Trâu ơi ta bảo trâu này là một trong những minh chứng hùng hồn cho nhận định kho tàng ca dao dân ca của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú. Nhất là đối với đời sống làng quê Việt Nam những hình ảnh như lời ru của mẹ, con cò, cái bống, con trâu đều được khắc họa rõ nét trong ca dao. Với Trâu ơi ta bảo trâu này ta cảm nhận được sự an ủi vỗ về của người nông dân với tất cả tấm lòng yêu thương dành cho con trâu của gia đình mình.

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ơi ta bảo trâu này: Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Cấy cày giữ nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy, ai mà quản công Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
Dị bản
Trâu ơi ta bảo trâu này: Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy, ai mà quản công Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
 

Hình ảnh con trâu thân thương và gần gũi

Qua bài trâu ơi ta bảo trâu này với những vần thơ giản dị ta cảm nhận được một tấm lòng bình dị của nhân dân ta đối với người bạn của mình. Mở đầu bài ca dao với tiếng gọi “trâu ơi” đã giúp ta phần nào cảm nhận được sự ngọt ngào và thân quen đó. Nó như một mối quan hệ bình đẳng giữa những người bạn với nhau.
Bài Nhiều Lượt Xem  Bảo Cường (Tôn Quốc Cường – Nhà thơ, Nhà ngâm thơ đa tài
Công việc đồng áng vất vả nhưng với sự cần cù của mình nên người nông dân không ngại chân lấm tay bùn và vẫn phấn khởi làm ăn. Trong nghề nông con trâu cực kỳ quan trọng là là cánh tay đắc lực của nhà nông. Chính vì vậy người nông dân đã biểu lộ sự cảm ơn và tin tưởng trìu mến với những con trâu của mình. Đó vừa là cánh tay đắc lực vừa là người đồng cam cộng khổ với nhà nông.

Trâu ơi ta bảo trâu này: Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy, ai mà quản công

Hơn nữa điểm nhấn ở đây cũng chính là nghệ thuật sử dụng từ ngữ “với”. Đó là cái hay của ca dao. Hình ảnh con trâu được thể hiện thông qua bài viết này ta có thể thấy được mối quan hệ thân tình của con trâu và nhà nông. Bởi nó cũng như chúng ta cùng chịu chung gian truân và thứ khuya dậy sớm, một nắng hai sương. Chính vai trò của mình, con trâu đã giúp làm nên những mùa vàng bội thu. Vất vả quanh năm cùng nhau chia ngọt sẻ bùi nên sẽ không ai quản công chăm sóc nuôi nấng. Qua hai câu thơ cuối ta cũng cảm nhận được sự sâu sắc về tình nghĩa thủy chung. Tức là khi lúa cỏ còn, con người được ấm no hạnh phúc thì chú trâu cũng sẽ như vậy.

Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Điểm hay ở đây chính là cấu trúc của vần thơ: “Bao giờ còn… thì còn…” điều này đã làm nhấn mạnh ý thơ và làm lời thế nguyền trở nên sắt đá hơn. Con người có nhân hậu, thuần phác thì mới có thể có được cách ứng xử đẹp như vậy. Với những dòng thơ này ta có thể cảm nhận được tình cảm của người nông dân với con trâu thắm thiết. Đó là sự bình đẳng, thông cảm và trân trọng.
Bài Nhiều Lượt Xem  ” Lòng Em Như Chiếc Lá Khoai ” – Câu Thơ Đặc Sắc Trong Bài Em Với Anh
Trâu ơi ta bảo trâu này là một bài ca dạo được lưu truyền rộng rãi. Đó chính là tình cảm và cả tấm lòng yêu thương, biết ơn đối với con trâu của gia đình mình. Sở dĩ có điều này bởi cha ông ta có câu “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Qua đó cũng phần nào thể hiện được sự hăng say trong lao động và vai trò của con trâu trong cuộc sống nhà nông. Dẫu cuộc sống này có nhiều thay đổi nhưng con trâu vẫn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và trong cả tâm hồn của nhân dân ta.