Tiến Sĩ Giấy là một bài thơ trào phúng tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Ông là một nhà thơ đồng thời cũng là một vị quan thanh liêm được nhân dân kính trọng. Bài thơ Tiến sĩ giấy chính là nỗi buồn của ông đứng trước hiện thực điên đảo của xã hội nửa phong kiến. Ở đó mọi giá trị đạo đức truyền thống đã bị đảo lộn, còn cái mới lại mang bộ mặt của kẻ xâm lượcNgòi bút thâm trầm mà sâu cay của Nguyễn Khuyến đã chĩa mũi nhọn vào những chỗ hiểm yếu nhất của cái ung nhọt đó. Mượn hình ảnh một món đồ chơi của trẻ con thời xưa để châm biếm những ông tiến sĩ bằng xương, bằng thịt nhưng chỉ là hư danh. Bài thơ đã mang đến cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về cái danh và cái thực, về thái độ cần có của người có học trong thời cuộcNào, Ngay bây giờ các bạn hãy cùng uct.edu.vn cảm nhận ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Tiến Sĩ Giấy của nhà thơ Nguyễn Khuyến nhé!

I. Vài Nét Về Nhà Thơ Nguyễn Khuyến

– Nguyễn Khuyến 阮勸 (1835-1909) tên thật là Nguyễn Thắng 阮勝, hiệu Quế Sơn 桂山, tự Miễn Chi 勉之, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835 tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.– Quê nội của ông là làng Và, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ. Cha ông là Nguyễn Tông Khởi (1796-1853), thường gọi là cụ Mền Khởi, đỗ ba khoá tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan (1799-1874), nguyên là con của Trần Công Trạc, từng đỗ tú tài thời Lê Mạt.– Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San (người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên năm 1864-1865) là bạn học ở trường cụ Hoàng giáp Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học.– Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội. Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên phẫn chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.– Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hoá. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán.– Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây.– Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân.– Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên.

II. Tiến Sĩ Giấy – Bài Thơ Châm Biếm Đặc Sắc

Nguyễn Khuyến được biết đến là một vị quan thanh liêm và là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta. Thật không lạ khi ông sở hữu cho mình những bài thơ về thời cuộc. Bài thơ Tiến sĩ giấy là nỗi buồn đau đáu trong lòng ông về sự thất vọng của thời cuộc. Bài thơ đã chĩa thẳng mũi nhọn châm biếm những ông tiến sĩ giấy vô năng nhưng lại nắm giữ quyền lực của đất nướcNgay sau đây chúng ta cùng đón xem bài thơ và cảm nhận nhé!

Tiến Sĩ Giấy

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai. Cũng gọi ông nghè có kém ai. Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi. Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ? Cái giá khoa danh ấy mới hời! Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ, Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!

