là một tập thơ hay và đặc sắc của nhà thơ Dante Alighieri. Đây là một thi phẩm nổi tiếng bởi vậy nên được dịch nhiều thứ tiếng. Thần khúc lần đầu tiên được trích dịch ra tiếng Việt năm 1978. Đó là bản trích dịch 30 khúc của cả 3 phần ra văn xuôi có vần điệu của Khương Hữu Dụng và Lê Trí Viễn. Gần đây có bản dịch văn xuôi trọn phần Địa ngục của Nguyễn Văn Hoàn (2005) và bản dịch thơ trọn phần Địa ngục của Hồ Thượng Tuy. Tác phẩm Cuộc đời mới có một bản dịch của Hồ Thượng Tuy. Hãy cùng nhau đón xem tập thơ này nhé!

Khúc XIV Inferno: Canto XIV

Poi che la carità del natio loco mi strinse, raunai le fronde sparte, e rende’le a colui, ch’era già fioco. Indi venimmo al fine ove si parte lo secondo giron dal terzo, e dove si vede di giustizia orribil arte. A ben manifestar le cose nove, dico che arrivammo ad una landa che dal suo letto ogne pianta rimove. La dolorosa selva l’è ghirlanda intorno, come ‘l fosso tristo ad essa: quivi fermammo i passi a randa a randa. Lo spazzo era una rena arida e spessa, non d’altra foggia fatta che colei che fu da’ piè di Caton già soppressa. O vendetta di Dio, quanto tu dei esser temuta da ciascun che legge cị che fu manifesto a li occhi miei! D’anime nude vidi molte gregge che piangean tutte assai miseramente, e parea posta lor diversa legge. Supin giacea in terra alcuna gente, alcuna si sedea tutta raccolta, e altra andava continuamente. Quella che giva intorno era più molta, e quella men che giacea al tormento, ma più al duolo avea la lingua sciolta. Sovra tutto ‘l sabbion, d’un cader lento, piovean di foco dilatate falde, come di neve in alpe sanza vento. Quali Alessandro in quelle parti calde d’India vide sopra ‘l suo stuolo fiamme cadere infino a terra salde, per ch’ei provide a scalpitar lo suolo con le sue schiere, accị che lo vapore mei si stingueva mentre ch’era solo: tale scendeva l’etternale ardore; onde la rena s’accendea, com’esca sotto focile, a doppiar lo dolore. Sanza riposo mai era la tresca de le misere mani, or quindi or quinci escotendo da sé l’arsura fresca. I’ cominciai: «Maestro, tu che vinci tutte le cose, fuor che ‘ demon duri ch’a l’intrar de la porta incontra uscinci, chi è quel grande che non par che curi lo ‘ncendio e giace dispettoso e torto, ś che la pioggia non par che ‘l marturi?». E quel medesmo, che si fu accorto ch’io domandava il mio duca di lui, griḍ: «Qual io fui vivo, tal son morto. Se Giove stanchi ‘l suo fabbro da cui crucciato prese la folgore aguta onde l’ultimo d́ percosso fui; o s’elli stanchi li altri a muta a muta in Mongibello a la focina negra, chiamando “Buon Vulcano, aiuta, aiuta!”, ś com’el fece a la pugna di Flegra, e me saetti con tutta sua forza, non ne potrebbe aver vendetta allegra». Allora il duca mio parḷ di forza tanto, ch’i’ non l’avea ś forte udito: «O Capaneo, in cị che non s’ammorza la tua superbia, se’ tu più punito: nullo martiro, fuor che la tua rabbia, sarebbe al tuo furor dolor compito». Poi si rivolse a me con miglior labbia dicendo: «Quei fu l’un d’i sette regi ch’assiser Tebe; ed ebbe e par ch’elli abbia Dio in disdegno, e poco par che ‘l pregi; ma, com’io dissi lui, li suoi dispetti sono al suo petto assai debiti fregi. Or mi vien dietro, e guarda che non metti, ancor, li piedi ne la rena arsiccia; ma sempre al bosco tien li piedi stretti». Tacendo divenimmo là ‘ve spiccia fuor de la selva un picciol fiumicello, lo cui rossore ancor mi raccapriccia. Quale del Bulicame esce ruscello che parton poi tra lor le peccatrici, tal per la rena giù sen giva quello. Lo fondo suo e ambo le pendici fatt’era ‘n pietra, e ‘ margini dallato; per ch’io m’accorsi che ‘l passo era lici. «Tra tutto l’altro ch’i’ t’ho dimostrato, poscia che noi intrammo per la porta lo cui sogliare a nessuno è negato, cosa non fu da li tuoi occhi scorta notabile com’è ‘l presente rio, che sovra sé tutte fiammelle ammorta». Queste parole fuor del duca mio; per ch’io ‘l pregai che mi largisse ‘l pasto di cui largito m’avea il disio. «In mezzo mar siede un paese guasto», diss’elli allora, «che s’appella Creta, sotto ‘l cui rege fu già ‘l mondo casto. Una montagna v’è che già fu lieta d’acqua e di fronde, che si chiaṃ Ida: or è diserta come cosa vieta. Rea la scelse già per cuna fida del suo figliuolo, e per celarlo meglio, quando piangea, vi facea far le grida. Dentro dal monte sta dritto un gran veglio, che tien volte le spalle inver’ Dammiata e Roma guarda come suo speglio. La sua testa è di fin oro formata, e puro argento son le braccia e ‘l petto, poi è di rame infino a la forcata; da indi in giuso è tutto ferro eletto, salvo che ‘l destro piede è terra cotta; e sta ‘n su quel più che ‘n su l’altro, eretto. Ciascuna parte, fuor che l’oro, è rotta d’una fessura che lagrime goccia, le quali, accolte, foran quella grotta. Lor corso in questa valle si diroccia: fanno Acheronte, Stige e Flegetonta; poi sen van giù per questa stretta doccia infin, là ove più non si dismonta fanno Cocito; e qual sia quello stagno tu lo vedrai, peṛ qui non si conta». E io a lui: «Se ‘l presente rigagno si diriva coś dal nostro mondo, perché ci appar pur a questo vivagno?». Ed elli a me: «Tu sai che ‘l loco è tondo; e tutto che tu sie venuto molto, pur a sinistra, giù calando al fondo, non se’ ancor per tutto il cerchio ṿlto: per che, se cosa n’apparisce nova, non de’ addur maraviglia al tuo volto». E io ancor: «Maestro, ove si trova Flegetonta e Letè? ché de l’un taci, e l’altro di’ che si fa d’esta piova». «In tutte tue question certo mi piaci», rispuose; «ma ‘l bollor de l’acqua rossa dovea ben solver l’una che tu faci. Letè vedrai, ma fuor di questa fossa, là dove vanno l’anime a lavarsi quando la colpa pentuta è rimossa». Poi disse: «Omai è tempo da scostarsi dal bosco; fa che di retro a me vegne: li margini fan via, che non son arsi, e sopra loro ogne vapor si spegne».DịchXúc động vì tình đồng hương Tôi nhặt những lá rơi tản mát, Trả lại cho cây giờ đã lặng im tiếng nói. Rồi chúng tôi đi tới noi, Điểm phân giới vòng ngục hai với vòng ba, Và thấy một cảnh tượng khủng khiếp khác của công lý. Để trình bày những việc là này, Xin nói rõ là chúng tôi tới một trảng cát, Không một cây nào mọc nổi nơi đây. Khu rừng đau thương như vòng hoa bao quanh, Một cái hố to buồn thảm, Chúng tôi dừng lại ở ngay sát rìa. Khoảng trống là một lớp cát dầy khô cằn, Có lẽ không khác gì bãi cát, Mà xưa kia chân Caton đã phải xéo qua. Ôi, sự báo thù của Chúa, đáng sợ biết bao! Với những ai đọc những dòng này, Về những gì bày ra trước mắt tôi lúc đó. Tôi thấy từng lũ âm hồn trần truồng, Tất cả đều khóc lóc cực thảm thương, Và hình như phải chịu hình phạt khác nhau. Có những người nằm dài trên mặt đất, Những kẻ khác thì ngồi thu mình lại, Một số khác cứ phải đi lại liên hồi. Bọn đi vòng tròn đông nhất, Những kẻ nằm liệt trong đau đớn ít hơn. Nhưng mồm lại không ngừng than vãn! Theo một nhịp chậm chạp trên khắp trảng cát, Mưa lửa rơi, những bông lửa to phồng, Như hoa tuyết trên núi Anpe ngày lặng gió. Giống như Alessandro trong những vùng nóng nực Ở Ấn Độ thấy rơi xuống chân mình, Những ngọn lửa, xuống tới đất vẫn còn bốc cháy! Thế là ông đã lệnh cho quân sĩ, Giập xuống đất từng đốm lửa, Đang tách riêng thì dễ dập tắt hơn. Cứ thế trận lửa nóng trút xuống bất tận, Giống như bùi nhùi đã bén lửa, Cát cũng bốc cháy nhân gấp đôi nỗi đau đớn. Thế là không bao giờ dừng cuộc khiêu vũ, Của những bàn tay khốn khổ vùng vẫy chỗ nọ chỗ kia, Gạt khỏi thân mình những vết cháy mới lan. Tôi liền hỏi: – “Thưa thầy, người đã thắng được Mọi trở ngại, ngoại trừ bọn quỷ sứ hung dữ, Đã ùa ra chống lại ta ở cổng thành. Kia là ai? Cái người to lớn hình như chẳng quan tâm, Đến lửa cháy; chỉ nằm mắt gườm gườm hung bạo, Chắc đến mưa giông cũng chẳng phá rối nổi anh ta.” Cái người đó khi nhận ra, Tôi đang hỏi thầy về lão ta, Liền quát lớn: – “Ta sống sao, chết vậy! Dù cho Giove có làm mệt người thợ rèn của ông, Và nổi cơn thịnh nộ, đã cầm lưỡi tầm sét nhọn, Để đâm ta trong ngày cuối cuộc đời. Dù cho Thần còn làm