Phần hai của tập thơ Từ ấy chính là phần Xiềng xích. Đây là một phần thơ đúng như tên gọi của nó, được viết trong tù. Đó là những dòng thơ thể hiện nỗi đau của đất nước, cũng chính là khí phách của người chiến sĩ cách mạng ở chốn ngục tù. Mạch cảm xúc này ta cũng thấy được sự thân quen như chính tâm trạng của người chiến sĩ Hồ Chí Minh. Hãy cùng tìm hiểu các bài thơ tiếp theo trong tập thơ Từ ấy bạn nhé!

Chiều

Lão ngồi bên cửa sổ Trong nắng nhạt chiều thu Còng lưng đan chiếc rổ Mai bán lấy vài xu.Bàn tay khô lẩy bẩy Kéo mũi lạt tre vàng Theo điệu buồn run rẩy Trên làn môi khô khanCho tới khi chiều tắt Đôi ngọn lá vàng rơi Vô tình qua trước mắt Lão buông lạt trông trờiTừ lâu như thế mãi Vẫn không nói không cười Lão ngồi đan chậm rãi Hy vọng của ngày mai…

Ý xuân

Xuân bước nhẹ trên nhành non lá mới Bạn đời ơi, vui chút với trời hồng!Hết lạnh rồi, gió bắc với mưa đông Đây nắng tới với chim ca lanh lảnh Thì vui chút cho hồn thêm nhựa mạnh Gân thêm săn và máu hận thêm nồng! Đời lạt mùi và đau đớn bất công Là để việc cho đời xuân sức khoẻ Kiêu hãnh chút, bạn đời ơi, tuổi trẻ Say tương lai là tuổi của anh hùng! Đứng lên đi, xây dựng cuộc đời chung Nắm tay sắt quyết đồng tâm lật đổ Cả chế độ hung tàn gây thống khổ Và tị hiềm, và gian dối điêu vong! Đứng lên đi, hởi tuổi trẻ xung phong Sóng cách mạng đang gầm rung thế giới!Xuân bước nhẹ trên nhành non lá mới Bạn đời ơi, vui lắm, cả trời hồng!

Tâm tư trong tù

Cô đơn thay là cảnh thân tù! Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! Đây âm u đôi ánh lạt ban chiều Len nhè nhẹ qua rào ô cửa nhỏ Đây lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ Đây sàn lim, manh ván ghép sầm u…Cô đơn thay là cảnh thân tù! Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ở kia vui sướng biết bao nhiêu! Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về…Ôi! Hôm nay sao nhựa sống tràn trề Trong những tiếng nghe chừng quen thuộc quá! Nghe gió xối trên cành cây ngọn lá Nghe mênh mang sức khoẻ của trăm loài Tôi mơ hồ nghe tất cả bên ngoài Đang ríu rít giữa một trời rộng rãi Đang hút mật của đời sây hoa trái Hương tự do thơm ngát cả ngàn ngày…Ôi! Bao nhiêu ảo tưởng của hồn ngây Tôi phút bỗng như quên đời thê thảm Ở ngoài kia… biết bao thân tù hãm Đoạ đầy trong những hố thẳm không cùng Tôi chiều nay giam cấm hận trong lòng Chỉ là một giữa loài người đau khổ Tôi chỉ một con chim bé nhỏ Vứt trong lồng con giữa một lồng to Chuyển đời quay theo tiếng gọi tự do Tôi chỉ một giữa muôn người chiến đấu Vẫn đứng thẳng trên đường đầy lửa máu Chân kiêu căng không thoái bộ bao giờ! Tôi, hôm nay, dầu xa tạm ngọn cờ Hồn tranh đấu vẫn còn thôi thúc não! Nơi đày ải là Đắc Pao, Lao Bảo Là Côn Lôn thế giới của ưu phiền?Tôi sẽ cười như kẻ sẵn lòng tin Giữ trinh bạch linh hồn trong bụi bẩn: Tôi chưa chết, nghĩa là chưa hết hận Nghĩa là chưa hết nhục của muôn đời Nghĩa là còn tranh đấu mãi không thôi Còn trừ diệt cả một loài thú độc!Có một tiếng còi xa trong gió rúc…

