Bài thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào, đây là một trong những bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ Tiếng gà trưa với những vần thơ giản dị, mộc mạc là sự khắc họa tình cảm Bà – Cháu vô cùng xúc động.

Tiếng gà trưa

Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục… cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơTiếng gà trưa Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắngTiếng gà trưa Có tiếng bà vẫn mắng: – Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt! Cháu về lấy gương soi Lòng dại thơ lo lắngTiếng gà trưa Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu Cho con gà mái ấpCứ hàng năm hàng năm Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối Để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới Ôi cái quần chéo go Ống rộng dài quét đất Cái áo cánh chúc bâu Đi qua nghe sột soạtTiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc Đêm cháu về nằm mơ Giấc ngủ hồng sắc trứngCháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ2-7-1965

Cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa

Xuân Quỳnh một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Thơ của bà với những lời thơ giản dị, mộc mạc nhưng giàu cảm xúc. Bài thơ Tiếng gà trưa là một trong những bài thơ như vậy. Bài thơ là sự khắc họa những kỉ niệm về tuổi thơ, về tình bà cháu vô cùng xúc động và ý nghĩa.
Bài Nhiều Lượt Xem  Rớt Nước Mắt Với Tập Thơ “Khoảng Trời Thương Nhớ” Của Bùi Sĩ Vui
Mở đầu bài thơ với giọng thơ vô cùng nhẹ nhàng và mộc mạc:

Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục… cục tác cục ta”

Những câu thơ mở đầu vô cùng tự nhiên, đó là sự cảm nhận của một người lính khi hành quân đang dừng chân nghỉ ở một xóm nhỏ ven đường. Khi đi hành quân và đang nghỉ chân thì nghe tiếng gà gáy, bao kỉ niệm về tuổi thơ ùa về.

Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ

Những kí ức về tuổi thơ trong tâm hồn người lính trẻ đó là “nghe xao động nắng trưa” “nghe bàn chân đỡ mỏi” ” nghe gọi về tuổi thơ”… Chỉ một tiếng gà trưa nhảy ổ nhưng đã đánh thức được những kí ức sâu thẳm về một quá khứ, tuổi thơ vô cùng yên bình.

Tiếng gà trưa Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng

Nhân vật chính trong bài thơ dường như đang quay ngược về thời gian, trở về quá khứ nơi có những con gà mái mơ, gà mái vàng, nơi có những ổ rơm hồng, những quả trứng…nơi chất chứa yêu thương:

Tiếng gà trưa Có tiếng bà vẫn mắng: – Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt! Cháu về lấy gương soi Lòng dại thơ lo lắng

Hình ảnh người bà xuất hiện gắn liền với tiếng gà trưa vô cùng bình dị và chân thật. Trong tiếng gà trưa đó có tiếng của bà, có tiếng mắng thân thương. Chứa đựng đằng sau đó là nỗi đau, do chiến tranh ác liệt, do sự tàn ác của giặc Mỹ mà giờ đây chẳng thấy hình ảnh bà, chẳng còn nghe được tiếng bà mắng mỗi ngày.

Tiếng gà trưa Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu Cho con gà mái ấp

Hình ảnh người bà hiện hữu gắn liền với tiếng gà trưa, đó là hình ảnh bà “dành từng quả trứng” để cho con gà mái ấp. Bà thương cháu, thương đàn gà, một hình ảnh người bà vô cùng gần gũi.

Cứ hàng năm hàng năm Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối Để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới Ôi cái quần chéo go Ống rộng dài quét đất Cái áo cánh chúc bâu Đi qua nghe sột soạt

Tình cảm của bà đối với cháu xuất hiện qua những câu thơ trên vô cùng thân thương. Bà vẫn luôn chắt chiu từng đồng để cho cháu, cho con có cơm ăn, áo mặc. Đối với bà, bà chẳng cần gì cả chỉ cái “quần chéo go” và ” cái áo cánh chúc bâu” là đủ rồi. Tác giả sử dụng cụm từ “cứ hàng năm” gợi lên sự hi sinh vất vả của người bà dành cho cháu.

Tiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc Đêm cháu về nằm mơ Giấc ngủ hồng sắc trứng

“Tiếng gà trưa” mang đến một niềm vui, một niềm hạnh phúc vô cùng lớn lao, thấm đượm tình yêu của bà dành cho cháu. Từ bao đời nay trong tâm hồn người cháu hình ảnh người bà vẫn thế, để giờ đây là động lực để người cháu quay về thực tại nắm vững tay súng, bảo vệ tổ quốc.

Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ

Vì bà, vì lòng yêu tổ quốc, vì tiếng gà tuổi thơ… là động lực để chàng lính trẻ chiến đấu mang đến thắng lợi, bảo vệ tổ quốc. Giọng thơ nhẹ nhàng mà trầm ấm đưa người đọc từ quá khứ trở về thực tại cho ta cảm nhận được tình cảm thiêng liêng gắn bó, tình bà – cháu cao cả.
Bài Nhiều Lượt Xem  Ngắm Trăng ( Vọng Nguyệt) Hồ Chí Minh – Phân tích hình tượng chiến sĩ và thi sĩ trong thơ
Bài thơ Tiếng gà trưa với những hình ảnh mộc mạc, giản dị nhưng vẽ lên cho người đọc một bức tranh về làng quê, về tuổi thơ, về tình bà cháu thiêng liêng cao cả và tình yêu quê hương đất nước của người chiến sĩ cách mạng.