mệt những người khác, Trong lò rèn đen đúa ở Mongibello, Đã thét gọi: – Hỡi Vunvano hãy giúp ta, giúp ta! Hoặc như Thần đã làm ở trận Flegara, Dốc toàn bộ sức lực giáng vào ta, Nhưng cũng chẳng trả thù gì được!” Bấy giờ người hướng dẫn của tôi mới mạnh mẽ lên tiếng, Mạnh như tôi chưa từng nghe bao giờ, “Ôi, Capaneo, thói kiêu ngạo của ngươi. Chẳng hề giảm bớt; ngươi sẽ còn bị trừng phạt nặng hơn, Nhưng không sự đầy đọa nào ngoài sự điên cuồng của ngươi, Lại xứng đáng với tính hung hãn của ngươi!” Rồi quay lại phía tôi với vẻ dịu dàng, Người nói: “Đây là một trong bảy ông vua, Đã vây thành Tebe; anh ta đã và hình như Vẫn coi khinh và đánh giá thấp chư thần, Nhưng như ta đã nói với anh ta, Cái thói khinh mạn ấy là đồ trang sức hợp với anh ta. Bây giờ hãy theo chân ta, và luôn chú ý, Đừng đặt chân vào chỗ cát đang bốc lửa, Hãy đi nép sát về phía mé rừng.” Im lặng, chúng tôi đi tới nơi, Một con suối nhỏ từ rừng chảy ra, Màu nước đỏ khiến tôi rùng mình. Giống như con suối chảy từ hồ Bulicame, Để chia cho những người phạm tội, Con suối này chảy xuống bãi cát. Lòng suối và hai bờ, Đều lát đá, cũng như hai bên lề, Nhờ thế tôi nhận biết đây là lối đi. “Trong mọi điều ta đã chỉ dẫn cho con, Từ khi chúng ta vượt qua cửa này, Mà lối vào không ngăn cấm bất cứ ai. Không cái gì trong những điều con đã thấy, Lại đáng chú ý hơn con suối này, Nó làm mọi ngọn lửa dịu đi cùng nó”. Người hướng dẫn tôi nói vậy và tôi vội cầu xin, Người ban cho tôi bài giảng rộng hơn, Những hiều biết mà người đã gợi cho tôi lòng ham muốn. Người liền nói: – “Ngoài khơi này có một xứ điêu tàn, Mà người ta gọi là đảo Kerreta, Dưới sự trị vì của một nhà vua, xưa mọi người đều lương thiện. Ở đó có một quả núi tên là Ida, Xưa kia, rừng cây, sông núi tốt tươi, Nhưng nay không còn nữa, chỉ còn lại hoang vu. Xưa Rea đã chọn nơi này làm cái nôi, Cho con trai yêu quí của mình và để dấu kín hơn, Mỗi khi đứa bé khóc lại làm phát ra nhiều tiếng động lớn hơn. Đứng thẳng trong lòng núi là một ông già cao lớn Quay lưng lại Dammiata, Và nhìn về Roma như một tấm gương. Cái đầu tạo bằng vàng tinh luyện, Hai cánh tay và ngực bằng bạc nguyên chất, Từ đó đến hết thân là bằng đồng. Phần dưới bằng sắt chọn lọc, Nhưng chân phải lại bằng đất nung, Và ông già đứng trụ trên chân này hơn chân kia. Mỗi phần, trừ phần bằng vàng, Đều có vết nứt, từ đó nước mắt ứa ra, Tụ đọng lại và xuyên thủng hang núi. Trong thủy lũng này dòng nước ấy chảy qua sỏi đá, Tạo thành các sông Akeronte, Stigie và Flezetota Rồi chảy xuống thấp nữa theo dòng khe hẹp. Xuống tới điểm mà ở đó người ta không thể xuống, Tạo thành đầm Cosito; đó là đầm gì? Ngươi sẽ thấy, nên ở đây ta không nói đến”. Tôi bèn hỏi thầy: – “Nếu con suối này, Chảy đến từ thế giới chúng ta, Tại sao chỉ hiện ra ở bờ bên này?” Người đáp: – “Con đã biết rằng Địa ngục hình tròn, Và mặc dầu con đã làm một hành trình dài, Nhưng luôn theo mé trái và hướng đi xuống đáy. Con vẫn chưa đi quanh hết một vòng, Do đó nếu có điều mới lạ gì xuất hiện, Thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên”. Tôi lại hỏi thầy: – “Thưa thầy, Sông Flezetota và Lete ở đâu? Một sông thì thầy không nói đến Sông kia thầy bảo do nước mắt tuôn đầy”. “Những câu hỏi của con đều làm ta thích, Nhưng sự sục sôi của dòng nước đỏ, Đã là lời giải đáp cho một trong hai câu hỏi đó. Con sẽ thấy sông Lete, nhưng ở ngoài vực này, Ở đó mọi âm hồn đến để rửa ráy, Khi lỗi lầm đã được chuộc đền”. Rồi thầy nói: – “Nay đã tới lúc phải rời khu rừng này, Hãy nhìn và theo đúng sau ta, Bờ nào không cháy là đường đi được, Trên những bờ ấy lửa đà tắt ngấm!”

Khúc XV Inferno: Canto XV

Ora cen porta l’un de’ duri margini; e ‘l fummo del ruscel di sopra aduggia, sì che dal foco salva l’acqua e li argini. Quali Fiamminghi tra Guizzante e Bruggia, temendo ‘l fiotto che ‘nver lor s’avventa, fanno lo schermo perché ‘l mar si fuggia; e quali Padoan lungo la Brenta, per difender lor ville e lor castelli, anzi che Carentana il caldo senta: a tale imagine eran fatti quelli, tutto che né sì alti né sì grossi, qual che si fosse, lo maestro felli. Già eravam da la selva rimossi tanto, ch’i’ non avrei visto dov’era, perch’io in dietro rivolto mi fossi, quando incontrammo d’anime una schiera che venìan lungo l’argine, e ciascuna ci riguardava come suol da sera guardare uno altro sotto nuova luna; e sì ver’ noi aguzzavan le ciglia come ‘l vecchio sartor fa ne la cruna. Così adocchiato da cotal famiglia, fui conosciuto da un, che mi prese per lo lembo e gridò: «Qual maraviglia!». E io, quando ‘l suo braccio a me distese, ficcai li occhi per lo cotto aspetto, sì che ‘l viso abbrusciato non difese la conoscenza sua al mio ‘ntelletto; e chinando la mano a la sua faccia, rispuosi: «Siete voi qui, ser Brunetto?». E quelli: «O figliuol mio, non ti dispiaccia se Brunetto Latino un poco teco ritorna ‘n dietro e lascia andar la traccia». I’ dissi lui: «Quanto posso, ven preco; e se volete che con voi m’asseggia, faròl, se piace a costui che vo seco». «O figliuol», disse, «qual di questa greggia s’arresta punto, giace poi cent’anni sanz’arrostarsi quando ‘l foco il feggia. Però va oltre: i’ ti verrò a’ panni; e poi rigiugnerò la mia masnada, che va piangendo i suoi etterni danni». I’ non osava scender de la strada per andar par di lui; ma ‘l capo chino tenea com’uom che reverente vada. El cominciò: «Qual fortuna o destino anzi l’ultimo dì qua giù ti mena? e chi è questi che mostra ‘l cammino?». «Là sù di sopra, in la vita serena», rispuos’io lui, «mi smarri’ in una valle, avanti che l’età mia fosse piena. Pur ier mattina le volsi le spalle: questi m’apparve, tornand’io in quella, e reducemi a ca per questo calle». Ed elli a me: «Se tu segui tua stella, non puoi fallire a glorioso porto, se ben m’accorsi ne la vita bella; e s’io non fossi sì per tempo morto, veggendo il cielo a te così benigno, dato t’avrei a l’opera conforto. Ma quello ingrato popolo maligno che discese di Fiesole ab antico, e tiene ancor del monte e del macigno, ti si farà, per tuo ben far, nimico: ed è ragion, ché tra li lazzi sorbi si disconvien fruttare al dolce fico. Vecchia fama nel mondo li chiama orbi; gent’è avara, invidiosa e superba: dai lor costumi fa che tu ti forbi. La tua fortuna tanto onor ti serba, che l’una parte e l’altra avranno fame di te; ma lungi fia dal becco l’erba. Faccian le bestie fiesolane strame di lor medesme, e non tocchin la pianta, s’alcuna surge ancora in lor letame, in cui riviva la sementa santa di que’ Roman che vi rimaser quando fu fatto il nido di malizia tanta». «Se fosse tutto pieno il mio dimando», rispuos’io lui, «voi non sareste ancora de l’umana natura posto in bando; ché ‘n la mente m’è fitta, e or m’accora, la cara e buona imagine paterna di voi quando nel mondo ad ora ad ora m’insegnavate come l’uom s’etterna: e quant’io l’abbia in grado, mentr’io vivo convien che ne la mia lingua si scerna. Ciò che narrate di mio corso scrivo, e serbolo a chiosar con altro testo a donna che saprà, s’a lei arrivo. Tanto vogl’io che vi sia manifesto, pur che mia coscienza non mi garra, che a la Fortuna, come vuol, son presto. Non è nuova a li orecchi miei tal arra: però giri Fortuna la sua rota come le piace, e ‘l villan la sua marra». Lo mio maestro allora in su la gota destra si volse in dietro, e riguardommi; poi disse: «Bene ascolta chi la nota». Né per tanto di men parlando vommi con ser Brunetto, e dimando chi sono li suoi compagni più noti e più sommi. Ed elli a me: «Saper d’alcuno è buono; de li altri fia laudabile tacerci, ché ‘l tempo sarìa corto a tanto suono. In somma sappi che tutti fur cherci e litterati grandi e di gran fama, d’un peccato medesmo al mondo lerci. Priscian sen va con quella turba grama, e Francesco d’Accorso anche; e vedervi, s’avessi avuto di tal tigna brama, colui potei che dal servo de’ servi fu trasmutato d’Arno in Bacchiglione, dove lasciò li mal protesi nervi. Di più direi; ma ‘l venire e ‘l sermone più lungo esser non può, però ch’i’ veggio là surger nuovo fummo