III. Phân Tích Về Bài Thơ Tiến Sĩ Giấy

Xã hội mà Nguyễn Khuyến sống là xã hội thực dân nửa phong kiến với những biểu hiện lố lăng, kệch cỡm. Ở đó mọi giá trị đạo đức truyền thống đã bị đảo lộn, còn cái mới lại mang bộ mặt của kẻ xâm lược. Ngòi bút thâm trầm mà sâu cay của Nguyễn Khuyến đã chĩa mũi nhọn vào những chỗ hiểm yếu nhất của cái ung nhọt đó. Trong Tiến sĩ giấy nhà thơ đã đem ra trào phúng, châm biếm, hạ bệ thần tượng cao nhất của cả một thể chế xã hội đã tồn tại hàng mấy trăm năm – ông tiến sĩ. Đây là một nhân vật rất quen thuộc của xã hội phong kiến Việt Nam.
Bài Nhiều Lượt Xem  Tiếng đàn Balalaica trên sông Đà – Bài thơ hấp dẫn của thi sĩ Quang Huy
Đạt đến học vị tiến sĩ là niềm vinh quang không chỉ của bản thân từng con người mà của cả một dòng họ, một địa phương, được cả xã hội vinh danh, khoác lên mình những ánh hào quang chói lọi. Đó vốn là những con người có tài năng, chứa đựng trong mình những tri thức của thời đại và tất cả những tài năng và tri thức đó sẽ được đem ra để phục vụ đất nước, phục vụ xã hội.Đã có biết bao ông tiến sĩ trở thành trụ cột của đất nước, của dân tộc, trở thành nguyên khí quốc gia, được ghi tên tuổi, công trạng trên bia đá, sử xanh. Nhưng đến thời đại của Nguyễn Khuyến mọi chuyện đã thay đổi, những giá trị truyền thống đã dần mai một, hoặc đang từng bước đổ vỡ. Nho học, khoa cử đã xuống cấp, không còn được coi trọng, mọi thứ đã có thể dùng tiền để mua bán, đổi chác, xuất hiện trong xã hội nhiều kẻ chỉ có hư danh mà không có thực học. Kẻ có thực tài, chữ nghĩa đầy mình thì học vị tiến sĩ chỉ còn là cái danh hão, cũng đành khoanh tay ngồi nhìn thời cuộc xoay vần, kiến thức sách vở cũ rích không còn có ích lợi gì trong một bối cảnh mới. Tất cả những điều đó đã được Nguyễn Khuyến thể hiện trong bài thơ Tiến sĩ giấy bất hủ của ông.Nhìn trên ý nghĩa bề mặt văn bản bài thơ có thể thấy đối tượng mà Tam nguyên Yên Đổ hướng tới để tạo nên tiếng cười là những đồ chơi dân gian – hình nộm ông tiến sĩ làm bằng giấy dành cho trẻ con trong những dịp tết trung thu. Như vậy, hình ảnh ông nghè tháng Tám là một hình ảnh mang tính truyền thống rất đẹp. Ở hai câu đề, Nguyễn Khuyến chưa nói thẳng cho người đọc biết rõ người được ông giới thiệu trong bài thơ là ai. Nhân vật này có đủ cờ, biển, cân, đai, lọng xanh, ghế chéo đích thị là một vị tiến sĩ oai phong mới được ghi danh đỗ đầu trên bảng rồng:
” Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, Cũng gọi ông nghè có kém ai.”
Biển là tấm gỗ sơn son thếp vàng có khắc bốn chữ ân tứ vinh quy. Cẩn là cái khăn. Đai là cái vòng đeo ngang lưng ở ngoài áo chầu. Hết thảy đều là những thứ cao quý vua ban cho người đỗ tiến sĩ để vinh quy bái tổ. Nhân vật có vẻ bề ngoài vừa uy nghi, vừa phô trương tự đắc. Tuy nhiên, điệp từ cũng xuất hiện với mật độ dày đặc và ẩn chứa ý vị mỉa mai bắt đầu bộc lộ thái độ của tác giả, khiến cho ta thấy có điều gì đó bất thường ở vị tiến sĩ này. Từ cũng được nhấn mạnh, được đưa lên đầu câu, chỉ sự giống nhau, lặp lại của hiện tượng, kết hợp với ba từ có kém ai khiến cho con người có học vị cao này có cái vẻ của sự giả dối, học đòi. Đến hai câu sau mọi việc đã trở nên rõ ràng hơn. Nhân vật cũng biển cũng cân đai kia hóa ra chỉ là một ông tiến sĩ giấy, bề ngoài giống hệt như tiến sĩ thật nhưng thực chất bên trong lại rỗng tuếch chẳng có gì. Cái chất liệu làm nên con người ông đơn giản chỉ là từ mấy mảnh giấy và một ít son diêm dúa:
” Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi.”
