Tập thơ Từ ấy gồm có 3 phần là Máu lửa, xiềng xích, giải phóng. Đây cũng chính là hành trình trưởng thành của người chiến sĩ cách mạng Tố Hữu. Nó được viết theo lối giác ngộ của nhà thơ từ khi thấy ánh sáng của Đảng cho tới khi độc lập. Qua tập thơ Từ ấy ta có thể cảm nhận được lý tưởng của nhà thơ.

Lão đầy tớ

Lão trương hai bàn tay Nhìn tôi và trắng trợn: “Tôi không hay đùa bỡn, Làm việc quá trâu càyĐến già, còn bửa củi Gánh nước, cuốc vườn cau Đất bụi lấm đầy đầu Mà chủ còn hất hủi!Như cái kiếp ăn mày Ngồi ăn trang góc xó Buồn thiu như con chó Áo rách chẳng ai mayQuần rách giơ tuốt cả! Lạnh thì nằm chòng queo Trơ trụi như con mèo Không có vài tấm rạ!”Tôi riết chặt bàn tay Của lão: “Bao nhiêu nỗi Đau buồn và tức tối Sẽ tan biến ngày mai…Ông đã nghe ai nói Có một xứ mênh mông Nửa tây và nửa đông Mạnh giầu riêng một cõi ?Nơi không vua, không quan Không hạng người ô uế Không hạng người nô lệ Sống đau xót, lầm than.Nơi tiêu diệt lòng tham Không riêng ai của cải Hàng triệu người thân ái Cùng chung sức nhau làmĐể cùng nhau vui sướng Ai già nua tật nguyền Thì cứ việc ngồi yên Đã sẵn tiền nuôi dưỡng”.Lão ngơ ngác nhìn tôi Rối rít: “Ồ hay nhỉ! Ai già nua được nghỉ Cũng no ấm trọn đời ?Ai cũng có nhà cửa Cũng sung sướng bằng nhau ? Đã không ai đè đầu Làm chi có đầy tớ ?Cậu bảo: Cũng không xa ?Nước Nga ?Ờ nước ấy”. Và há mồm khoan khoái Lão ngồi mơ nước Nga…

Hầm người

Bao nhiêu hy vọng đem ngày mới Với cả trời vui phủ địa cầu Tôi đã nuôi trong lòng phấn khởi Từ ngày chân bước xuống hầm sâuNơi rộng mênh mông không giới hạn Cơ chừng xây trải mấy muôn năm Hồn tôi – ôi đã, theo đèn bạn Trông thấy xương khô trắng đất hầm!Và bên hài cốt khô vàng ấy Nhung nhúc – trời ơi! Một khối người Đang mải cuốc, cày, cưa, kéo, đẩy Như nhau, không biết một ngày vui!Đây một thâm rơi thành xác chết, Hàng ngàn thây khác nối nhau rơi… Ngổn ngang sương lạnh đầy ao huyết Giữa lúc tầng cao dội tiếng cười!Tôi đã nghe trong bầu uất nặng (Hơi trời không thể lọt vào đây) Sặc nồng khí hận rung hầm lặng Và khối người kia bỗng đứng ngayCùng tung muôn nắm tay sừng sộ: “Sao chúng ta còn mãi ở đây Đời ta đầu phải đời trâu, chó? Không, chúng ta không ở chốn này!Này phá dô ta! Này ta phá! Dô ta! Cho mở cửa hầm sâu!” Đó nghe không bạn hầm đang rã Bởi khối người kia đã ngẩng đầu!

