Nhà thơ Vũ Quần Phương được bạn đọc biết đến nhờ những bài thơ nổi tiếng của ông. Ông là một nhà thơ với phong cách thơ phóng khoáng nhưng đan xen những cảm xúc mộc mạc của mình làm rung động trái tim người đọc. Ông có nhiều tập thơ vang danh được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thíchỞ bài viết trước Vũ Quần Phương Cùng Tập Thơ Giấy Mênh Mông Trắng Phần Đầu đã nhận được rất nhiều ý kiến tích cực từ phía độc giả. Hôm nay, uct.edu.vn sẽ không để các bạn phải chờ lâu hơn nữa.Mời các bạn đón xem những bài thơ còn lại trong tập Giấy Mênh Mông Trắng ngay bây giờ nhé!

Gửi sông Hồng

Đồng hành cùng lịch sử chảy bên mỗi đời người mờ tỏ sông như lời ngợi ca, như lời nhắc nhở: thoắt cung điện đền đài, thoắt nương dâu bụi cỏ! sông Hồng thở nhẹ sóng về xuôi.Sông Hồng chảy trong đêm qua những cuộc đời nghèo gió thầm thĩ qua đồng khoai bãi mía hồn đất nước âm thầm trong cỗi rễ mỗi đời dânÔi con sông quặn sóng của đời ta ta lọt lòng, sông đã đỏ phù sa, ta lớn lên, sông đổ sóng quanh nhà cuồn cuộn chảy thương cha nhớ mẹSông được về với bể còn ta về thương nhớ với sông thôi hạt phù sa im lặng chẳng nên lời ta cũng lặng nhìn sông không thể nói.Sông như hồn hư ảo thân ta là ngọn sóng đầy vơi. Ai gọi đò xa thế sông ơi!

Hỏi cây

Sự đời đổi thay Cây thì nguyên đóCái bãi rác đã thành đại lộ Thành nhà cao khách xa đến ở Người bới rác nay đâu?Ta hỏi cây Cây xào xạc gió Cả khối xanh rung Khẽ cúi đầu.

Lạnh trên Yên Tử

Trong chiều tĩnh lặng khói sương nghe trong giá lạnh mùi hương bay về Oan hồn trong cõi u mê đứt dây thiên tử phận về cõi oanTôi không tin ngần ấy con người yêu vua đến độ lao vời suối sâu Một người yêu đến xót đau thì tin Chứ hàng trăm chục… Biết đâu… dạ ngườiCác quan vốn dĩ nhiều mưu kế dăm chục cung phi có tiếc gì Đẩy người xuống vực, trò quen thuộc đẩy bàng lưỡi uốn, đẩy bàng uy Vua được hài lòng về cõi Phật Quan giãi lòng trung chẳng mất gì Bấy nhiêu phận gái rơi như lá Danh truyền tiết nghĩa gió bay điChiều sương Yên Tử lạnh tê Hồn oan đất Phật đòi về cõi yêu.

Lấy tay làm bút

Anh vẽ hay hồn anh đang mơ Tôm bơi khi đậm lại khi mờ Yêu đời vội quá tay làm bút Nét kịp theo lòng đang trẻ thơ.

Lịch hoa

Hoa gạo tàn rồi, hoa phượng đỏ Thế rồi hoa phượng cũng tàn luôn Vàng tương hoa mướp dây dưa nhớ Đã trắng hoa mai một góc vườnChỉ một loài hoa luôn tứ quý Là bông cứt lợn nở ngoài truông.

Mây trắng

Có những trưa nhìn mây trắng bay Tuổi thơ trời cũng trắng mầu mây Bây giờ tóc bạc, nhìn xa tít Vẫn một khung trời chẳng đổi thayMới biết cữ người không lớn lắm Trăm năm mây trắng bấy nhiêu ngày Kẻ lên ngôi báu, người về ruộng Mây trắng mơ hồ bay khỏi tayMây trắng về đâu, mưa mát ruộng Hư vô thành lúa để nuôi người Tay ta nâng đất nung lên gạch Mây trắng muôn đời trôi cứ trôi.