Trong hai câu thực này, nghệ thuật đối được Nguyễn Khuyến sử dụng hết sức đắc địa. Mảnh giấy đối với thân giáp bảng, nét son đối với mặt văn khôi. Giáp bảng là bảng công bố kết quả thi cử ngày xưa, còn được gọi một cách trang trọng là bảng rồng. Thân giáp bảng là người đỗ đạt cao nhưng thực chất ở đây chỉ được chế tác từ một mảnh giấy vụn. Còn chỉ bằng vài nét son là có thể tạo nên mặt văn khôi – chỉ người đứng đầu làng văn. Nguyễn Khuyến đã đặt những sự vật có giá trị khác hẳn nhau vào trong một kết cấu song hành, đối lập, cho mọi người thấy được việc tạo ra một ông tiến sĩ giả bằng giấy thực chẳng khó khăn gì, qua đó thể hiện tính chất rẻ mạt, vô nghĩa của danh hiệu tiến sĩ thực của cái thời cuối phong kiến đầu thực dân này.
Bài Nhiều Lượt Xem  Nhà Thơ Đoàn Thị Điểm Cùng Chùm Thơ Dịch Nổi Tiếng
Đối với kẻ theo đòi chuyện học hành thì danh hiệu tiến sĩ là niềm vinh quang mà muốn đạt được nó thì người quân tử phải không ngừng tự học hành rèn luyện, có tri thức thông kim bác cổ, có tài năng xuất chúng để ra giúp dân, giúp nước. Có biết bao người đã theo đòi học hành chăm chỉ suốt đời mà vẫn không đạt được vinh hạnh đó. Nhưng nay thì đã khác, cái danh hiệu ấy đã bị người đời coi thường, khinh rẻ:
” Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ, Cái giá khoa danh ấy mới hời.”
Đến hai câu luận này, Nguyễn Khuyến dường như đã chuyển từ việc mô tả khách quan sang việc đánh giá chủ quan. Chỉ qua hai cụm từ cảm thán: sao mà nhẹ, ấy mới hời dường như giá trị của ông nghè đã có thể mang ra cân đo, đong đếm. Ngày xưa kẻ lao tâm khổ tứ để đỗ đạt khoác trên thân tấm áo vua ban mà cảm thấy trách nhiệm nặng nề, thì nay kẻ mua danh bán tước khoác lên mình tấm áo ấy mà sao lại thấy nhẹ bẫng. Đơn giản bởi nó là thứ giả. Không phải ngẫu nhiên khi mô tả một ông tiến sĩ bằng giấy nhưng nhà thơ vẫn phải luôn gắn vào đó từ thân (thân giáp bảng) hoặc tấm thân (tấm thân xiêm áo), chính để tạo nên sự so sánh. Nhưng sao những lời lẽ tưởng như chủ quan chế giễu, mỉa mai trên lại như cũng đang nhuốm những ngậm ngùi, chua chát, cảm thán thời thế và nhà thơ dường như đang buồn cho chính mình vậy?Sáu câu thơ trên như một chiếc đòn bẩy để hai câu thơ cuối buông ra một lời kết luận khiến người đọc bàng hoàng:
” Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe, Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi.”
Ở đây, thêm một lần nữa tác giả tiếp tục khắc họa sâu thêm sự đối lập, tương phản gay gắt giữa cái bên ngoài và bản chất thật của ông tiến sĩ. Cụm từ ghế chéo lọng xanh vẫn gây cho người đọc ấn tượng về dáng vẻ oai vệ vốn có của nhân vật có học vấn cao nhất đương thời. Nhưng lần nâng lên cuối cùng này cũng sẽ là lần Nguyễn Khuyến giáng cho đối tượng trào phúng đòn hạ bệ chí mạng nhất. Giọng điệu mỉa mai, hài hước của hai chữ bảnh chọe đã giết chết, đã vạch rõ cái oai phong của vị tiến sĩ kia thực chất chỉ là cái mẽ giả dối bên ngoài:
Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi.
Thật là một hình ảnh thảm hại! Cái kẻ mà ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe ấy hóa ra là một thứ con rối chịu để kẻ khác giật dây mà thôi. Cái xã hội bát nháo ấy, cái thứ triều đình bù nhìn toàn những quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề ấy nhất định chỉ có thể sản sinh ra cái thứ hàng mã này. Mà cái kẻ đứng đằng sau giật dây tất cả lũ rối người ấy từ trên xuống dưới không ai khác chính là bè lũ thực dân cướp nước. Nguyễn Khuyến đã nhìn thấy tất cả điều đó và ông kín đáo đưa ra trào phúng đại diện ưu tú nhất nhưng đã trở nên lỗi thời của cái thể chế đó.Tiến sĩ giấy là biểu hiện rõ nhất của tiếng nói tự trào.Nguyễn Khuyến đã lấy việc khách