del sabbione. Gente vien con la quale esser non deggio. Sieti raccomandato il mio Tesoro nel qual io vivo ancora, e più non cheggio». Poi si rivolse, e parve di coloro che corrono a Verona il drappo verde per la campagna; e parve di costoro quelli che vince, non colui che perde.Dịch Bây giờ chúng tôi đi trên bờ vững chắc, Có hơi nước bốc lên che kín, Bảo vệ bờ suối khỏi làn lửa cháy. Giống như người Fiammighi giữa Guysante và Brutgia, Sợ sóng dữ dâng lên phá hoại, Đã xây tường thành ngăn biển cả. Cũng giống dân Padoan ở dọc sông Brenta, Để bảo vệ thành phố và các pháo đài, Trước khi nóng ập xuống Carentana. Các bờ suối ở đây cũng theo cách đó, Chỉ khác là thợ Tạo, Không xây quá cao và quá đồ sộ. Chúng tôi đã bỏ xa khu rừng, Đến nỗi không còn thấy nó nữa, Dù đã ngoái nhìn lại đằng sau. Chúng tôi gặp một đoàn âm hồn, Đang đi dọc theo bờ suối, Mỗi người trong bọn họ đều nhìn chúng tôi. Như người ta vẫn làm, buổi tối khi gặp nhau dưới trăng, Họ nhíu mắt nhìn chúng tôi, Như bác thợ may già chăm chú nhìn mũi kim. Một người, có vẻ quen biết, đã nhìn tôi như thế, Rồi một người trong số đó đã nhận ra tôi, Ông nắm lấy tà áo tôi và kêu lên: “Tốt quá!” Còn tôi, khi ông đưa tay ra, Tôi đã nhìn chăm chắm vào bộ mặt bị cháy sém, Nhanh đến nổi, bộ mặt ấy không kịp giấu giếm. Trí nhớ của tôi đã kịp nhận ra, Và tôi giơ tay về phía khuôn mặt đó, “Ngài đấy ư? Đây có phải là Ngài Brunetto?” “Ôi, con của ta, ông đáp, xin chớ phiền lòng, Nếu Brunetto Latino dừng lại chốc lát, Với con, mặc cho đoàn âm hồn đi tiếp”. Tôi đáp: – “Rất vui lòng, hết sức mà tôi có thể, Và nếu Ngài muốn tôi sẽ ngồi xuống cạnh Ngài, Tôi sẽ làm, nếu người hướng dẫn tôi cho phép.” “Ôi con ơi, ông nói, nếu có kẻ nào trong đoàn này, Chỉ dừng lại một lúc thôi thì sau đó phải ở lại trăm năm. Và không thể tránh khỏi bị lửa thiêu làm thương tổn. Vậy con cứ đi tiếp và ta đi bên cạnh, Rồi ta sẽ nhập lại vào đoàn của ta, Đang vừa đi vừa khóc vì tội hình vĩnh viễn”. Tôi không dám rẽ qua đường khác, Để được đi cạnh ông, đầu hơi cúi xuống, Như đi cạnh một người đáng kính. Ông hỏi: – “Nhờ may mắn hay nhờ số phận, Mà con tới được đây trước cả ngày cuối của cuộc đời? Vị dẫn đường cho con là ai đó? Trên kia, nơi trần giới, trong cuộc sống thanh bình”. Tôi đáp: – “Con bị lạc đường trong thung lũng, Trước khi đạt tuổi chín của cuộc đời. Chỉ mới sáng qua khi con quay lưng lại, Thì thấy vị này xuất hiện, Dẫn con đi theo những lối này”. Ông bảo: – “Cứ đi theo sao chiếu mệnh của con. Rồi con sẽ đến bến vinh quang. Nếu ta dự đoán đúng, trong cuộc đời tươi đẹp. Và nếu như ta đã không chết sớm, Để thấy được trời đã phù hộ con như thế, Thì ta cũng đã từng trợ lực cho sự nghiệp của con. Nhưng cái dân ác độc và bội bạc này, Xưa kia từ Fiesole tràn xuống, Và đến nay vẫn đến chiếm giữ núi rừng ở đấy. Họ sẽ là kẻ thù của con, vì hành xử tốt của con, Cũng hợp lý thôi, vì giữa những cây lê chát, Cây sung ngọt không thể nào đơm hoa kết trái. Một nhân vật xưa nổi tiếng gọi họ là mù tối, Là một bọn keo kiệt, đố kỵ và kiêu ngạo, Những tật xấu của chúng con chớ bị lây truyền. Số mệnh còn giành cho con nhiều vinh dự, Cả phe này lẫn phe kia đều khao khát có con, Nhưng cái mỏ e còn quá xa ngọn cỏ! Cứ cho bọn súc sinh Fiesole, Cấu xé nhau mà không đụng đến cây, Nếu cây còn mọc được trong chuồng phân của chúng. Ở đó sẽ sống lại hạt giống thiêng, Của những người La Mã còn trụ lại ở đó, Ngay khi cái ổ gian manh đến tạo lập”. Tôi nói: – “Nếu lời khẩn cầu của tôi được chấp thuận, Thì Ngài vẫn còn chưa bị đặt, Ra ngoài cuộc sống nhân quần. Khắc sâu trong tâm khảm tôi và vẫn làm tôi xúc động, Hình ảnh cha chú thân thương và nhân hậu, Của các Ngài đã dạy dỗ tôi trên trần thế. Giờ qua giờ làm thế nào để trở thành người bất tử. Tôi thích thú biết bao điều đó trong suốt cuộc đời. Trong lập ngôn của tôi mọi người đều rõ. Còn những điều Ngài nói về tương lai cuộc đời tôi, Tôi xin ghi nhớ và cả những điều khác, Tôi sẽ đem chất chính một phu nhân nếu như được gặp. Tuy nhiên tôi xin bày tỏ với Ngài, Để cho lương tâm hoàn toàn thanh thản, Mọi điều số mệnh muốn, tôi xin sẵn sàng. Những tiên đoán đó với tôi cũng không còn mới lạ, Cứ để Thần Số mệnh vần xoay bánh xe theo sở thích, Cũng như người nông dân với chiếc xẻng của mình.” Khi đó thầy tôi quay lại phía sau, Nhìn tôi rồi nói: “Kẻ nào chăm chú nghe thì ắt hiểu đúng!” Trong lúc đó tôi vẫn đi và trò chuyện, Với Ngài Brunetto và hỏi: Những ai nơi đây là bạn đường quan trọng nhất của ông. Ông trả lời: – “Cũng tốt nếu biết được vài người, Nhưng với số khác thì im lặng còn tốt hơn, Thời giờ quá ít để có thể kể nhiều tên tuổi. Chỉ cần biết tất cả bọn họ đều là tăng lữ, Học vấn cao và rất có tiếng tăm, Trên trần thế bị ô danh cùng một tội. Prissian đang đi trong đoàn khốn khổ, Cùng với Francesco D’Accoroso mà con sẽ thấy, Nếu con tò mò muốn biết về loài sâu mọt đó. Có cả vị “tôi tớ của các tôi tớ” Được chuyển từ Arno đến Barchilinone, Tại đây ông ta đã trút hết nguồn tinh lực. Ta còn muốn nói nữa nhưng không thể đi tiếp, Cũng không thể nói dài hơn vì ở xa xa đã thấy, Một làn khói mới bốc lên. Ta không muốn bị lạc trong đám người sẽ tới, Ta gửi con cuốn Kho báu[/] của ta, Trong đó ta vẫn sống và ta không muốn gì hơn”. Rồi ông quay đi và tôi thấy ông giống một người, Đang chạy thi trên cánh đồng Verona, Để đoạt tấm vải xanh và giữa bọn họ, Ông giống như người thắng chứ không phải người thua cuộc.

Khúc XVI Inferno: Canto XVI

Già era in loco onde s’ud́a ‘l rimbombo de l’acqua che cadea ne l’altro giro, simile a quel che l’arnie fanno rombo, quando tre ombre insieme si partiro, correndo, d’una torma che passava sotto la pioggia de l’aspro martiro. Venian ver noi, e ciascuna gridava: «Ṣstati tu ch’a l’abito ne sembri esser alcun di nostra terra prava». Ahimè, che piaghe vidi ne’ lor membri ricenti e vecchie, da le fiamme incese! Ancor men duol pur ch’i’ me ne rimembri. A le lor grida il mio dottor s’attese; volse ‘l viso ver me, e: «Or aspetta», disse «a costor si vuole esser cortese. E se non fosse il foco che saetta la natura del loco, i’ dicerei che meglio stesse a te che a lor la fretta». Ricominciar, come noi restammo, ei l’antico verso; e quando a noi fuor giunti, fenno una rota di sé tutti e trei. Qual sogliono i campion far nudi e unti, avvisando lor presa e lor vantaggio, prima che sien tra lor battuti e punti, coś rotando, ciascuno il visaggio drizzava a me, ś che ‘n contraro il collo faceva ai piè continuo viaggio. E «Se miseria d’esto loco sollo rende in dispetto noi e nostri prieghi», comincị l’uno «e ‘l tinto aspetto e brollo, la fama nostra il tuo animo pieghi a dirne chi tu se’, che i vivi piedi coś sicuro per lo ‘nferno freghi. Questi, l’orme di cui pestar mi vedi, tutto che nudo e dipelato vada, fu di grado maggior che tu non credi: nepote fu de la buona Gualdrada; Guido Guerra ebbe nome, e in sua vita fece col senno assai e con la spada. L’altro, ch’appresso me la rena trita, è Tegghiaio Aldobrandi, la cui voce nel mondo sù dovŕa esser gradita. E io, che posto son con loro in croce, Iacopo Rusticucci fui; e certo la fiera moglie più ch’altro mi nuoce». S’i’ fossi stato dal foco coperto, gittato mi sarei tra lor di sotto, e credo che ‘l dottor l’avŕa sofferto; ma perch’io mi sarei brusciato e cotto, vinse paura la mia buona voglia che di loro abbracciar mi facea ghiotto. Poi cominciai: «Non dispetto, ma doglia la vostra condizion dentro mi fisse, tanta che tardi tutta si dispoglia, tosto che questo mio segnor mi disse parole per le quali i’ mi pensai che qual voi siete, tal gente venisse. Di vostra terra sono, e sempre mai l’ovra di voi e li onorati nomi con affezion ritrassi e ascoltai. Lascio lo fele e vo per dolci pomi promessi a me per lo verace duca; ma ‘nfino al centro pria convien ch’i’ tomi». «Se lungamente l’anima conduca le membra tue», rispuose quelli ancora, «e se la fama tua dopo te luca, cortesia e valor d́ se dimora ne la nostra città ś come suole, o se del tutto se n’è gita fora; ché Guiglielmo Borsiere, il qual si duole con noi per