Mùa thu trên đồng

Sông mùa thu cạn Nước mùa thu trong Chân ta vừa bước đến Hồn thành thu trên đồngHồn thành thu như cây thì thầm tâm sự gió Hồn thành thu như mây âm thầm che xóm nhỏ Hồn thành thu như cỏ lặng im nâng dấu giàyCon đường đi về đâu mà giục lòng ta thế Trời cao hay gốc rễ dâng hồn ta nhẹ thênh Quê nhà hay cửa bể ru hồn ta bồng bềnhMùa thu rộng mông mênh người bên người gần lại Ta như hòn đất ải nằm nghe trời ngân nga.

Ngày năm mới

Yên tĩnh hơn, thanh nhẹ hơn Buổi sáng như sương ở giữa vườn Nhựa cây chảy mạnh trong thân lá Hoa cũng như vừa mới ngát hươngTrời đất xem ra cũng lạ thay Bấy nhiêu triệu tuổi vẫn thơ ngây Rụt dè mầm nhú trên thân mộc Chim hót như vừa mới biết bayNhân loại hình như vẫn trẻ con Mắt ngây say ngắm mặt trời son Hồn ngây mơ mộng run theo sóng Tay giữ nâng niu trái đất tròn.

Nghe cháu hát

Cu Tuệ hát trong chăn Chẳng ra lời ra nhạc Loăng ca loăng quăng Ông thì ngồi im phắc Dọn lòng mình Lắng ngheCái cuộc đời thường nhật Lại nghe ra diệu kỳ Thằng cu cháu suốt ngày nghịch, khóc Sáng mai này bỗng hát Hát một mình Lăng nhăng lít nhít Ngoài vườn xanh Cây mít Cây treÔng lắng nghe Những lời vô nghĩa Lại thành lời thấm thía Nhân gian.

Ngôn ngữ

Cỏ tháng giêng xanh như tiếng nói Người nằm dưới mộ chuyện cùng taTia khói bếp như bàn tay vẫy Ai tha hương dịu nhớ quê nhàTiếng trống trường lọc hồn gió bụi Nghe trong ngần lại những ngày xaRãnh đất, bờ đê thành tuổi nhỏ Con dắt trâu về theo gót chaÁnh lửa chờn vờn trên vách bếp Dáng mẹ nơi nào cũng mẹ ta.

Người đi

Ừ nhỉ người đi thật Người đi trên đường như mây bay Gió hồng hoang, bụi lau gầy Kiếp xa về lại trăng đầu núi Nước trôi đi, nước lại đầyChào bạn, dấu chân rồi gió thổi Cát bay chạm cát, cát còn bay Người đi, đi mãi, quay nhìn lại Ta đằng kia hay ta ở đây?Hư vô? Không phải, ta da thịt Da thịt cầm trong tay hư vô. Em về đậu bến, ta thành bến Em bến, thì ta lại hải hồ.

Những chú Hải Âu lạc chỗ

Trên thảm cỏ dày xanh Bữa ăn Mác-đô-nan dưới bầu trời nước Úc Các chú Hải Âu náo nức xung quanh Những cao ốc đằm hương vị bểCác chú Hải Âu kiên nhẫn chờ ăn Những ông hoàng của trời xanh thành con Chó nhỏ Một mẩu bánh là ào ào đến đỗ Ôi sóng bạc đầu, ôi gió khơi xa!Đâu những trùng dương bay dọc theo tàu Đâu sải cánh lao ngược chiều bão gió Hải Âu ơi Hải Âu sao ta về xứ bể Lại gặp nỗi buồn sân Vịt, Ngan.