Con chim của tôi

Nó chết rồi, con chim của tôi Con chim sẻ sẻ mới ra đời Hôm qua nó hãy còn bay nhảy Chỉ một ngày giam, đã chết rồi!Tôi muốn cô đơn dịu bớt sầu Nên tôi yêu nó có gì đâu! Tình thương vô ý gây nên tội Tôi đã tù, sao bắt nó tù?Sao nỡ dù trong giây phút thôi Bắt con chim nhỏ hận câm lời Sao không trả nó về mây gió Cho nó say sưa uống ánh trời?Tôi dẫu dành cơm mớm nó ăn Đủ làm sao được: thiếu không gian! Sao tôi không hiểu, sao không hiểu? Để tội tình chưa, nó chết oan!

Nhớ người

Khi con hổ thênh thang trong rú rậm Say hương cây bỗng mắc cạn giăng thầm Nằm dài lưng trong cũi sắt trăm năm Nó có nhớ buôn chăng: xa bóng núi ? Cũng như nó, sa chân vào ngục tối Sao mà ta tha thiết nhớ rừng nguờ! Nhớ bạn đời trai trẻ dậy xuân tươi Trong nét rắn của thân hình vạm vỡ Nhớ những mắt thơ ngây nhìn bỡ ngỡ Dưới hàng mi mở rộng chân trời hồng…Nhớ những lời mong ước toả lên không: Ôi đẹp đẽ, những linh hồn hăm hở Săn đón bạn không cần chi mặc cả Nhọc bao nhiêu và giá bạn bao nhiêu Miễn thêm đông, thiệt mấy cũng lời nhiều Ôi ngạo mạn là lòng người tuổi trẻ! Tiêu hoang thế vẫn dồi dào sức khoẻ Giàu đức tin nên vẫn thấy đời vui Cả tương lai ngào ngạt vị thơm bùi, Bước một bước, tưởng thêm gần thế giới Của Bình đẳng, Tự do và Bác ái Ồ những trái tim trong tựa thuỷ tinh Giống nhau sao những gương mặt hiền lànhTa nhớ lắm, hởi bạn đời yêu dấu Con muôn thủa của tinh thần chiến đấu Kiến trúc sư của xã hội ngày mai! Cháy lòng ta nỗi nhớ, bạn đời ơi! Chim trên mái kêu nhau về tổ ở Chờ đây một mình ta sau cánh cửa Đi vẫn vơ theo bốn vách xà lim Ôi cô đơn thấm lạnh cả tâm tình Nghe bên cạnh tiếng ngáp dài ngao ngán…

Trưa tù

Đây thu gọn giữa thành cao bưng bít Một mùa hé vây riết một hồn thơ Mặt trời lên trên những ngọn bàng tơ Bóng thưa thớt từ từ thu ngắn lại Người hàng xứ về lao đi lải rải Áo quần lam rách rưới dáng bơ phờ Múc gió vàng trong những nón vàng khô Và uể oải hắt vào lưng khét cháy Mồ hôi. Mệt. Môi không buồn mấp máy Mắt đờ cay sợ nắng khép lim dim Mà ngoài sân, tất cả cũng im lìm: Buồn không gió, hai hàng cây đứng ngủ Đàn vịt nhỏ nằm ngây trên liếp cỏ Đôi bồ câu trốn nắng dưới bờ mương Đằng xa kia, nắng gắt dọc chông tường Người lính đứng, gục đầu trên vọng gác.