poco e va là coi compagni, assai ne cruccia con le sue parole». «La gente nuova e i sùbiti guadagni orgoglio e dismisura han generata, Fiorenza, in te, ś che tu già ten piagni». Coś gridai con la faccia levata; e i tre, che cị inteser per risposta, guardar l’un l’altro com’al ver si guata. «Se l’altre volte ś poco ti costa», rispuoser tutti «il satisfare altrui, felice te se ś parli a tua posta! Peṛ, se campi d’esti luoghi bui e torni a riveder le belle stelle, quando ti gioverà dicere “I’ fui”, fa che di noi a la gente favelle». Indi rupper la rota, e a fuggirsi ali sembiar le gambe loro isnelle. Un amen non saria potuto dirsi tosto coś com’e’ fuoro spariti; per ch’al maestro parve di partirsi. Io lo seguiva, e poco eravam iti, che ‘l suon de l’acqua n’era ś vicino, che per parlar saremmo a pena uditi. Come quel fiume c’ha proprio cammino prima dal Monte Viso ‘nver’ levante, da la sinistra costa d’Apennino, che si chiama Acquacheta suso, avante che si divalli giù nel basso letto, e a Forĺ di quel nome è vacante, rimbomba là sovra San Benedetto de l’Alpe per cadere ad una scesa ove dovea per mille esser recetto; coś, giù d’una ripa discoscesa, trovammo risonar quell’acqua tinta, ś che ‘n poc’ora avria l’orecchia offesa. Io avea una corda intorno cinta, e con essa pensai alcuna volta prender la lonza a la pelle dipinta. Poscia ch’io l’ebbi tutta da me sciolta, ś come ‘l duca m’avea comandato, porsila a lui aggroppata e ravvolta. Ond’ei si volse inver’ lo destro lato, e alquanto di lunge da la sponda la gitṭ giuso in quell’alto burrato. ‘E’ pur convien che novità risponda’ dicea fra me medesmo ‘al novo cenno che ‘l maestro con l’occhio ś seconda’. Ahi quanto cauti li uomini esser dienno presso a color che non veggion pur l’ovra, ma per entro i pensier miran col senno! El disse a me: «Tosto verrà di sovra cị ch’io attendo e che il tuo pensier sogna: tosto convien ch’al tuo viso si scovra». Sempre a quel ver c’ha faccia di menzogna de’ l’uom chiuder le labbra fin ch’el puote, peṛ che sanza colpa fa vergogna; ma qui tacer nol posso; e per le note di questa comed́a, lettor, ti giuro, s’elle non sien di lunga grazia ṿte, ch’i’ vidi per quell’aere grosso e scuro venir notando una figura in suso, maravigliosa ad ogne cor sicuro, ś come torna colui che va giuso talora a solver l’àncora ch’aggrappa o scoglio o altro che nel mare è chiuso, che ‘n sù si stende, e da piè si rattrappa.Dịch Tôi đã đi đến chỗ, từ đó có thể nghe thấy, Tiếng nước chảy xuống vòng ngục tiếp theo, Như tiếng rì rầm của những tổ ong. Tôi thấy ba bóng đen cùng chạy, Tách ra khỏi đám đông đang đi, Dưới cơn mưa dọa đầy khốc liệt. Một bóng, hướng về phía tôi, kêu lên” “Hãy dừng lại, hỡi người mà cách ăn mặc, Có vẻ là người của thế giới trần tục”. Than ôi, trên thân thể họ chi chít vết thương, Mới cũ hằn sâu do lửa cháy! Tôi vẫn cảm thấy đau mỗi khi nhớ lại. Nghe tiếng kêu nhà bác học của tôi dừng lại, Quay lại phía tôi và bảo: – “Đợi một lát, Đối với họ, con cần tỏ ra lịch sự. Bởi, nếu nơi này không có tia lửa phóng ra, Thì ta sẽ nói rằng: Sự vồn vã, Đúng ra phải từ phía con, chứ không phải từ phía họ” Thấy chúng tôi dừng lại, bọn họ lại tiếp tục, Điệp khúc than vãn, rồi khi đến cạnh chúng tôi, Cả ba quây lại thành vòng tròn. Giống như những đô vật ở trần, và xoa dầu, Khi họ tìm cách chộp nhau và thủ lợi thế, Trước khi đấu và làm cho nhau bị tổn thương. Trong khi đi vòng tròn, mỗi người trong bọn họ Đều hướng mắt nhìn về phía tôi Thành thử cổ luôn ngược lại hướng chân đi. Một người nói: – “Nếu cảnh khổ đau nơi đất lún này, Khiến anh khinh bỉ chúng tôi và cả những lời khẩn cầu, Cùng bề ngoài đen đủi trần trụi của chúng tôi. Mong rằng sự nổi tiếng của chúng tôi sẽ làm anh xiêu lòng, Và nói cho chúng tôi biết anh là ai, Mà dám tự tin đặt những bước chân còn sống lên địa ngục. Người này, như anh thấy, tôi đang bước theo ông, Tuy chẳng áo quần và thịt da sầy sợt, Lại thuộc một dòng dõi cao sang hơn anh tưởng. Ông là cháu của bà Guanderada đức hạnh, Tên là Guydo Guera mà trong suốt cuộc đời, Bằng trí óc và thanh gươm đã lập nhiều kỳ tích. Người kia, đang theo gót tôi dẫm lên bãi cát, Là Tecghigaio Andobrandi, mà lời của ông, Trên trần thế hẳn còn ca ngợi. Còn tôi, cùng với họ, lên đài tra tấn, Tôi là Jacopo Rossicusi, và không nghi ngờ gì nữa, Đã hại tôi, chính là mụ vợ độc ác của tôi!” Nếu như tránh được lửa Tôi đã lao vào giữa đám người này, Và tôi tin rằng nhà bác học của tôi cũng cho phép. Nhưng như vậy tôi sẽ bị đốt và thui chín, Sự sợ hãi đã thắng ý định tốt đẹp, Khiến tôi chỉ còn ham muốn ôm hôn họ. Tôi liền nói: – “Không phải khinh bỉ mà chỉ có xót thương, Số phận cacá vị đã khắc sâu vào tâm trí tôi, Sâu đến mức còn lâu mới phai nhòa. Ngay từ phút đầu khi bậc bề trên của tôi ở đây, Bảo ban vài lời, tôi đã hiểu, Có những nhân vật như các vị sẽ tới gặp tôi. Tôi cũng là người cùng mảnh đất với các vị, Từ lâu đã nghe, đã nói với lòng kính trọng, Sự nghiệp và tên tuổi vinh quang của các vị. Tôi rời bỏ đắng cay và đi tìm quả ngọt,, Mà vị hướng đạo chân chính này đã hứa với tôi, Nhưng trước hết tôi phải xuống tận trung tâm”. Vẫn cái bóng ấy trả lời tôi: “Cầu mong cho anh sống lâu hơn nữa, Và danh tiếng của anh tỏa mãi mai sau. Nhưng hãy nói cho chúng tôi biết trong thành phố chúng ta, Vẫn còn phẩm giá và thanh lịch như xưa, Hay tất cả nay đà tan biến? Bởi Guylie Boochie đang đi đằng kia, Trong đoàn chúng tôi, lâu nay vẫn không ngừng than vãn, Những câu chuyện của ông khiến chúng tôi thắc mắc. Một cư dân mới và những lợi lộc bất ngờ, Làm nảy sinh tính kiêu ngạo và thói vô độ, Ở nơi ngươi, hỡi Firenze, và ngươi đã khóc than về điều đó.” Thế là tôi kêu lên và vầng trán ngẫng cao, Và cả ba coi đó là câu trả lời, Nhìn lẫn nhau như nhìn một sự thật. Họ nói: – “Mỗi lần để làm vui lòng người khác, Đối với anh chẳng mấy khó khăn, Anh thật hạnh phúc được nói theo ý mình. “Nếu anh thoát khỏi nơi đen tối này, Được trở về và thấy lại các vì sao đẹp đẽ, Xin anh vui lòng nói với mọi người: “Tôi đã đến đấy, Làm cho những người đang sống nhớ lại chúng tôi”. Rồi họ phá vòng tròn và bỏ chạy, Bàn chân lẹ làng như những cánh chim bay. Một lời “Amen” chưa kịp nói, Thì cả ba đã biến mất vội vàng! Đúng khi ấy thầy tôi cho là nên đi tiếp. Tôi theo người và chỉ mấy bước thôi, Tiếng nước đã ầm ầm gần đến nỗi, Chúng tôi hầu như chẳng nghe được tiếng nhau. Như sông kia cứ theo dòng chảy của nó, Từ đỉnh Visso tiến về phía mặt trời mọc, Trên sườn bên trái của dãy Anpennio. Đoạn thượng nguồn gọi là Acquacheta, Trước khi trút xuống đồng bằng, Đến Poocli không còn mang tên đó. Ầm ầm đằng kia phía tu viện thánh Benedetto, Từ núi Alpe đổ xuống thành thác, Nơi đó có thể có tới ngàn cái thác. Thế đấy, ở dưới một vách đá thẳng đứng, Chúng tôi thấy một dòng nước tối sẫm đang réo vang, Chỉ chốc lát tai đã ù váng. Quanh mình tôi luôn thắt một sợi thừng, Với nó, có lúc tôi đã nghĩ, Dùng để bắt con báo có bộ lông lốm đốm. Theo lệnh của thấy hướng đạo, Tôi cởi dây thừng ra khỏi lưng, Cuốn gọn lại và đưa cho người. Lúc đó người liền quay về bên phải, Và cách xa bờ một quãng, Người quăng dây xuống vực thẳm sâu. Chắc một điều lạ sắp xảy ra, Đáp lại dấu hiệu là tôi ngầm nghĩ thế, Mà thầy tôi cũng đang nhìn, theo dõi. Chà, con người cần thận trọng biết bao, Cạnh những người không chỉ thấy các hành vi, Mà còn nhìn thấu cả tâm tư ta nữa. “Lát nữa, người nói, sẽ tới từ trên cao, Cái mà ta chờ đợi và ngươi đang nghĩ đến, Nó sẽ hiện ra tức thì trước mắt ngươi. Trước một sự thật mà lại như một điều không thật, Người ta phải giữ mồm đến mức có thể, Vì dù không có lỗi vẫn phải chịu phần xấu hổ. Nhưng ở đây tôi không thể lặng im, Hỡi bạn đọc, tôi xin thề trên những vần thơ này, Và mong cho chúng được lâu dài yêu thích. Rồi tôi thấy trong không khí tối đen dầy đặc, Bơi về phía chúng tôi một bộ mặt, Thật kỳ lạ khi nhìn thấy, ngay với những trái tim sắt đá. Nó chuyển động như muốn ngoi lên, Sau khi đã lặn xuống như để gỡ một cái gì, Vướng vào đá hay cái gì dưới đáy biển, Rồi vươn mình lên cao và thu chân lại.