Ông cháu

Cháu chạy tung tăng trong nắng hanh Gió xuân ru mầm lá hiền lành Ông ngồi trông cháu trông trời đất Xao xuyến ngần xanh trên mạ xanhCháu biến ông thành con ngựa cưỡi Ông thành tên lửa cháu giang bay Túm tóc ông reo bừng cả má Lại bắt ông làm ông rượu sayÔng giả làm say lăn xuống đất Ngừng chơi, cháu chạy đến nâng ông Ông hé mắt nhìn, không muốn dậy Tình cháu làm say quá rượu nồng.

Rức đầu

Tay ôm đầu bịt chặt hai tai không hẳn đau-có gì căng nứt như trái chín mà không chín được năng bên trong mà nhẹ bên ngoàiChiều thì vàng như cơn ngái ngủ bụi bay inh inh ai ở trong mình âm âm làn da mặt gãy ngang nắng chói đèn nhòa đường cưa nhức nhối u u gió thổi không đi đâu, về đâu không ở đâu lơ mơ chìm nổiYên tĩnh áp bức trắng ập đen xê-duy-xen

Sách

Có phải hương thời gian ướp trên trang giấy cũ Dắt ta vào những thế kỷ xa xưa Cho ta nhập với những hồn sâu thẳm Sáng long lanh ánh sáng những thiên hàTrời vằng vặc trăng sao hay trán người vằng vặc Đã soi trên giấy nhám thô này Hương trí tuệ đắm người như khát vọng Ngoài mây trời lại có những trời mâyGiấy cứ lặng im thôi chỉ mùi hương xao xuyến Hương tình yêu muôn thuở ngạt ngào Hồn người lạc giữa hồn hương kỳ ảo Ta thành đời nhân với vạn chiêm bao.

Sau trận lụt

Tôi nhận ra trận lụt bằng những vệt bùn bám trên nhà cổ Bùn của hôm nay trông lại cổ hơn những bức tường cổ nhất Chỗ của bùn là ở gốc cây Bùn thượng lên đây làm con người khổBi kịch của đời là sự nhầm chỗ Nước ở trong sông lại ngập lên nhà Kéo theo Chó-Gà lên bàn lên ghế Hoa chết dưới bùn, ngạt cây, thối quảNước đã về sông, vệt bùn còn đó Bùn rất cổ xưa, bùn cũng bây giờ Xoá những vết bùn cần làn vôi mới Tôi nghĩ cũng là chức năng của thơ.

Sinh vật

Có loài sinh vật sinh lúc bình minh chết vào chập tối suốt vòng đời ngán ngủi nó không hề biết đêmLại có loài sinh lúc chiều hôm chết vừa rạng sáng nó không biết trên đời có nắng có ánh ngày, hoa thắm, chim kêu.

Sự trộn lẫn

Anh trộn lẫn với nhiều chiều kích thước, trộn lẫn thơ, nước mắm với nội hàm. Thơ có vị, nội hàm mằn mặn, nước mắm thành hương của tư duy. Anh thành ông phù thuỷ lấy rốn con chuồn chuồn làm câu cổ thi.Đã có thời trời quặn mình để biếc Muốn bất tử thì đầu tiên phải chết Những chân lý ghê răng anh nói cứ như đùa Từ trong tối anh lùa ra ánh sáng cái ngáp lén ở Liên hợp quốc, nỗi dạ dày chỉ có thơ ca, cao cả tót vời mà con người khổ thi pháp với tu từ: Thôi cởi váy mày ra!Tay anh đụng vào đâu cũ thành ra mới Mới như tấm lưng trần không dấu được tâm tư Đồng hồ chết thì thời gian vẫn sống Anh cũng chết… rồi dần dần náo động, làm kim giây thụ thai, lại đỡ đẻ kim giờ thời gian biết sinh sôi và anh thì biết thở với trăng sao, bọ nẹt lẫn vi trùng, vi trùng cũng có thể thành tư tưởng, và cả lũ chúng ta rồi lại hoá vi trùng.Anh muốn thật bình dân bát cơm, thật bình dân cảm xúc Mọi người ăn thơ như gặm chân gà có chút bia hư vô mà ngẫm nghĩ gân da. Không dám để cơm rơi, nhưng lại để mình rơi vào thế kỷ vào vết chân con giun khi nó đang bò (giun là loài gần đất đai đệ nhất nó nghĩ đời bàng cảm giác toàn thân) Anh có lối bò giun làm phì nhiêu ngôn ngữ. Giun bò chậm nhưng chính giun chuẩn bị cho cây xanh, cho đất trẻ không già.