Tình thương với chiến tranh

Gửi những bà mẹ và những người vợ Nhật, Đức, Ý.Hỡi những bà mẹ hiền Hỡi những bà đáng kính Đang não nuột ưu phiền Nỗi chồng con đi lính!Các bà đã từng trải Biết bao nhiêu ngày đêm Trong một trời sợ hãi Riết chặt những bầu tim.Các bà đã từng trông Qua tình thương vô hạn Bao nhiêu cảnh đau lòng Sặc nồng hơi khói đạn!Đây những thành quách đổ Đây những tháp đền tan Tất cả, xưa, đồ sộ Tất cả, nay, điêu tàn!Đây, cời đống gạch lên Phải chăng các bà hỡi Những thi thể non mềm Hồng tươi như nắng mớiNgày xưa trong tay mẹ Nằm ngủ giấc mơ êm Ngày xưa còn thơ bé Ríu rít như đàn chimNgày xưa của tình yêu Hai trái tim nồng ấm Ca hát những ban chiều Hai đầu xuân đằm thắmNgày xưa là hy vọng Của bao mẹ hiền từ Ngày xưa là tiên động Của nỗi lòng ưu tưNhìn sâu xuống vào đây Hỡi những bà yêu nước! Phải chăng những hình hài Của chồng con hôm trước?Nếu đôi nơi, chưa phải Thì trong cõi mênh mông Hỡi linh hồn rộng rãi Để giây phút mà trông!Phải không, bờ bên kia Hàng muôn người đi lại Trên mộ địa, tìm bia Như các bà ban nãy!Rồi u sầu, rũ rượi Họ sẽ tới tìm đây Nước mắt trào như tưới Nức nở, ôm ngàn thây!Vì cũng như các bà Họ thương chồng con chết Cũng yêu nước, yêu nhà Cũng giận loài quân phiệt.Như các bà đau đớn! Sông núi có biên cương Biển trời dầu giới hạn Đâu cản được tình thương!Ôi tình thương muôn năm Trong cõi lòng dào dạt Sao lại hoá tình câm Để thêm dày tội ác?Các bà không bom đạn Diệt loài buôn máu xương Thì sao không ngăn cản Binh lính với tình thương?Sao không bảo chồng con:Về thôi! Quay mũi súng Bắn chết cho kinh hồn Cả một phường lợi dụng.

Hỏi cụ Ngáo

Nghe nói ngày xưa lão chặt đầu, Đầu xanh, đầu bạc tội gì đâu? Sao không chặt hết đầu bao đứa, Mũ mão rồng bay, áo phượng chầu? Nay lão vác tròng đi thịt chó, Chó vàng, chó mực tội gì đâu? Sao không chặt hết bao con đó, Liếm gót giày Tây, béo mượt đầu?

Liên hiệp lại

Vô sản thế giới liên hiệp lại! Các MácKhóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối Và dại khờ là những lũ người câm Trên đường đi như những bóng âm thầm Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.Đời ta đã chứa bao nhiêu cay đắng Bao nhiêu xương, bao nhiêu máu oan hồn Chưa vừa ư, những xác không mồ chôn Những thi thể khô gầy đương mòn mỏi!Đời đói lạnh bởi không hề đòi hỏi Ngậm căm hờn mà chuốc những ưu tư Nẻo đường ra đã vạch tự bao giờ Mời chân bước mà vẫn còn e ngại!Quyết chiến đấu! Nào, ta liên hiệp lại Hỡi tù nhân khốn nạn của bần cùng! Ngày mai đây, tất cả sẽ là chung Tất cả sẽ là vui và ánh sáng!

Từ ấy

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim…Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đờiTôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ..

Hi vọng

Liên Xô nở trước đời tôi ba tuổi Hai mươi xuân gội nhựa ướt đầu xanh Có bao nhiêu đem khởi cuộc hành trình Tôi chất cả vào rương còn lưng lẻo Ồ vui quá! Rộn ràng trên vạn nẻo Bốn phương trời và sau dấu muôn chân Cũng như tôi, tất cả tuổi đương xuân Chen bước nhẹ trong gió đầy ánh sáng Tay hái sắc giầu như trăm móng ráng Đường thơm tho như mật bộng trưa hè Không gian hồng như giấc mộng đê mê Tim bồng bột hát những lời âu yếm…Anh, bước lại cùng tôi, ta sẽ nếm Bên đường đây, đôi ba trái ngọt hiền Vui ăn đi! Có lẽ một bà tiên Đã để đó cho những hồn thanh khiết Khoan khoái chút như trong ba bữa tết Rồi đứng lên, ta lại bước vang đường Toả đầy nơi hơi mát của muôn sương Và của gió nhịp tưng bừng linh hoạt! Cứ như thế, cho tối ngày giải thoát Cả loài ta. Và khi đó. Tự nhiên Sẽ trố nhìn, ngơ ngác, lớp thanh niên Xây thế giới cao quá trời xa thẳm.

Tiếng hát sông Hương

Trên dòng Hương Giang Em buông mái chèo Trời trong veo Nước trong veo Em buông mái chèo Trên dòng Hương GiangTrăng lên trăng đứng trăng tàn Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng Thuyền em rách nát Mà em chưa chồng Em đi với chiếc thuyền không Khi mô vô bến rời dòng dâm ô!Trời ôi, em biết khi mô Thân em hết nhục giày vò năm canh Tình ôi gian dối là tình Thuyền em rách nát còn lành được không?Răng không, cô gái trên sông Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài Thơm như hương nhụy hoa lài Trong như nước suối ban mai giữa rừng. Ngày mai gió mới ngàn phương Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân Ngày mai trong nắng trắng ngần Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ Ngày mai bao lớp đời dơ Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay Cô ơi tháng rộng ngày dài Mỏ lòng ra đón ngày mai huy hoàngTrên dòng Hương Giang…