Khúc XVII Inferno: Canto XVII

«Ecco la fiera con la coda aguzza, che passa i monti, e rompe i muri e l’armi! Ecco colei che tutto ‘l mondo appuzza!». Ś comincị lo mio duca a parlarmi; e accennolle che venisse a proda vicino al fin d’i passeggiati marmi. E quella sozza imagine di froda sen venne, e arriṿ la testa e ‘l busto, ma ‘n su la riva non trasse la coda. La faccia sua era faccia d’uom giusto, tanto benigna avea di fuor la pelle, e d’un serpente tutto l’altro fusto; due branche avea pilose insin l’ascelle; lo dosso e ‘l petto e ambedue le coste dipinti avea di nodi e di rotelle. Con più color, sommesse e sovraposte non fer mai drappi Tartari né Turchi, né fuor tai tele per Aragne imposte. Come tal volta stanno a riva i burchi, che parte sono in acqua e parte in terra, e come là tra li Tedeschi lurchi lo bivero s’assetta a far sua guerra, coś la fiera pessima si stava su l’orlo ch’è di pietra e ‘l sabbion serra. Nel vano tutta sua coda guizzava, torcendo in sù la venenosa forca ch’a guisa di scorpion la punta armava. Lo duca disse: «Or convien che si torca la nostra via un poco insino a quella bestia malvagia che colà si corca». Peṛ scendemmo a la destra mammella, e diece passi femmo in su lo stremo, per ben cessar la rena e la fiammella. E quando noi a lei venuti semo, poco più oltre veggio in su la rena gente seder propinqua al loco scemo. Quivi ‘l maestro «Accị che tutta piena esperienza d’esto giron porti», mi disse, «va, e vedi la lor mena. Li tuoi ragionamenti sian là corti: mentre che torni, parleṛ con questa, che ne conceda i suoi omeri forti». Coś ancor su per la strema testa di quel settimo cerchio tutto solo andai, dove sedea la gente mesta. Per li occhi fora scoppiava lor duolo; è di qua, di là soccorrien con le mani quando a’ vapori, e quando al caldo suolo: non altrimenti fan di state i cani or col ceffo, or col piè, quando son morsi o da pulci o da mosche o da tafani. Poi che nel viso a certi li occhi porsi, ne’ quali ‘l doloroso foco casca, non ne conobbi alcun; ma io m’accorsi che dal collo a ciascun pendea una tasca ch’avea certo colore e certo segno, e quindi par che ‘l loro occhio si pasca. E com’io riguardando tra lor vegno, in una borsa gialla vidi azzurro che d’un leone avea faccia e contegno. Poi, procedendo di mio sguardo il curro, vidine un’altra come sangue rossa, mostrando un’oca bianca più che burro. E un che d’una scrofa azzurra e grossa segnato avea lo suo sacchetto bianco, mi disse: «Che fai tu in questa fossa? Or te ne va; e perché se’ vivo anco, sappi che ‘l mio vicin Vitaliano sederà qui dal mio sinistro fianco. Con questi Fiorentin son padoano: spesse fiate mi ‘ntronan li orecchi gridando: “Vegna ‘l cavalier sovrano, che recherà la tasca con tre becchi!”». Qui distorse la bocca e di fuor trasse la lingua, come bue che ‘l naso lecchi. E io, temendo no ‘l più star crucciasse lui che di poco star m’avea ‘mmonito, torna’mi in dietro da l’anime lasse. Trova’ il duca mio ch’era salito già su la groppa del fiero animale, e disse a me: «Or sie forte e ardito. Omai si scende per ś fatte scale: monta dinanzi, ch’i’ voglio esser mezzo, ś che la coda non possa far male». Qual è colui che ś presso ha ‘l riprezzo de la quartana, c’ha già l’unghie smorte, e triema tutto pur guardando ‘l rezzo, tal divenn’io a le parole porte; ma vergogna mi fé le sue minacce, che innanzi a buon segnor fa servo forte. I’ m’assettai in su quelle spallacce; ś volli dir, ma la voce non venne com’io credetti: ‘Fa che tu m’abbracce’. Ma esso, ch’altra volta mi sovvenne ad altro forse, tosto ch’i’ montai con le braccia m’avvinse e mi sostenne; e disse: «Gerion, moviti omai: le rote larghe e lo scender sia poco: pensa la nova soma che tu hai». Come la navicella esce di loco in dietro in dietro, ś quindi si tolse; e poi ch’al tutto si sent́ a gioco, là ‘v’era ‘l petto, la coda rivolse, e quella tesa, come anguilla, mosse, e con le branche l’aere a sé raccolse. Maggior paura non credo che fosse quando Fetonte abbandoṇ li freni, per che ‘l ciel, come pare ancor, si cosse; né quando Icaro misero le reni sent́ spennar per la scaldata cera, gridando il padre a lui «Mala via tieni!», che fu la mia, quando vidi ch’i’ era ne l’aere d’ogne parte, e vidi spenta ogne veduta fuor che de la fera. Ella sen va notando lenta lenta: rota e discende, ma non me n’accorgo se non che al viso e di sotto mi venta. Io sentia già da la man destra il gorgo far sotto noi un orribile scroscio, per che con li occhi ‘n giù la testa sporgo. Allor fu’ io più timido a lo stoscio, peṛ ch’i’ vidi fuochi e senti’ pianti; ond’io tremando tutto mi raccoscio. E vidi poi, ché nol vedea davanti, lo scendere e ‘l girar per li gran mali che s’appressavan da diversi canti. Come ‘l falcon ch’è stato assai su l’ali, che sanza veder logoro o uccello fa dire al falconiere «Omè, tu cali!», discende lasso onde si move isnello, per cento rote, e da lunge si pone dal suo maestro, disdegnoso e fello; coś ne puose al fondo Gerione al piè al piè de la stagliata rocca e, discarcate le nostre persone, si dilegụ come da corda cocca.Dịch Con quái vật có cái đuôi sắc nhọn, Vượt qua được núi và húc đổ cả tường thành, Đã làm xú uế thế gian. Thầy hướng dẫn nói với tôi như vậy, Rồi ra hiệu cho con vật lại gần Con đường chúng tôi đang đi. Hình ảnh ghê tởm của sự gian giảo, Tiến đến, gác đầu và nửa thân lên bờ, Còn cái đuôi thì không kéo lên. Nó có bộ mặt của một người ngay thẳng, Vẻ bên ngoài hiền hậu biết bao! Nhưng phần còn lại là một con rắn! Nó có hai chân đầy lông lá, Lưng, ngực và hai bên sườn, Nổi cuộn cục và u tròn. Cả người Thổ, người Tacta cũng không bao giờ Dệt hay thêu những tấm vải sặc sỡ đến thế Cả nàng Aranhe cũng không làm điều tương tự. Giống như một con thuyền đã được kéo lên, Một nửa trên bờ, một nửa còn ở dưới nước, Như thường thấy tại nơi bọn Phổ phàm ăn. Giống như con hải ly ngồi rình bắt cá, Con vật đáng ghét này cũng ngồi, Trên mép bờ đá, cát bao quanh. Đuôi của nó quất trong không khí, Chỉa lên cao cái mút đầy nọc độc, Nó cũng vũ trang cái đuôi như con bọ cạp. Thầy hướng dẫn nói: – “Bây giờ, Đi vòng một chút để tới chỗ con vật xấu xa, Đang nằm dài đàng kia.” Khi đã tới nơi con vật, Tôi thấy xa hơn một chút trên bãi cát, Có nhiều người ngồi trên bờ vực thẳm. Thầy tôi bảo: – “Để con có thể mang theo, Một hiểu biết đầu đủ về tầng ngục này, Hãy đi đến nơi để xem cực hình của họ. Nhưng ở đó chỉ nên nói ngắn thôi, Trong lúc chờ ta đi nói với con vật, Cho chúng ta mượn đôi vai mạnh mẽ của nó.” Một lần nữa, tôi lại một mình đơn độc, Đi xa hơn trên mép bờ của tầng thứ bảy, Tới nơi đám người sầu não đang ngồi. Nỗi đau đớn lộ ra ngoài ánh mắt, Thỉnh thoảng họ lấy tay chống đỡ, Khi với tàn lửa, khi với mặt đất nóng bỏng. Cũng không khác gì mấy con chó trong mùa hè, Dùng chân, dùng mõm để đối phó, Khi bị rận hay ruồi châu đốt. Lúc tôi đã chú mục nhìn kỹ vài người, Trong số đang chịu trận mưa lửa tàn khốc đó Không nhận ra ai, nhưng tôi thấy. Ở cổ mỗi người, đeo một túi tiền, Có màu sắc và in hình gì đó, Mắt của họ hình như chỉ nhìn xuống. Khi đã đến giữa bọn họ, tôi thấy, Một mảnh màu xanh da trời trên cái túi màu vàng, Có hình ảnh một con sư tử. Rồi tiếp tục quan sát, Tôi thấy một túi khác, màu đỏ như máu, Có hình con ngỗng trắng, trắng hơn cả bơ! Một người lại có cái túi màu trắng, In hình con lợn cái lớn, màu xanh da trời! Nó hỏi tôi: – “Anh đang làm gì trong cái hố này? Hãy mau đi khỏi đây, hình như anh còn sống, Cần biết rằng anh bạn Vitaliano của tôi, Sẽ chiếm chỗ này, bên trái tôi. Giữa cánh Firenze này, tôi là dân Padu, Nhiều lúc họ làm tôi điếc cả tai, Khi họ gào lên: – “Hãy đến đây vua của các hiệp sĩ”. Anh ta mang cái túi có hình ba con dê đực, Nói xong anh ta méo miệng và thè lưỡi ra ngoài, Giống như một con bò đang liếm mũi! Còn tôi sợ làm thầy phật ý, Vì Người đã dặn tôi đừng lưu lại quá lâu, Tôi trở về, bỏ lại những âm hồn mệt mỏi. Tôi thấy người hướng dẫn tôi đã trèo lên, Trên lưng của con vật hung dữ, Người bảo tôi: – “Bây giờ hãy mạnh mẽ và can đảm lên. Từ nay chúng ta sẽ đi bằng cái thang này, Con hãy trèo lên phía trước, ta muốn ngồi sau, Để cái đuôi nó không làm con đau”. Như một người bị nhiễm bệnh sốt rét, Cảm thấy cơn ớn lạnh đầu tiên và móng tay đã bạc, Toàn thân run rẩy khi thấy bóng mát. Tôi đứng như thế khi thoạt nghe thầy nói, Nhưng sự xấu hổ đã thúc ép tôi, Tăng lòng can đảm cho anh hầu bên ông chủ tốt. Tôi đành ngồi lên cái lưng gớm ghiếc, Tôi muốn nói: – “Xin thầy hãy ôm chặt lấy con”, Nhưng chẳng thốt lên lời! Nhưng thầy, người đã nhiều lần cứu tôi, Thoát bao cơn hiểm nghèo, ngay khi tôi vừa trèo lên, Đã vòng tay ôm và giữ lấy tôi. “Bây giờ, đi đi, Gierion, người nói, Vòng bay rộng và hạ xuống từ từ, Hãy nhớ tới khối nặng mới mà ngươi phải trở”. Giống như một chiếc tàu nhỏ rời bến, Nó hơi lùi lại về phía sau, Rồi khi cảm thấy không còn bị vướng, Nó cuốn đuôi lại ở dưới ngực, Căng ngực ra rồi bơi đi như một con lươn, Dừng hai chân kéo không khí về mình. Tôi tin không nỗi sợ nào lớn hơn, Cả khi Fetonte buông lỏng dây cương, Khiến trời bốc cháy như ta đã thấy. Cả khi chàng Icaro khốn khổ, Cảm thấy sáp chảy tan và lông rụng xuống, Và tiếng người cha thét lên: “Con sai đường rồi!” Như nỗi sợ của tôi khi tôi thấy, Mình ở giữa bốn bề không khí, Không thấy gì, ngoài con quái vật. Nó bơi đi, chầm chậm, chầm chậm Lượn vòng rồi hạ xuống dần, nhưng tôi chỉ nhận ra điều đó, Nhờ gió từ dưới thổi lên, đập vào mặt tôi. Tôi đã nghư tiếng thác nước, ở phía bên phải, Réo khủng khiếp ở bên dưới chúng tôi, Và cúi nhìn xuống dưới thấp. Bấy giờ tôi còn sợ hơn khi thấy thác nước, Vì thấy những đống lửa và nghe những lời than khóc, Run rẩy tôi khép chặt đùi lại. Tôi lại thấy, điều mà trước đó không thấy được, Nhờ vòng lượn hạ xuống dần, Những điều đau thương từ bốn phía cứ lại gần. Như con chim cắt bay lượn đã quá lâu, Nhưng rồi chẳng thấy mồi, cũng chẳng thấy chim nhử, Khiến chủ săn phải bảo: “Thôi, xuống đi”. Nó mệt mỏi hạ xuống nơi đã nhanh nhẹn bay lên, Sau hàng trăm vòng lượn, nó đậu xuống, Cách xa ông chủ giận dữ và bực bội. Như vậy Gierion đặt chúng tôi xuống đáy, Đứng ở chân vách đá dựng đứng, Và khi đã trút bỏ được chúng tôi, Nó biến đi, nhanh như một mũi tên rời khỏi dây cung.

