.

Bài thơ Xuất dương lưu biệt

出洋留別

生為男子要希奇, 肯許乾坤自轉移。 於百年中須有我, 起千載後更無誰。 江山死矣生圖汭, 賢聖遼然誦亦癡。 願逐長風東海去, 千重白浪一齊飛。

Xuất dương lưu biệt

Sinh vi nam tử yếu hy kỳ, Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di. Ư bách niên trung tu hữu ngã, Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ. Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế, Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si. Nguyện trục trường phong Đông hải khứ, Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

Dịch nghĩa

Đã sinh làm kẻ nam nhi thì cũng phải mong có điều lạ, Há lại để trời đất tự chuyển vần lấy sao! Giữa khoảng trăm năm này, phải có ta chứ, Chẳng nhẽ ngàn năm sau lại không có ai (để lại tên tuổi) ư? Non sông đã chết, sống chỉ nhục, Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi! Mong đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông, Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên

Bản dịch thơ của Tôn Quang Phiệt

Làm trai phải lạ ở trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thuở há không ai? Non sông đã mất, sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài Muốn vượt bể Đông theo cánh gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Chí làm trai trong Xuất dương lưu biệt

Vào ngày 2 tháng 1 năm Ất Tị 1905, Phan Bội Châu khi xuất dương ở cảng Hải Phòng đã sáng tác ra bài thơ này. Và ông đã viết Xuất dương lưu biệt vào trong Ngục trung thư. Đây cũng chính là một bài thơ tiêu biểu cho dĩ ngôn chí. Tức là dùng thơ để nói chí, để tỏ lòng. Chính vì vậy để có được một bài thơ hay thì cần phải có một chí lớn. Với sự nghiệp của mình, Phan Bội Châu đã thể hiện bài thơ Xuất dương lưu biệt hay và mang tầm vóc lớn. Đây cũng chính là quan niệm của các nhà nho thời trước.
Bài Nhiều Lượt Xem  Thơ về mái trường – Tuyển tập những bài thơ gợi kỉ niệm dấu yêu
 

Chí làm trai

Sinh ra trong thời kỳ đất nước loạn lạc và nhạy cảm ên Phan Bội Châu đã lần lượt chứng kiến cảnh dân tộc rơi vào vòng đô hộc của Pháp. Và dưới ảnh hưởng của phong trào tân thư mạnh mẽ, ông đã lên đường để sang Nhật đặt cơ sở đào tạo cho phong trào cách mạng trong nước.Chỉ với hai câu thơ đầu ta cũng cảm nhận được một lý tưởng cao đẹp của con người. Tức là con người phải tự bước đia và làm chủ được chính mình. Hay nói cách khác phải biết chủ động trước hoàn cảnh. Làm trai tức là sự ý thức về cái tôi của mình. Đây không phải là đề cao cái tôi mà cao hơn đó chính là chí làm trai.

Làm trai phải lạ ở trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời

Đầu tiên để thể hiện tinh thần đó, bài thơ này đã được dịch với từ lạ. Tức là, làm trai phải làm được những điều kỳ lạ, kiệt xuất, phi thường. Tuy nhiên nếu chỉ đứng riêng lẻ thì một từ lạ này khó có thể chuyển tải được hết ý nghĩa của bài thơ. Nhưng khi đặt nó vào cùng với ba chữ “ở trên đời” đã thể hiện được sự chuẩn xác của bản nguyên tác. Đến câu thơ tiếp theo ta thấy nhà thơ đã mở ra một không gian rộng lớn. Đó chính là việc đấng nam nhi sinh ra ở thế giới này chính là sự đối mặt với càn khôn. Nghĩa là đối mặt với tất cả những sự lớn lao của vũ trụ.
Bài Nhiều Lượt Xem  Phân tích bài thơ Dại khờ Xuân Diệu – "Người ta khổ thì thương không phải cách"
Chỉ với hai câu đề ta có thể cảm nhận được hình ảnh của một bậc anh tài. Đó không phải là người sống thụ động và phó mặc cho trời đất vũ trụ to lớn này. Mà đó chính là người chủ động thay đổi và xoay chuyển cả càn khôn. Tức là phải chọc trời khuấy đất và chủ động làm xoay chuyển càn khôn. Đây cũng chính là quan niệm rất quen thuộc trong thơ văn Nho giáo trung đại. Bởi lẽ khi này tư tưởng đương thời đã ảnh hưởng khá lớn vào lớp người lúc bấy giờ.

Sự mở rộng với không gian

Nếu hai câu trước trong Xuất dương lưu biệt ta có thể cảm nhận được hình ảnh nam tử trong không gian kỳ vĩ thì hai câu sau lại chính là hình ảnh thời gian. Tuy nhiên thời gian ở đây cũng chính là thời gian vĩ mô. Không phải Phan Bội Châu muốn có được một chỗ đứng như một kẻ cuồng danh mà ở ông ta có thể cảm nhận được đó chính là khao khát xoay chuyển càn khôn.

Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thuở há không ai?

Hình ảnh của tác giả trong một không gian mênh mông gió lộng đã làm nâng tầm lên một nhân cách lớn. Và phải thấy rằng, ít ai có thể vẽ lên một bức tranh như vậy. 

Sự nhìn nhận phi thường

Điều lạ thì ta đã có thể nhìn nhận ở phần trước nhưng việc lạ đó chính là gì? Đó là nội dung của những câu thơ tiếp theo. Tức là khi chủ quyền đã về tay của kẻ ngoại bang thì non sông đã chết. Cũng như sống mà không có quyền là cái sống nhục. Vì vậy đã là đấng nam nhi cần phải có hành động cho xứng đáng. Và lúc bấy giờ chính là xuất dương.

Non sông đã mất, sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài Muốn vượt bể Đông theo cánh gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Chính những câu thơ này làm ta cảm nhận được cái tôi hiện ra trước càn khôn. Con người ấy đối mặt với giang sơn, học vấn nên càng được thể hiện sắc nét với những gì lớn lao nhất. Và cái không gian duy nhất có thể chứa đựng được con người ấy chính là vũ trụ bao la. Và làm trai nên tung đôi cánh như một con đại bàng. Đại bàng mênh mông vươn thẳng ra trùng khơi và đối mặt với tất cả những khó khăn, bão bùng.
Bài Nhiều Lượt Xem  Bài Thơ Đường Chúng Ta Đi (Hoàng Trung Thông) – Bài Ca Người Lính
Đọc Xuất dương lưu biệt ta cảm nhận được lời tạm biệt đầy nhiệt huyết và hào hứng, hiên ngang. Đây cũng chính là một khúc tráng ca của một thời đại. Tuy thời đại ấy đau thương nhưng cũng rất đáng tự hào bởi tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường. Đó cũng chính là những vần thơ viết cho thế hệ sau để tự soi sáng. Và đây chính là giá trị cao đẹp của bài Xuất dương lưu biệt