Đi Tây

Kính tặng những bà quả phụ thời Âu chiếnMột mảnh khăn đen trùm mái tóc, Nàng bồng con, lủi thủi ra ga… Tơi bời mưa lá, nàng không khóc, E lệ tình khô phút tiễn đưa…Hàng cây lay động, nàng run rẩy… Không hiểu vì đâu sợ vẩn vơ, Như những nàng kia cùng cảnh ấy, Cũng khăn trùm tóc, cũng bơ phờ.Lạ lùng, nàng có biết ai đâu, Mà lũ người kia dáng thảm sầu, Ôm gối thẩn thờ bờ cỏ ướt, Lặng nhìn, như hiểu nỗi lòng nhau.Rồi bỗng cùng tuôn lệ dạt dào; U tình nàng đã những nao nao… Buồn không ai hẹn, thầm nên một, Nàng cúi nhìn con khóc nghẹn ngào.Đi Tây, đi lính, là đi… chết! Ai biết rồi đây, cuối xóm xa, Ly biệt hôm nay thành vĩnh biệt Đôi hàng sùi sụt, gọi chồng… ma!Nỗi tình đau đớn nào ai thấy, Mà chính lòng kia dẫu nhớ thương, Có hiểu đâu: trường chinh chiến ấy Do bàn tay máu lũ buôn xương!Và mỗi thây rơi trên trận địa Càng gây thêm vững núi vàng dơ Của loài đế quốc – ôi mai mỉa! Say máu cười trông lũ dại khờ!

Lạnh lùng

Tặng những trẻ em bơ vơ, chưa bao giờ sung sướngVới gió bắc, đi về rét mướt, Nương chuối già nghe lạnh sẽ rùng mình Vài chim quen thưa thớt ở đầu cành Còn lưu luyến ngày tàn trong nắng yếu…Tìm chi em, trong sương chiều thất thểu, Chân ngại ngùng e lạnh của ngày đông, Chờ chi em mà vơ vẩn buồn trông Cây xơ xác chìa tay khô gầy gỏ?Em run rẩy thầm nghe trong tiếng gió, Mùa thu qua, qua hết những tình thương Mà tim em khao khát lượm trên đường!! Rồi đây… lạnh, đây mưa và lặng lẽ, Em sẽ bước, mình em, trong vắng vẻ, Còn ai đâu, ái ngại, đứng nhìn em, Còn ai đâu buông nhẹ một lời êm? Cửa gài then sẽ thờ ơ chẳng mở, Như bao cửa lòng khô không hé nữa!Biết chăng em, hỡi bạn chơ vơ! Anh từng phen ngừng bước thẫn thờ Chạnh lòng tưởng chốn phương trời xa vắng Một tấm lòng yêu thương trong yên lặng!

Hai cái chết

Thôi đã hết ngượng ngùng và bỡ ngỡ Ôi dịu dàng, êm ấm, phút tình thân! Làn môi khô sẽ mấp máy đôi lần, Lão đau đớn trông tôi mà nức nở:Anh có hiểu cô đơn là nỗi khổ Của lòng tôi? Thất thểu giữa muôn người Vẫn thấy mình trơ trọi; muốn tìm nơi Đầy nắng rát, vẫn còn nghe tái lạnh!Mùa thu trước, hai tay gầy mỏng mảnh Còn dắt bồng hai đứa cháu mồ côi, Tôi buồn lo ngày chẳng đủ cơm nuôi, Và dại nghĩ: “Thà “xong” đi một đứa!”Thì ra… thật! Non ngày, con khát sữa, Chết chiều mai. Tôi không khóc lại mừng: Chính đời tôi đã giết chết tình thương Mà khốn khổ vẫn đọa đày xác heo1Ôi lạt lẽo là những ngày lạnh lẽo! Mùa đông sang, băng giá cả lòng ai… Tôi bảo thầm: “Không nhẽ chết chùm hai”, Và vui nguyện về mồ cho cháu sống. Nó chẳng sống! Ngày hôm sau, trước cổng… Một lầu cao, nó chết trong lòng tôi Giữa “tình thương” lưu luyến của… đàn ruồi!Rồi từ đấy, một mình, tôi mới biết Cái đáng buồn, đáng sợ nhất: cô đơn! Và đây anh, cả một khối căm hờn Mà tôi đã vun vì hai cái chết!