Khúc XXIV Inferno: Canto XXIV

In quella parte del giovanetto anno che ‘l sole i crin sotto l’Aquario tempra e già le notti al mezzo dì sen vanno, quando la brina in su la terra assempra l’imagine di sua sorella bianca, ma poco dura a la sua penna tempra, lo villanello a cui la roba manca, si leva, e guarda, e vede la campagna biancheggiar tutta; ond’ei si batte l’anca, ritorna in casa, e qua e là si lagna, come ‘l tapin che non sa che si faccia; poi riede, e la speranza ringavagna, veggendo ‘l mondo aver cangiata faccia in poco d’ora, e prende suo vincastro, e fuor le pecorelle a pascer caccia. Così mi fece sbigottir lo mastro quand’io li vidi sì turbar la fronte, e così tosto al mal giunse lo ‘mpiastro; ché, come noi venimmo al guasto ponte, lo duca a me si volse con quel piglio dolce ch’io vidi prima a piè del monte. Le braccia aperse, dopo alcun consiglio eletto seco riguardando prima ben la ruina, e diedemi di piglio. E come quei ch’adopera ed estima, che sempre par che ‘nnanzi si proveggia, così, levando me sù ver la cima d’un ronchione, avvisava un’altra scheggia dicendo: «Sovra quella poi t’aggrappa; ma tenta pria s’è tal ch’ella ti reggia». Non era via da vestito di cappa, ché noi a pena, ei lieve e io sospinto, potavam sù montar di chiappa in chiappa. E se non fosse che da quel precinto più che da l’altro era la costa corta, non so di lui, ma io sarei ben vinto. Ma perché Malebolge inver’ la porta del bassissimo pozzo tutta pende, lo sito di ciascuna valle porta che l’una costa surge e l’altra scende; noi pur venimmo al fine in su la punta onde l’ultima pietra si scoscende. La lena m’era del polmon sì munta quand’io fui sù, ch’i’ non potea più oltre, anzi m’assisi ne la prima giunta. «Omai convien che tu così ti spoltre», disse ‘l maestro; «ché, seggendo in piuma, in fama non si vien, né sotto coltre; sanza la qual chi sua vita consuma, cotal vestigio in terra di sé lascia, qual fummo in aere e in acqua la schiuma. E però leva sù: vinci l’ambascia con l’animo che vince ogne battaglia, se col suo grave corpo non s’accascia. Più lunga scala convien che si saglia; non basta da costoro esser partito. Se tu mi ‘ntendi, or fa sì che ti vaglia». Leva’mi allor, mostrandomi fornito meglio di lena ch’i’ non mi sentìa; e dissi: «Va, ch’i’ son forte e ardito». Su per lo scoglio prendemmo la via, ch’era ronchioso, stretto e malagevole, ed erto più assai che quel di pria. Parlando andava per non parer fievole; onde una voce uscì de l’altro fosso, a parole formar disconvenevole. Non so che disse, ancor che sovra ‘l dosso fossi de l’arco già che varca quivi; ma chi parlava ad ire parea mosso. Io era vòlto in giù, ma li occhi vivi non poteano ire al fondo per lo scuro; per ch’io: «Maestro, fa che tu arrivi da l’altro cinghio e dismontiam lo muro; ché, com’i’ odo quinci e non intendo, così giù veggio e neente affiguro». «Altra risposta», disse, «non ti rendo se non lo far; ché la dimanda onesta si de’ seguir con l’opera tacendo». Noi discendemmo il ponte da la testa dove s’aggiugne con l’ottava ripa, e poi mi fu la bolgia manifesta: e vidivi entro terribile stipa di serpenti, e di sì diversa mena che la memoria il sangue ancor mi scipa. Più non si vanti Libia con sua rena; ché se chelidri, iaculi e faree produce, e cencri con anfisibena, né tante pestilenzie né sì ree mostrò già mai con tutta l’Etiopia né con ciò che di sopra al Mar Rosso èe. Tra questa cruda e tristissima copia correan genti nude e spaventate, sanza sperar pertugio o elitropia: con serpi le man dietro avean legate; quelle ficcavan per le ren la coda e ‘l capo, ed eran dinanzi aggroppate. Ed ecco a un ch’era da nostra proda, s’avventò un serpente che ‘l trafisse là dove ‘l collo a le spalle s’annoda. Né O sì tosto mai né I si scrisse, com’el s’accese e arse, e cener tutto convenne che cascando divenisse; e poi che fu a terra sì distrutto, la polver si raccolse per sé stessa, e ‘n quel medesmo ritornò di butto. Così per li gran savi si confessa che la fenice more e poi rinasce, quando al cinquecentesimo anno appressa; erba né biado in sua vita non pasce, ma sol d’incenso lagrime e d’amomo, e nardo e mirra son l’ultime fasce. E qual è quel che cade, e non sa como, per forza di demon ch’a terra il tira, o d’altra oppilazion che lega l’omo, quando si leva, che ‘ntorno si mira tutto smarrito de la grande angoscia ch’elli ha sofferta, e guardando sospira: tal era il peccator levato poscia. Oh potenza di Dio, quant’è severa, che cotai colpi per vendetta croscia! Lo duca il domandò poi chi ello era; per ch’ei rispuose: «Io piovvi di Toscana, poco tempo è, in questa gola fiera. Vita bestial mi piacque e non umana, sì come a mul ch’i’ fui; son Vanni Fucci bestia, e Pistoia mi fu degna tana». E io al duca: «Dilli che non mucci, e domanda che colpa qua giù ‘l pinse; ch’io ‘l vidi uomo di sangue e di crucci». E ‘l peccator, che ‘ntese, non s’infinse, ma drizzò verso me l’animo e ‘l volto, e di trista vergogna si dipinse; poi disse: «Più mi duol che tu m’hai colto ne la miseria dove tu mi vedi, che quando fui de l’altra vita tolto. Io non posso negar quel che tu chiedi; in giù son messo tanto perch’io fui ladro a la sagrestia d’i belli arredi, e falsamente già fu apposto altrui. Ma perché di tal vista tu non godi, se mai sarai di fuor da’ luoghi bui, apri li orecchi al mio annunzio, e odi: Pistoia in pria d’i Neri si dimagra; poi Fiorenza rinova gente e modi. Tragge Marte vapor di Val di Magra ch’è di torbidi nuvoli involuto; e con tempesta impetuosa e agra sovra Campo Picen fia combattuto; ond’ei repente spezzerà la nebbia, sì ch’ogne Bianco ne sarà feruto. E detto l’ho perché doler ti debbia!».Dịch Vào thời khắc này của năm mới, Khi những tia nắng mặt trời của hệ Thái dương ấm lên, Và đêm chỉ còn dài bằng nửa ngày. Khi sương giá phủ kín mặt đất, Hình ảnh người chị trắng trinh của mình, Nhưng nét điểm tô đó cũng chẳng được dài lâu! Nông dân đã hết sạch cỏ khô, Sáng thức dậy, nhìn ra cánh đồng, Thấy tất cả đều trắng xóa và chỉ biết đập hai tay vào sườn! Quay vào nhà, đi lại và than thở, Như một kẻ tội nghiệp chẳng biết làm gì, Rồi lại đi ra và hy vọng nảy sinh… Khi thấy trời đất đang đổi thay bộ mặt, Chỉ trong chốc lát, anh cầm lấy chiếc gậy, Đi lùa đàn cừu của mình ra đồng cỏ. Cũng như vậy, thầy tôi đã làm tôi lo lắng, Khi thấy trên vừng trán của người niềm xúc động, Nhưng ngay tức thì người đã làm tôi dịu bớt nỗi lo. Vì khi chúng tôi tới chiếc cầu bị gãy, Người quay lại nhìn tôi với vẻ dịu hiền, Mà trước đó tôi đã thấy ở dưới chân núi. Người giang rộng hai tay và ôm lấy tôi, Sau khi đã tự mình suy tính kỹ, Và trước đó đã quan sát kỹ nơi sụt lở. Như một người vừa hành động vừa suy nghĩ, Và có vẻ luôn tiên liệu mọi việc, Người dẫn tôi đi lên đỉnh tảng đá. Chỉ cho tôi một tảng khác và nói: “Hãy bíu chắc vào mỏm này, Nhưng trước đó hãy thử xem nó có đỡ nổi con không? Đây không phải là đường đi cho kẻ mặc áo choàng,” Thầy tôi thì nhẹ, còn tôi được kéo lên rất khó khăn, Để trèo từ mỏm này qua mỏm khác. Và nếu dốc bờ thành này, Không ngắn hơn dốc bờ thành trước, Chưa rõ thầy tôi sẽ thế nào, còn tôi chắc đã thoái chí. Nhưng vì tất cả đều dẫn xuống, Đáy sâu nhất của Hố thảm sầu, Nên hinh thể mỗi vực đều như nhau. Một bên dốc đứng còn bên kia thoai thoải, Cuối cùng chúng tôi cũng tới được điểm cao nhất, Nơi mỏm đá của vòm cầu nhô ra. Hơi thở tôi chỉ còn thoi thóp, Chẳng có thể làm gì khác hơn, Là vội thụp ngồi xuống! “Từ nay con phải gắng sức như vậy, Thầy tôi bảo: – Đâu phải cứ nằm trên đệm lông, Hoặc đệm bông mà đạt tới vinh quang! Kẻ nào sống mà không biết điều đó, Thì chỉ lưu lại trên mặt đất đôi vết tích, Giống như khói trên không và bọt trên mặt nước… Vậy hãy đứng lên; hãy thắng sự sợ hãi, Bằng tinh thần sẽ chiến thắng trong mọi cuộc đấu tranh, Nếu nó không bị khuất phục vì sức nặng của thân xác. Chúng ta còn phải trèo một bậc thang dài hơn, Và không phải chỉ cần tránh được lũ quỷ thôi đâu, Con hãy nghe ta tự rút lấy bài học cho mình”. Bấy giờ tôi liền đứng dậy và