Tặng biển

Biển đi vô cùng xa, nhưng lại kề với nơi ta ở Mắt ta ôm biển bằng sức ôm của mắt mọi người Gió chẳng mát cho riêng ai Mũ áo không còn khi người về với biển Mọi thịt da đều được sóng vổ vềCũng chỉ bởi áo quần mà thành lành rách Bởi bát mâm thành ngôi dưới ngôi trên Rồi xe cộ, cửa nhà, chức tước… Hãy ra với khơi xanh mà học trong lành. Các buồng phổi ở đây đều căng hơi biển Gió i-ôt làm săn mọi tế bào người Mọi ánh mắt đều nhìn ra vĩnh cửu Mọi trái tim nghe sóng lại thương đời Từ xửa từ xưa vốn là như thếNếu biển có riêng tư chỉ là chút riêng tư nỗi khổ Biển cô đơn với người biết cô đơn Biển thầm thĩ với ai nghe thầm thĩ Ai không ngủ thâu đêm thì biển đến chuyện trò Giấc ngủ biển hỗn mang hoàn vũ Giấc ngủ người có biển êm ru.

Thăm con

Con ngủ trong căn phòng trọ học Tiếng thở đều như thế bao đêm Mẹ cha trong nước nào hay biết Khi gió ngoài kia lạnh xuống thềmCon tự làm nguôi nỗi nhớ nhà Tự mình bước kịp với người ta Tự lui cơn mệt, cơn đau bệnh Ở cạnh con rồi vẫn xót xaBố ngoảnh nhìn con ngồi lái xe Nhìn con sải bước rộng trên hè Thằng Điềm mẹ bế ngày thơ bé Thở khẽ trong màn bố lắng ngheCon lớn khôn lên, bố mẹ già Bà xa mỗi chặng lại càng xa Cuộc đời thăm thẳm trôi trôi mãi Níu lại từng giây con với cha.

Thơ ghé bến người

Con chim bay không thấy bóng mình bay Tôi đọc thơ anh lúc rạng ngày Trời chưa đủ sáng, đêm chưa tắt Cây đứng ngoài xa như khói mâyCó những câu thơ tự vạn đời Gặp anh, thơ ghé bến con người Anh nghe xa thẳm như ôn lại Một cõi tiền thân đã sống rồiTôi cũng nhờ anh gặp lại mình Hình như sâu hút cõi u minh Muôn người thiên hạ đều chung gốc Nhựa ấm chung nuôi triệu lá cànhNgười cũng như chim đôi cánh bay Những đường vạn dặm vạch ngang mây Chim bay không vết. Nhưng trên đất Đường bụi trùng nhau những dấu giàyChim bay không thấy bóng mình bay Bóng vụt, đời như cốc nước đầy Câu thơ đầy đặn nuôi cơn khát Tôi khát lòng anh xa có hay?

Thơ gửi cháu

Cu Tuệ ơi, ông nhớ Nhớ cái miệng không răng Nhớ cái cằm nghểnh nghểnh Cái dáng nghiêng cháu nằm Nhớ lăm dăm đôi mắt Cái lưỡi thè liếm mép Cái nụ cười trêu ôngCu Tuệ ơi, biết không? Bàn chân chưa lấm đất Đã cách ông bao rừng Bao đại dương xanh ngắt Bao vòm trời mây bay.Cháu bé xíu bàn tay Nắm vành nôi-trái đất Trái đất hồng gương mặt Nhoẻn nụ cười không răngCu Tuệ ơi, biết không? Ông ôm cháu vào lòng Thấy căn nhà bé lại Thấy trời cao hoá gần Mọi con đường thiên lý Chỉ trong tầm bước chân Mọi thằng cu cái hĩm Đều hoá ra thiên thần Cả những người xứ lạ Cũng thành bà con thân.