thể hóa bản thân để bộc lộ tâm trạng mình. Tiếng nói lưỡng phân đa chiều, vừa hướng nội, vừa hướng ngoại này chỉ có được khi con người tự ý thức được tình trạng bi hài của mình trước thực tế lịch sử, nó bộc lộ những day dứt, trăn trở, những mâu thuẫn trong chính bản thân nhà thơ, bỏ xa kiểu con người đơn nhất trong văn chương trung đại. Trong văn học trào phúng, phê phán và phủ định điều này cũng chính là để khẳng định, bảo vệ một chân lí nào đó. Nguyễn Khuyến châm biếm, đả phá cái giả Nho, cái vô dụng, chính là để khẳng định cái chân
Bài Nhiều Lượt Xem  Sao Phải Đau Đến Như Vậy – Tập Thơ Đặc Sắc Của Nguyễn Phong Việt Phần 1
Danh vị tiến sĩ nay đã trở thành trò hề, trở thành thứ đồ chơi để dứ thằng cu, mà mỗi lần nhìn thấy thứ hình nộm ấy, vị Tam nguyên lừng lẫy một thời, vị quan đại thần của triều đại đương thời lại cứ tưởng như người ta đang đem mình ra để bỡn cợt:
” Rõ chú hoa man khéo vẽ trò Bỡn ông mà lại dứ thằng cu.” (Vịnh tiến sĩ giấy, I)Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng. (Tự trào)
Có lẽ Nguyễn Khuyến là người trí thức đầu tiên trong thời đại ông có được cái nhìn tỉnh táo như vậy. Không phải người trí thức nào trong cơn phong ba của lịch sử cũng nhận ra được những hạn chế tất yếu của giai cấp mình, thừa nhận sự bất lực của nó trước thực tế lịch sử. Nguyễn Khuyến lớn chính vì ông đã sớm nhận ra tất cả những điều đó.Rõ ràng, bên cạnh màu sắc bi, hài, tự trào thấm đẫm chất trữ tình, thơ trào phúng Nguyễn Khuyến còn mang tính triết lý sâu sắc về nhiều vấn đề xã hội, trong đó nổi bật là triết lý về thân phận của người trí thức, của lớp nho sĩ cuối mùa tầng lớp mang trong số phận của mình bi kịch có tính chất nhân loại ở buổi giao thời dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Nguyễn Khuyến đã tự phản tỉnh mình, tự ý thức được thân phận con người thừa của mình, thấy mình là một hủ nho trong thời buổi mới. Mặc cảm con người thừa, con người vô tích sự phải đến Nguyễn Khuyến và đặc biệt Tú Xương sau này mới thật sự rõ nét.Tiến sĩ giấy không chỉ là thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của thơ Nguyễn Khuyến mà còn là một trong những hình tượng điển hình có giá trị nhất của văn học trào phúng Việt Nam ở giai đoạn đỉnh cao. Tiến sĩ giấy cũng không chỉ có ý nghĩa nhất thời, chỉ diễn ra trong thời đại của Tam nguyên Yên Đổ mà còn là hình tượng nghệ thuật mang giá trị phổ biến, chỉ những kẻ bề ngoài mang danh của người có học thức cao nhất nhưng thực chất bên trong lại không tương xứng với cái nhãn mà mình đang mang.Những nhân vật đó thời nào cũng có, đặc biệt trong những giai đoạn mà những giá trị thật giả lẫn lộn, đồng tiền lên ngôi, thời kỳ mà con người được định giá bằng đủ thứ danh hiệu hình thức thì loại người đó càng nhiều. Họ có thể là những kẻ mua danh bán tước, những tiến sĩ giả, nhưng họ cũng có thể là những người đi học thật nhưng tài năng kém cỏi và Nguyễn Khuyến chính là người đầu tiên đã tổng kết hiện tượng xã hội đó thành một hình tượng nghệ thuật điển hình tượng trưng cho mọi thời đại. Điều đó đã khẳng định giá trị sáng tạo và sức sống bền vững muôn đời của thơ ca Tam nguyên Yên Đổ.Trên đây, uct.edu.vn đã dành tặng bạn bài thơ Tiến Sĩ Giấy của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Bài thơ với lối trào phúng đã lột tỏ rõ thực tại đất nước thối nát. Châm biếm gián tiếp những ông tiến sĩ dởm chỉ được cái hư danh mà không có một chút tài đức gì để có thể làm trụ cột đất nước. Đồng thời thể hiện nỗi thất vọng của ông về nhà nước thời bấy giờ. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!