cố tỏ ra Nhiều gân sức hơn là tôi cảm thấy, Và nói: – “Nào đi thôi, con đã khỏe lên rồi”. Từ đỉnh tảng đá chúng tôi lại lên đường, Đường nhám ráp, chật hẹp, khó đi, Và dốc hơn con đường trước. Tôi vừa đi vừa nói để không tỏ ra ốm yếu, Bỗng có một tiếng nói từ dưới hố vọng lên, Nhưng khó khăn chưa diễn được thành lời. Tôi không hiểu điều nó nói mặc dầu tôi ở đó, Trên đỉnh vòng cầu bắc qua hố, Kẻ đang nói lại hình như đang chạy. Tôi cúi xuống nhưng mắt một người đang sống, Không thể xuyên qua bóng tối để thấy đáy hồ, Tôi liền nói: – “Thưa thầy, chúng ta hãy đi đến Mé bên kia và xuống dưới bức tường, Vì ở đây con nghe mà chẳng hiểu gì, Cũng đã nhìn xuống mà chẳng thấy gì”. Thầy tôi bảo: – “Ta sẽ không cho con câu trả lời nào, Khác hơn là một hành động vì một thỉnh cầu chính trực. Phải được đáp lại bằng hành động mà không cần nói gì thêm.” Chúng tôi đi xuống từ đỉnh cầu, Nơi đây liền với bờ đê thứ tám, Rồi cái hố hiện ra trước mắt: Tôi nhận ra một đống thật khủng khiếp, Toàn là rắn đủ mọi loài kỳ lạ, Chỉ nghĩ tới, máu tôi còn đông lại! Nước Libia đừng khoe khoang những bãi cát, Và việc đã có thể sản sinh, Rắn rết đỏ xanh đủ loại… Vì cũng chưa bao giờ có được loài nọc đọc, Và hung dữ đến thế; cả nước Etopia nữa, Với những xa mạc viền bờ biển Đỏ. Trong đám lúc nhúc kinh tởm đó, Một bọn trần truồng khiếp sợ chạy tứ tung, Không hy vọng tìm được nơi ẩn náu hay phép tàng hình. Tay họ bị rắn trói quặt sau lưng, Rắn quấn chặt quanh sườn, Đầu và đuôi rắn khóa lại phía trước. Bỗng có một tội nhân đứng gần tôi, Bị một con rắn lai đến và cắn thủng, Nơi nối liền cổ với vai. Chỉ trong khoảnh khắc, ta chưa kịp viết xong chữ O, chữ I Kẻ khốn khổ đã bắt lửa cháy, Rồi sụp xuống và chỉ còn lại một đám tro tàn. Và khi đã bị hủy hoại trên mặt đất, Đám tro tàn lại tự tụ tập, Và tạo lại thân hình lúc trước. Các nhà thông thái thường nói, Chim phượng hoàng chết đi sống lại, Khi gần tới năm trăm tuổi. Suốt đời nó không ăn cỏ hay rơm, Mà chỉ ăn nhựa hương và sa nhân, Cây cam tùng và nhựa trám hương là những thứ lót ổ. Như một người bị ngã mà chẳng hiểu tại sao, Hoặc do quỷ sứ xô ngã, Hay do bệnh sinh ra bại liệt. Khi đứng dậy anh ta đảo mắt nhìn quanh, Cực hoang mang vì nỗi lo đè nặng, Vừa trải qua, rồi lại nhìn quanh thở dài. Kẻ tội nhân này cũng vậy, khi anh ta đứng lên, Ôi nghiêm khắc biết bao, quyền uy của Chúa, Khi giáng những đòn trừng phạt như thế. Người hướng đạo của tôi hỏi anh ta là ai, Anh đáp: – “Cách đây không lâu, Tôi rơi từ Toscana xuống vái vực tai ác này. Tôi đã yêu cuộc sống súc vật mà không phải của người, Tôi đã là một con lừa là Vanni Fucci thú vật, Pistoia là hang ổ của tôi.” “Xin thầy bảo nó đừng đi – tôi nói với người hướng dẫn, Hỏi xem tội lỗi nào đã đẩy hắn xuống đây, Vì tôi thấy ở hắn con người của máu và bạo lực.” Kẻ tội đò nghe được và không ngần ngại, Hướng về phía tôi, với linh hồn và cả bộ mặt, Lộ rõ vẻ thẹn thùng đau đớn. Hắn nói: – “Tôi đau đớn hơn cả điều anh ngạc nhiên về tôi, Trong sự khốn cùng của tôi mà anh đã thấy, Tôi không còn nữa khi cuộc đời khác đã cướp mất tôi. Tôi không thể từ chối điều anh hỏi, Tôi tụt xuống thấp thế này vì tôi đã là một thằng ăn trộm, Những vật trang hoàng đẹp nhất trong kho đồ thờ Thánh. Rồi một kẻ khác đã bị buộc tội oan, Nhưng để anh khỏi vui mừng là đã thấy tôi, Nếu như không bao giờ anh ra khỏi trốn tối tăm này. Hãy mở rộng tai ra mà nghe thông báo: Pistoia, trước hết sẽ giảm bọn phe Đen; Rồi Fiorenza sẽ đổi mới dân chúng và luật lệ. Từ thung lũng Marga mây đen bao phủ, Thần Max sẽ phóng ra tia chớp, Và trong cơn giông dữ dội và khủng khiếp. Người ta sẽ đánh nhau trên cánh đồng Pisen, Một tia chớp bỗng xé toang đám mây, Khiến mọi người phe Trăng đều bị thương. Tôi bảo với anh điều đó để anh khỏi đau đớn.”

Khúc XXV Canto XXV

Al fine de le sue parole il ladro le mani alzò con amendue le fiche, gridando: «Togli, Dio, ch’a te le squadro!». Da indi in qua mi fuor le serpi amiche, perch’una li s’avvolse allora al collo, come dicesse ‘Non vo’ che più diche’; e un’altra a le braccia, e rilegollo, ribadendo sé stessa sì dinanzi, che non potea con esse dare un crollo. Ahi Pistoia, Pistoia, ché non stanzi d’incenerarti sì che più non duri, poi che ‘n mal fare il seme tuo avanzi? Per tutt’i cerchi de lo ‘nferno scuri non vidi spirto in Dio tanto superbo, non quel che cadde a Tebe giù da’ muri. El si fuggì che non parlò più verbo; e io vidi un centauro pien di rabbia venir chiamando: «Ov’è, ov’è l’acerbo?». Maremma non cred’io che tante n’abbia, quante bisce elli avea su per la groppa infin ove comincia nostra labbia. Sovra le spalle, dietro da la coppa, con l’ali aperte li giacea un draco; e quello affuoca qualunque s’intoppa. Lo mio maestro disse: «Questi è Caco, che sotto ‘l sasso di monte Aventino di sangue fece spesse volte laco. Non va co’ suoi fratei per un cammino, per lo furto che frodolente fece del grande armento ch’elli ebbe a vicino; onde cessar le sue opere biece sotto la mazza d’Ercule, che forse gliene diè cento, e non sentì le diece». Mentre che sì parlava, ed el trascorse e tre spiriti venner sotto noi, de’ quali né io né ‘l duca mio s’accorse, se non quando gridar: «Chi siete voi?»; per che nostra novella si ristette, e intendemmo pur ad essi poi. Io non li conoscea; ma ei seguette, come suol seguitar per alcun caso, che l’un nomar un altro convenette, dicendo: «Cianfa dove fia rimaso?»; per ch’io, acciò che ‘l duca stesse attento, mi puosi ‘l dito su dal mento al naso. Se tu se’ or, lettore, a creder lento ciò ch’io dirò, non sarà maraviglia, ché io che ‘l vidi, a pena il mi consento. Com’io tenea levate in lor le ciglia, e un serpente con sei piè si lancia dinanzi a l’uno, e tutto a lui s’appiglia. Co’ piè di mezzo li avvinse la pancia, e con li anterior le braccia prese; poi li addentò e l’una e l’altra guancia; li diretani a le cosce distese, e miseli la coda tra ‘mbedue, e dietro per le ren sù la ritese. Ellera abbarbicata mai non fue ad alber sì, come l’orribil fiera per l’altrui membra avviticchiò le sue. Poi s’appiccar, come di calda cera fossero stati, e mischiar lor colore, né l’un né l’altro già parea quel ch’era: come procede innanzi da l’ardore, per lo papiro suso, un color bruno che non è nero ancora e ‘l bianco more. Li altri due ‘l riguardavano, e ciascuno gridava: «Omè, Agnel, come ti muti! Vedi che già non se’ né due né uno». Già eran li due capi un divenuti, quando n’apparver due figure miste in una faccia, ov’eran due perduti. Fersi le braccia due di quattro liste; le cosce con le gambe e ‘l ventre e ‘l casso divenner membra che non fuor mai viste. Ogne primaio aspetto ivi era casso: due e nessun l’imagine perversa parea; e tal sen gio con lento passo. Come ‘l ramarro sotto la gran fersa dei dì canicular, cangiando sepe, folgore par se la via attraversa, sì pareva, venendo verso l’epe de li altri due, un serpentello acceso, livido e nero come gran di pepe; e quella parte onde prima è preso nostro alimento, a l’un di lor trafisse; poi cadde giuso innanzi lui disteso. Lo trafitto ‘l mirò, ma nulla disse; anzi, co’ piè fermati, sbadigliava pur come sonno o febbre l’assalisse. Elli ‘l serpente, e quei lui riguardava; l’un per la piaga, e l’altro per la bocca fummavan forte, e ‘l fummo si scontrava. Taccia Lucano ormai là dove tocca del misero Sabello e di Nasidio, e attenda a udir quel ch’or si scocca. Taccia di Cadmo e d’Aretusa Ovidio; ché se quello in serpente e quella in fonte converte poetando, io non lo ‘nvidio; ché due nature mai a fronte a fronte non trasmutò sì ch’amendue le forme a cambiar lor matera fosser pronte. Insieme si rispuosero a tai norme, che ‘l serpente la coda in forca fesse, e il feruto ristrinse insieme l’orme. Le gambe con le cosce seco stesse s’appiccar sì, che ‘n poco la giuntura non facea segno alcun che si paresse. Togliea la coda fessa la figura che si perdeva là, e la sua pelle si facea molle, e quella di là dura. Io vidi intrar le braccia per l’ascelle, e i due piè de la fiera, ch’eran corti, tanto allungar quanto