Thơ tặng trường Monash

Xin cám ơn các thầy Cám ơn ngọn đèn khuya nước Úc đã soi trên trang sách của con tôiXin cám ơn mặt trời Cám ơn biển bao la và rừng già nước Úc, Biển xanh biếc và mặt trời đánh thức Rừng thẳm sâu ký ức dạy con người. Nước Úc xa mờ, xa lắc với đời tôi Bóng gần gụi, trái tim tôi ở đó.Cám ơn những hàng cây mọc quanh trường Monash bao nỗi niềm nhớ mẹ, nhớ quê con tôi đã cùng cây tâm sự Đã năm mùa thay lá cây bên đường như vẫn lặng thầm ngheCám ơn trái ớt xanh, cám ơn làn cải bắp Con tôi thấm vị đất đai nước Úc Nước Úc thành máu thịt của con tôi.Từ ban công bờ biển Việt Nam tôi, tôi nhìn Thái Bình Dương… Nam bán cầu… Nước Úc Nước Úc ấm khi nước tôi đang rét nước Úc đã vào trưa, nơi tôi mới rạng ngày.Nhưng bàn tay đã nối với bàn tay lấy trí tuệ làm cầu qua biển lớn. Tôi gửi đứa con trai làm một nhịp cầu.Nước Úc thành căn nhà tôi thân thuộc Câu đầu tiên đến Úc, gọi : Điềm ơi!

Tiếng cu gù

Tiếng cu gù Ta nghe Hồn bờ tre Mái rạSáng mai này Vào hạ Nước Úc nam bán cầu Những biệt thự quanh đồi xanh láCó nhìn thấy chim đâu Chỉ tiếng gù thong thả Tiếng xe hơi chạy mau Hồn bờ tre mái rạTiếng chim gù mờ xa Tiếng chim gù rõ nhất Là tiếng trong ký ức Hay tiếng ngoài xa kia?

Tiếng hát Trương Chi

Người hát ấy quên mình đang hát Tiếng hát ngân vào khoảng rộng xa Run theo gió, lả trong lau lách Sâu hút trăng khuya quạnh tiếng gàTiếng hát vào dinh quan thừa tướng Tường cao vây bủa hết trăng sao Tiếng hát mất hồn, trơ giọng hát Như người đang mộng mất chiêm baoMỵ Nương nghe hát mà ngơ ngác Người hát đây mà câu hát đâu? Trương Chi đứng đó, nhưng hồn vía Theo nước ngoài sông chảy dưới cầuMỵ Nương chạy đi tìm tiếng hát Tiếng hát mê nàng bao đêm trăng Trương Chi mất hát, lòng khô lại Thành gỗ, bào nên chén bạch đànLàm chén suốt đời mong nhớ nước Như đòi tiền kiếp một con sông Tiếng hát chỉ đâu là giọng hát Còn trời, còn nước với mênh mông.

Trong cơn lụt

Bàn chân quen với đất làng Bây giờ đất ngạt dưới làn nước sâu Cánh đồng vàng lúa còn đâu Chùa chìm, Phật ngập dưới màu phù saGiữa dòng ta cứu lấy ta Cây cau chới với nóc nhà chon von Tiếng ai gọi dưới mưa dồn Tiếng cha mẹ, tiếng bãi cồn quê hươngĐã từng lấy máu che xương Những năm bom đạn cây dương cũng gày Đã từng chai sạn đôi tay Nắng nung chín mặt, cát bay bạc ngườiGiữa cơn nước ngập trắng trời Còn da lông mọc, còn chồi lá lên Còn đây nghĩa mẹ tình em Nghĩa tình máu chảy ruột mềm xót xaCòn người, còn hạt phù sa Phù sa lại thắm thịt da với người.