Như những con tàu

Khi ta đã say mùi hương chân lý Đời đắng cay không một chút ngọt bùi Đời đau buồn không một tiếng cười vui Đời đen tối phải đi tìm ánh sángTa bước tới. Chỉ một đường: Cách mạng Vững lòng tin sẽ nắm chắc thành công Như những con tàu giữa biển mênh mông Còn xa đất, vẫn tin ngày cập bến.Cũng có lẽ, hỡi bạn đời yêu mến Bờ đương mờ, hải cảng vẫn còn xa Có lẽ nhiều mỏm đá với phong ba Sẽ đánh đắm một đôi tàu mỏng mang!Đời tranh đấu có bao giờ yên tĩnh Bạn đường ơi! Nhưng nếu chí bình sinh Ta đem phơi trải với dạ chung tình Với huyết khí của tinh thần mãnh liệt ?Sự sống đã phát sinh từ cái chết Thì gian nguy hiểm nạn có hề chi! Ta hãy là đoàn chiến hạm ra đi Hùng dũng tiến, đạp muôn đầu ngọn sóng Tương lai đó, trước mặt ta, biển rộng Trên đầu ta, lồng lộng gió trời cao!Rồi mai đây, giữa một buổi xuân đào Ta sẽ tới ru mình trong vịnh bạc.

Tiếng sáo Ly Quê

Ly Quê trên súng thần công Xinh xinh như một tiên đồng Bồng Lai Trăng khuya len xuống rừng dài Đường non thăm thẳm, đá gài lô nhô Hồng quân mê mải sông hồ Đêm nay tạm nghỉ bên bờ suối reoĐêm nay như những chiều chiều Đôi con chim đứng lưng đèo ngẩn ngơ Ly Quê nâng ống tre tơ Thổi bài Quốc tế dưới cờ Hồng quân Hông quân bên suối xoa chân Chân rơm rớm máu, Hồng quân không giầy!Ra đi lừ ấy Giang Tây Nước non vạn lý, đêm ngày trường chinh Quản chi lên thác xuống ghềnh Môi vầng cờ đỏ đinh ninh lời thề Can trường trải với sơn khê Bước đi đã hẹn ngày về thành công.Sáo kêu vi vút trên không Sáo kêu dìu dặt bên lòng Hồng quân Sáo kêu réo rắt xa gần Sáo kêu giục giã bước chân quân Hồng Ly Quê trên súng thần công Nghe con chim hót trong lồng tim xanh…

Những người không chết

(Kính tặng anh Nguyễn Chí Diển)Anh với tôi giữa bốn tường vôi lạnh Lặng nhìn nhau, lựa phải nói năng chi! Anh nghe thu rứt lá gọi đời đi Tôi thấy cả một mùa xuân bước lại. Anh là một thuỷ thủ già vững tay lái Tôi, bên anh là bạn mới cầm chèo Gần nhau đây mà xa biết bao nhiêu Giữa hai đứa mênh mông là biển rộng!Thuyền anh đã bao lần theo ngọn sóng Trôi điêu linh trên vực mặn không cùng Cánh buồm xưa kiêu hãnh gạt cuồng phong Nay tơi tả rủ dòng trên cột lỏng Và mạn ván miên man theo nhịp sóng Chiều hôm nay giông tố giạt vô bờ Chiều hôm nay, trên bãi đá chơ vơ Tôi đứng ngó thuyền anh trơ xác chết Ôi trong đó biết bao ngày oanh liệt!Chết hay không, nhân loại, những linh hồn Đã từng đau khổ lắm, đã tiêu non Tất cả máu củn một thời trai trẻ Để đem lại cho Người ngày mới mè ? Không! Không! Không! Anh không chết. Trong tôi Ý đời anh đã nãy lộc đâm chồi Trong cân não của một loài cơ cực Anh đương sống với bao nhiêu sinh lực Của thân cây đương buổi nhựa lên cành!Kim nam châm đã hướng dẫn đời anh Tôi sẵn có trong tay từ thuở ấy Đường đi đó, nhổ sào lên tôi lái Chiếc thuyền tôi vui lướt giữa muôn thuyền Nào cần chi biển rộng dẫu bình yên Hay ghê gớm nổi cồn cao sóng dữ Tôi cứ lái cho tới ngày mệt lử Một chiều kia, dù lại cũng như anh Trở về đây trong mạn ván tan lành Giữa lúc những thuyền kia lướt tới.
Trên đây là những bài thơ được rút ra từ tập thơ Từ ấy của Tố Hữu. Đây là một tập thơ hay và độc đáo mà chúng tôi đã chọn lọc. Và chính tập thơ này cũng đã làm nên tên tuổi của nhà thơ. Để rồi mỗi khi đọc lại ta đều cảm nhận được một nét gì đó thiêng liêng và hào cường. Đừng quên đón đọc những phần tiếp theo của tập thơ Từ ấy bạn nhé!