accorciavan quelle. Poscia li piè di retro, insieme attorti, diventaron lo membro che l’uom cela, e ‘l misero del suo n’avea due porti. Mentre che ‘l fummo l’uno e l’altro vela di color novo, e genera ‘l pel suso per l’una parte e da l’altra il dipela, l’un si levò e l’altro cadde giuso, non torcendo però le lucerne empie, sotto le quai ciascun cambiava muso. Quel ch’era dritto, il trasse ver’ le tempie, e di troppa matera ch’in là venne uscir li orecchi de le gote scempie; ciò che non corse in dietro e si ritenne di quel soverchio, fé naso a la faccia e le labbra ingrossò quanto convenne. Quel che giacea, il muso innanzi caccia, e li orecchi ritira per la testa come face le corna la lumaccia; e la lingua, ch’avea unita e presta prima a parlar, si fende, e la forcuta ne l’altro si richiude; e ‘l fummo resta. L’anima ch’era fiera divenuta, suffolando si fugge per la valle, e l’altro dietro a lui parlando sputa. Poscia li volse le novelle spalle, e disse a l’altro: «I’ vo’ che Buoso corra, com’ho fatt’io, carpon per questo calle». Così vid’io la settima zavorra mutare e trasmutare; e qui mi scusi la novità se fior la penna abborra. E avvegna che li occhi miei confusi fossero alquanto e l’animo smagato, non poter quei fuggirsi tanto chiusi, ch’i’ non scorgessi ben Puccio Sciancato; ed era quel che sol, di tre compagni che venner prima, non era mutato; l’altr’era quel che tu, Gaville, piagni.Dịch Khi đã nói xong, tên kẻ cắp Giơ hai tay lên trời tạo hình một quả vả, Rồi thét lên: – “Này Chúa trời, hãy bắt lấy, ta cho ngươi đấy!” Từ phút đó, những con rắn thành bạn tôi, Vì một con đã quấn quanh cổ hắn, Như muốn nói: “Tao không cho phép mày nói thêm gì nữa!” Một con khác, quấn chặt hai tay, Rồi quấn nút ở phía trước, Khiến hắn không còn có thể cựa quậy. Pistoia, Pistoia, sao ngươi không quyết định, Tự hoá thành tro mà biến đi ngay, Vì ngươi đã vượt tổ tiên trong điều ác? Qua tất cả các hố giam của Địa ngục tối tăm, Chưa từng thấy âm hồn nào hỗn xược với Chúa Trời như thế, Kể cả bọn rơi xuống từ tường thành Tebe! Hắn chạy trốn không nói thêm một lời, Một tốp quỷ đầu người hình ngựa chạy tới, Hét lên giận dữ: – “Nó đâu rồi, cái thằng vô đạo?” Tôi không tin rằng ở vùng Maremma, Lại có nhiều rắn như hắn mang trên mình, Tới tận chỗ bắt đầu cái mặt! Hắn cõng trên lưng và sau gáy, Một con rồng, cánh đang dang rộng, Sẵn sàng phun lửa vào bất kỳ ai! Thầy tôi bảo: – “Kẻ này là Caco, Sống trong hang núi Aventino, Nó thường làm đổ hàng hồ máu. Hắn không đi theo đường của anh em hắn, Do vụ trộm mà hắn đã cuỗm, Đàn gia súc lớn ở gần nơi hắn ở. Những việc làm khuất tất của hắn đã chấm dứt. Dưới mũi chuỳ của Ecule, mà lẽ đó, Định ra một trăm đòn nhưng hắn không chịu nổi mười!” Trong khi thầy tôi nói, con quỷ đã lỉnh đi, Có ba âm hồn đã đến phía dưới chúng tôi, Mà cả tôi và thầy không nhận thấy. Cho đến lúc chúng kêu lên: – “Ô! Các ngươi là ai vậy?” Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi liền bị ngắt quãng, Và chúng tôi chỉ còn lưu ý đến họ. Tôi không quen họ, nhưng đã xảy ra, Cái điều tình cờ vẫn đến, Một đứa trong bọn bỗng gọi tên đứa khác” “Sianfa, nó ở đâu rồi?” Và để cho thầy hướng dẫn chú ý, Tôi đặt một ngón tay lên trước miệng. Hỡi bạn đọc, nếu bạn chậm tin, Điều tôi sắp nói thì cũng chẳng có gì lạ, Vì chính tôi đã chứng kiến mà vẫn thấy khó tin! Trong khi tôi đang sán mắt vào họ, Thì một con rắn sáu mươi chân lao vào, Một người trong bọn họ và dính chặt anh ta. Với hai chân giữa nó bó chặt bụng anh ta, Với hai chân trước nó trói chặt hai tay, Rồi mổ hết má này sang má khác. Hai chân sau nó bám vào hai đùi, Luồn cái đuôi qua háng anh ta, Rồi chếch về phía sau hai quả thận. Chưa bao giờ có cây tầm gửi bám vào cây khác, Lại chặt bằng con vật kinh khủng này, Dùng thân mình quấn chặt thân khác. Chúng dính với nhau như cả hai, Đều bằng sáp nóng và lẫn cả màu sắc, Cả kẻ này lẫn kẻ kia, không còn gì giống trước. Tất cả biến hoá như vì sức nóng, Trên tờ giấy diện ra một màu nâu, Chưa phải là đen nhưng màu trắng mất dần. Hai kẻ tội đò kia nhìn thấy và kêu lên: “Ôi! Anhen, sao mày biến đổi nhanh thế! Xem này, bây giờ mày không còn nữa, không hai mà cũng không một! Hai cái đầu chỉ còn lại một, Hai diện mạo đã bị trộn lẫn xuất hiện, Thành một bộ mặt mới, nơi cả hai trước đây đều biến mất! Từ tứ chi của họ hình thành hai cánh tay, Với hai chân, bụng và thân mình, Thành những chân tay mà ta chưa từng thấy. Toàn bộ dáng vẻ ban đầu đã bị xoá sạch Hình ảnh bị làm hỏng như là hai, hoặc không gì cả, Rồi bỏ đi, theo bước chân chầm chậm. Như một con thằn lằn dưới ngọn roi, Của ngày đầu hè nắng gắt, chuyển đồi bụi cây, Như một tia chớp vụt qua đường. Cũng như vậy, một con rắn lửa nhỏ, Xám và đen như một hạt tiêu, Vụt nhảy lên bụng của hai tội nhân còn lại. Đâm thủng một kẻ, đúng ở chỗ cơ thể, Mà mỗi chúng ta khi mới sinh ra tiếp nhận thức ăn ban đầu, Rồiẳơi xuống, nằm duỗi thẳng trước anh ta. Kẻ bị thương nhìn con rắn không nói gì, Rồi đứng thẳng trên hai chân mà ngáp, Như bị giấc ngủ hay cơn sốt tấn công! Anh ta nhìn con rắn, con rắn nhìn anh ta, Anh ta từ vết thương, con rắn từ lỗ miệng, Cung phun ra làn khói mạnh, rồi hai làn khói đụng nhau. Xin nhà thơ Lucano hãy giữ im lặng, Đừng nói gì về Senbello và Nasidio bất hạnh, Và lắng nghe những điều tôi sắp phát ra. Cũng xin nhà thơ Ovidio từng nói về Casmo và Aretussa, Rằng trong thơ ông, người này đã biến thành rắn, người kia thành suối, Tôi chẳng ghen tị với ông về điều đó. Bời chưa bao giờ ông thấy hai thực thể, Mặt đối mặt rồi chuyển đổi, Đến mức chuyển đổi cả bản chất của chúng. Chúng biến đổi tương ứng theo thể lệ: Con rắn thì xẻ đuôi làm hai như cái chĩa, Rồi kẻ bị thương nối khớp với chân mình. Chân và đùi hợp lại với nhau, Nhanh đến mức chỉ trong khoảnh khắc, Chỗ khớp nối không còn dấu vết. Cái đuôi bị xẻ làm đôi mang dần lại hình dáng, Đã mất đi ở chỗ khác; và da của nó Trở nên mềm mại, còn ở kẻ kia thì cứng lên. Tôi thấy hai cánh tay thu gọn vào trong nách, Và hai chân của con vật, vốn ngắn, Lại dài ra theo mức hai cánh tay ngắn lại. Rồi hai chân sau vặn xoắn với nhau, Tạo ra cái bộ phần mà con người vẫn dấu đi, Còn kẻ khốn khổ lại thấy từ đó mọc ra hai chân. Trong khi làn khói vẫn che phủ cả hai, Có màu sắc mới, khiến cho lông mọc lên, Trên da kẻ này và trụi đi ở kẻ kia. Kẻ này đứng lên và kẻ kia ngã xuống, Nhưng vẫn không đổi hướng những cái nhìn báng bổ. Dưới cái mõm của mỗi bên đang biến đổi Kẻ dứng kéo mõm về phía thái sương, Và từ chỗ vật liệu còn dư, Mọc ra hai cái tai , chỗ hai má phẳng. Phần dư thừa còn lại ở phía trước, Tạo thành một cái mũi cho bộ mặt, Những cái môi phình ra đúng mức thích đáng. Kẻ nằm nhô mõm về phía trước, Và thu hai tai vào trong đầu, Như con ốc sên thu sừng của nó lại. Lưỡi của nó trước kia là một và nói năng linh hoạt Nay xẻ ra, trong lúc cái lưỡi bị xẻ đôi ở kẻ kia, Lại khớp lại và làn khói tan. Âm hồn bị hành tội đã biến thành thú vật, Vừa chạy trốn vào khe của hố ngục vừa rít lên Còn kẻ kia theo sau và khạc vào mông nó. Nó quay cái lưng mới toanh của hắn, Nói với một kẻ khác: “Ta muốn Buoso, Phải bò bốn chân như ta đã làm trên lối đi này.” Tôi đã thấy như vậy ở ngục thứ bảy, Việc lột xác, đổi xác và điều lạ kỳ này, Là sự tạ lõi nếu ngòi bút của tôi có phần lúng túng. Nhưng dù cho mắt tôi có hơi hỗn loạn, Sự can đảm của tôi có phần giảm sút, Ba âm hồn đó cũng không thể chạy trốn hay ẩn dấu được. Tôi đã không nhận ra Pucsio Siancato, Anh ta là kẻ duy nhất, trong số ba âm hồn, Cùng xuất hiện lúc đầu, mà không bị biến đổi, Còn kẻ kia là người mà lâu đài Gavinle sẽ còn than khóc.
Thần Khúc kể lại một cuộc du hành kỳ lạ của Dante sang thế giới bên kia – thế giới của người chết. Nhà thơ Virgile được Beatrice, người yêu thưở thiếu thời của Dante, phái đến làm người hướng dẫn Dante đi tham quan Địa Ngục và một phần Tĩnh Ngục. Đây được xem là một bước tiến mới trên con đường thơ ca của ông. Mời các bạn đón xem phần 5 vào một ngày gần nhất nhé! Thân Ái ! Xem Thêm:
Bài Nhiều Lượt Xem  Đọc hiểu bài thơ Núi Đôi (Vũ Cao) - "Núi vẫn đôi mà anh mất em"