Trong gió

Người yêu anh đã vào tuổi làm bà Anh vẫn vẹn nguyên hăm bốn tuổi Nụ cười vô tư bập bùng nến trắng Vầng trán sáng bừng sau khói hương Anh không tuổi trong lòng cha mẹ Anh không tên trên bia đá rừng già.Vầng trăng lạnh thân quen hàng đêm canh bia mộ Gió lạnh hẹn đúng mùa về xao xác bờ lau Như một kẻ xa nhà đi làm ăn thiên hạ Anh thân thương với cánh rừng này Sống vì nó và chết nằm trong nó Đất ôm gương mạt, tấm thân gày.Những tết giỗ khi người thân tưởng nhớ Gương mặt anh là gương mặt của ngày xưa Các em anh lớn khôn gả chồng dựng vợ Các cháu bé ra đời giờ lớn tuổi hơn anh Thời gian như thuốc mê, Người ta dịu cơn đau tê buốt Người trong nhà toàn là lớp sinh sau Họ kính cẩn thương anh như kính trời kính đất Khoảng cách về anh như khoảng cách tới vua Hùng.Anh thành sử, thành hồn thiêng Tổ quốc Lúc chào cờ, trong gió có hồn anhAnh ở khắp mọi nơi nhưng nơi nào thấy được Gương mặt anh hăm bốn tuổi tươi xanh Hăm bốn tuổi , trông kìa, hăm bốn tuổi Lúa đang độ lên đòng, ngày ở lúc bình minh…

Trời tối dần

Trời tối dần ngoài cửa sổ Tôi cũng chìm dần trong bóng tôi Người như lùn xuống, thân thu lại Hạt bụi nằm thương nhớ xa xôi.

Trường xiếc

Bài học là sao vượt được mình Vượt ngoài giới hạn, ra chông chênh Đôi tay có thể bay như cánh Đôi mắt nhìn tuơi lại lá cànhHổ báo bỗng hiền như chó nhỏ Chó thì làm toán lại làm thơ Thân bị cưa ba, mắt vẫn liếc Ôi em liễu yếu với đào tơĐỏ biến thành xanh, xanh hoá đỏ Ký tờ giấy nhỏ hoá đô la Đâu phải trường anh mới dạy xiếc Trông kìa trong cái “cõi người ta”.

Về thăm lớp cũ

Nhớ thì không biết nhớ ai Buồn thì gió lạnh sương mai có buồn Loanh quanh hư thực phố phường Về thăm lớp cũ nhớ trường ngày xưaMái trường im bóng cây thưa Người trong lớp ấy bây giờ ở đâu? Liễu xanh soi tóc bên cầu Liễu xanh vẫn thế. Ta đầu bạc phơ.

Với thằng cu Tuệ

Thằng cu Tuệ cười không răng Nó sáu tháng tuổi, ông gần sáu mươi Ngẩng lên, cuối thế kỷ rồi Ông trầm ngâm nghĩ, nó cười vô tư.Sự đời nay thực mai hư Cháu ơi rồi nữa nắng mưa thế nào Mai người lên ở trăng sao Lòng người chắc vẫn còn xao nỗi niềmBàn chân cháu đất chưa in Ông nâng niu nghĩ trăm miền suối khe Chuyện gì tai cháu sẽ nghe Buồn vui chi sẽ vọng về trái tim?Tuệ này, ngó hộ ông xem Cuối trăm năm nữa ngày đêm thế nào.
Trên đây, uct.edu.vn đã tiếp nối bài viết trước Vũ Quần Phương Cùng Tập Thơ Giấy Mênh Mông Trắng Phần Đầu bằng những bài thơ đặc sắc còn lại của ông. Ông chính là người có sự cống hiến to lớn cho nền văn học Việt Nam những bài thơ của ông để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng độc giả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!