Quanh quẩn

Có ngang dọc mới hiễu buồn quanh quẩn Khổ vô biên của ngày tháng khô khan.Đây con tàu im lặng vượt thời gian Toa lớn nhỏ quanh năm vừa chật chỗ. Khách chen chúc trên hai hàng sập gỗ Một lối đi vừa rộng giữa bờ xai Những tường cao và những chấn song gài Chuồng tiêu giữa hai ô phòng nhỏ nhỏ Giản tiện quá: chơi, nằm, ăn, ỉa đó. Đủ ba mùi: vôi, cứt với mồ hôi Trộn hoà nhau làm nên một thứ mùi Cay nồng nặc của bọn người khốn nạn Mà muỗi rệp cũng hè nhau đốt cắn Mà đến loài chí rận cũng không tha!Mỗi người đi khi lãnh vé vào toa Là cảm thấy mình sa vào địa ngục Nơi phải nuốt chua cay và tủi nhục Trọc lóc đầu, số áo đã thay tên Bàn tay trơn còn đâu nữa tự quyền Còn đâu nữa mênh mông đường hoạt động! Thân giam cấm như con thuyền biễn rộng Sống loanh quanh trong một vũng ao tù Đời lặng thầm không một tiếng vang to Trăm ý nghĩ không ngoài khuôn chật hẹp Ngày cứ thế, vươn lên rồi cửa khép: Nghĩa là trưa; lại mờ: nghĩa là chiều Rồi là đêm, cửa khoá. Ngọn đèn treo Bật cháy sáng. Thì thầm rồi yên tĩnh Toa tàu đổi làm một căn phòng bệnh Những chăn đơn phủ kín những hình hài… Rồi lại mai, trưa, chiều, tối: một ngày mai Tuy khác đến, nhưng để rồi lại cũ. Mùa đổi áo trên những cành gội nhỏ Một khung trời mưa nắng, bốn tường câm.Ga thời gian, từng chặng, mắt vừa tầm Khách đôi kẻ trông ra ngoài tính nhẩm… Ngày đi chóng bởi không chờ, tháng chậm Khách dài lâu ngao ngán rủa bâng quơ Ở ngoài kia, bao kẻ đợi người chờ! Bao đồng chí, những ai còn ai mất? Trái đất hỡi, sao mà mi vẫn chật! Đừng ai vô thêm nữa, bạn đời ơi Rát mắt trông ra, cửa sắt ngăn trời Ôi đêm tối những nơi nào lửa đỏ?Nếu đôi lúc ta hát thầm nhỏ nhỏ Dưới gầm xai, hay cười nói huyên thuyên Như một thằng trẻ dại, một thằng điên Là để khổ trong những giờ im lặng Để nuốt bọt với bao nhiêu mật đắng Của một đời cách biệt khối đời chung Đả nao nao với những mộng khôn cùng Để cháy ruột mơ những ngày hoạt động.

Khi con tu hú

Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi. Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Nhớ đồng

Tặng VịnhGì sâu bằng những trưa thương nhớ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi Đâu ruồng che mát thở yên vui Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?Đâu những đường con bước vạn đời Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi Giữa dòng ngày tháng âm u đó Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi…Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!Đâu những lưng cong xuống luống cày Mà bùn hy vọng nức hương ngây Và đâu hết những bàn tay ấy Vãi giống tung trời những sớm mai?Đâu những chiều sương phủ bãi đồng Lúa mềm xao xác ở ven sông Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước Một giọng hò đưa hố não nùngGì sâu bằng những trưa thương nhớ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi Sao mà cách biệt, quá xa xôi Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!Đâu những hồn thân tự thuở xưa Những hồn quen dãi gió dầm mưa Những hồn chất phác hiền như đất Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời Vơ vẩn theo mãi vòng quanh quẩn Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rờiRồi một hôm nào, tôi thấy tôi Nhẹ nhàng như con chim cà lơi Say hương đồng vui ca hát Trên chín tầng cao bát ngát trời…Cho tới chừ đây, tới chừ đây Tôi mơ qua cửa khám bao ngày Tôi thu tất cả trong thầm lặng Như cánh chim buồn nhớ gió mây.Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

Song thất

Phát súng nổ, Lư Cầu Kiều rên rỉ Dưới giày đinh xuân lược nước non Tàu Toán quân lùn hống hách bước qua cầu Gươm khát máu khua nhau reo rùng rợn! Chúng kiêu hãnh mơ những ngày ghê gớm Mà bao nhiêu thành quách đổ tan tành Mà sông hồ, đồng núi với sinh linh Bốn trăm triệu của Trung Hoa dân quốc Dướt gót sắt, phải nghiêng mình khuất phục Phải rạp đầu trong máu bụi tro than Phải chung thân giữa một cảnh điêu tàn Làm chó ngựa dưới ngai vàng Nhật Bản!Chúng đã tưởng sức oai hùng súng đạn Của Nhật hoàng, chúa tể của phương Đông Sẽ bừa tan Hoa Bắc, xé Hoa Trung Đốt luôn cả Hoa Nam trong chớp nhoáng! Hỡi Tùng Tỉnh, tên cướp lùn ngạo mạn! Chương trình mi ba tháng đã xong chưa? Chương trình mi giày đạp cả Trung Hoa Mi lại tính đến bao giờ xong nhỉ? Thấy chưa mi, tất cả nguồn huyết khí Khối tinh thần sắt đá của Trung Hoa Quyết không lùi một bước, quyết không hoà Hăng đánh bạt giặc thù, không gớm chết! Thấy chưa mi, cả Trung Hoa đoàn kết Đã xô nhào mộng ác của loài mi Đã đào sâu, ngăn cản bước mi đi Một huyệt mả chôn loài mi tất cả!

14 tháng 7

Tung ngục tù ra, tung ngục tù ra! Ai đâu giam cấm được hồn ta Ai đâu giam cấm được lời ca Thuở oanh liệt của muôn đời tắt nghỉ! Ta nhắm mắt để thời gian trên mí Chở thuyền hồn lên những bến bờ qua Cữa nay ta lại tới cắm thuyền ta Giữa những tiếng reo hò dân nước Pháp.Tháng bảy nóng, bụi mờ và nắng ngập Tất cả Paris nổi dậy tưng bừng Không gian xanh dội tiếng hát vang lừng Hồn cách mệnh đã châm ngòi thuốc nổ. Người hỗn loạn, đổ xô ra đường phố Vạn gia đình căm hận đạp lồng ra Và lớn, và bé, đàn ông, đàn bà Tất cả chiếm, mỗi người đôi khí giới. Anh hàng thịt vung con dao sáng chói Người lính già quắc thước múa chuôi gươm Và anh hàng giày quần áo rách tươm Anh thợ dệt đang nằm sau cửa xưởng Cùng trỗi dậy, oai nghi như võ tướng Giật thanh đao, khẩu súng nhảy ra ngoài Những thằng con bé bỏng cũng giương oai Phồng má thổi kèn vang sau gót bố Những bà cụ tưởng không hề biết sợ Và những nàng con gái dáng thơ ngây Chạy lăng xăng bên những cỗ xe đầy Kho thuốc đạn mà toán người hì hục Đẩy nhanh lên hướng thành cao cửa ngục Nơi muôn người vô tội rục nhừ xương Nơi dung thân cả chế độ bạo cường Giết giết sạch cả một bầy bạo chúa!Cửa ngục đổ, cả Paris rầm rộ Kéo nhau về tràn ngập điện Hoàng gia Muôn cánh tay xây dựng Cộng hoà Xô xuống đất chiếc ngai vàng mục nát. Cùng lúc đó, từ đồng xa tiếng hát Tiếng hò reo vang dậy đất bùn lầy Lời hoan hô của nước Pháp dân cày Vang giọng sấm: “Chúng ta chào cách mệnh!” Toàn dân tộc, một loài chim trói cánh Đang âm thầm náo nức khát không gian Bỗng vươn lên trên chế độ điêu tàn Nghe rạo rực trong tim đời mới dậy. Nghĩa Bình-đẳng, Tự-do và Bác-ái Từ hôm nay chói lọi với ba màu Ôi ngọn cờ dân chủ đẹp làm sao! Ôi những sắc dịu huyền gây phấn khởi!Dân tộc Pháp hỡi! Dân tộc Pháp hỡi! Cho hồn ta theo hưởng phút vui điên Ta muốn nghe tiếng hát dập ưu phiền Tả muốn nhảy lên ngọn cờ dân chủ Để ta trộn hồn ta trong sắc đỏ Để đôi màu xanh trắng quấn làn da! Ta muốn bay ra ánh sáng bao la Mà thịt vẫn nằm lì trong ngục tối! Hồn mi hỡi, bao giờ ta thoát khỏi Bastille này và những xích xiềng đây? Còn bao lâu, mi hỡi, bảo ta hay?Đêm đang biến nghĩa là ngày đang dậy.
Trên đây là những bài thơ được rút ra trong tập thơ Từ ấy mà chúng tôi đã chọn lọc và muốn chia sẻ cùng với bạn. Thông qua tập thơ này bạn có thể hiểu thêm về phong cách sáng tác của nhà thơ này. Cũng như những tư tưởng, và khí chất mà nhà thơ muốn gửi gắm trong phần Xiềng xích. Đừng quên đón đọc các phần tiếp theo của tập thơ Từ ấy bạn nhé!