Tập thơ: Đường Giải Phóng (1977) – Bảo Định Giang (Tiếp)Xem đầy đủ:

Mùa chiến công

(Tặng đoàn ca múa nhân dân giải phóng)Vui chi chim nhỏ của ta Gió mưa chưa tạnh, bay ca khắp rừng? Phải chăng chim được tin mừng Quân ta thắng lớn Không ngừng hò reo? Hẹn ngày mai nhé chim yêu Nắng lên… ta sẽ bay theo quân mình. Ta về vui với kinh xanh Vui đồng lúa chín đi giành mùa xuân. Chim nghe sung sướng khôn cùng Cất cao giọng hát Cây rừng xôn xao…!Chiến khu Nam Bộ, 9-1970

Mùa ô môi

Tiếng gà gáy rộn trong thôn Lần nương theo lối đường mòn tôi đi… Dặm dài chân mỏi sá chi Miễn sao hội nghị kịp kỳ ngày mai Qua năm cầu khỉ lắt lay Qua hai đồng cỏ sình lầy ngập chân Giấy tờ tuy gọn trong khăn Cầu tre lắt lẻo có lần tưởng rơi Nghe chừng bụng đói đến nơi Đồng không… chẳng thấy bóng người, cứ đi…Mặt trời đỏ ối… Ơ kìa! Ô môi nở rộ kịp thi màu hồng.

Ngày xuân nhớ Người

Ngô đồng đã trổ đỏ làng Đàn cu cũng đã gáy vang đầu bờ Tết về ta nhớ Bác Hồ Tuổi chồng lên tuổi, Người chưa hẳn già! Một năm rồi một năm qua Người thêm khoẻ mạnh là ta vui mừng Bao giờ Đọc lập, ngày xuân Ta đi ta nấu bánh chưng dâng Người. Bây giờ Người ở xa xôi Bánh chưa gửi được, mượn lời kính thăm. Quay đầu về Bác đăm đăm Những mong những ước: muôn năm Bác Hồ!

Nguyễn Chí Thanh

Theo bước chân anh khắp nẻo đường Tìm Anh. Đi vắng! Sáng tinh sương Nghe mùi thuốc súng đêm còn đọng Thoáng bóng Anh đi… giữa chiến trường!Dốc núi cao cao: Nguyễn Chí Thanh! Biết bao thử thách ở quanh mình Nặng tình quê mẹ chân không mỏi Mỗi bước đường thêm thương nhớ Anh.Anh mất thật ư? Chẳng lẽ nào! Tìm Anh. Đi mãi… biết Anh đâu? – Đoàn quân bách thắng xông lên đó Anh đó muôn nghìn mũ đính sao.Vàm Cỏ Đông, 8-1970

Nhạc của lòng ta

Đêm xuống võng treo nghe thấm lạnh Trời trăng, rừng núi phủ đầy sương “Sắp qua cầu” giọng ai lanh lảnh Ôi! Điệu chèo sao rất dễ thương!Sương mù sáng sớm giăng đầu núi Lững thững mây bay: dải lụa là Im lặng Bốn bề không tiếng động Mà trong im lặng có lời ca.Đảng đã cho ta bao sức sống Giục ta đi trọn đoạn đường dài Ta đi, rừng núi giang tay đón Nhạc đất trời đẹp quá, sáng nay.Điệu chèo quen thuộc ở quê cha Cùng với người đi đánh giặc xa Yêu nhạc chèo như yêu đất nước Miền Nam khúc ruột của lòng ta!Sông Cửu Long ơi, hẹn lấy ngày Trời kia trong lại, đất xanh cây Đêm đêm dạo khúc đàn xưa ấy “Vọng cổ” không còn chất đắng cay!Trên Trường Sơn, 13-11-1970, gặp một đơn vị ở Hà Bắc hành quân vào Nam

Nhìn về quê ngoại

(Trích)Ta nhớ đâu như chốn này Hang rào râm bụt, rặng ô môi Vườn thơm nhãn chín, xoài sai quả Mưa nắng hai mùa một sắc mây.Ba chục năm tròn xa vắng quê Những chiều tắt nắng, mỗi canh khuya Nghe như có tiếng chèo khua mái Từ một dòng sông thuyền đổ về.Rạch Gầm căm giận sôi dòng nước Dim sạch quân Xiêm tận đáy sông Vó ngựa Trường Sơn không ngại bước Bần gie đóm đậu sáng ngời công.Nền Tháp rêu phong lớp lớp dày Dấu xưa còn đó rạng tên ai Cháu con theo dấu cha ông trước Làng Đốc Binh Kiều hạ máy bay.Ba lượt tù đày không nhụt chí Xanh dòng Bảo Định nước thêm trong Ngàn năm vọng mãi lời non nước: “Đây gánh cang thường chẳng phải gông”. Quan làng cóc rác có ra chi NHớ chuyện mâm xôi mấy chữ đề: “Thằng Lạc” – ở đời danh có thế Đắng cay còn đọng mấy vần thi.Cầu Vĩ con sông nhỏ của ta Hàng me che mát khách phương xa Bôn ba chưa tiện ngồi câu cá Tâm sự thâu canh chuyện nước nhà.Nước mắt nhà tan phận hẩm hiu Nỗi lo đi trước nỗi buồn theo Xót xa đâu chỉ Đời cô Lựu Hạnh phúc không đi với kiếp nghèo.Chùa Vĩnh Chàng đêm rộn mõ chuông Nhưng đời không vợi nỗi đau thương Xóm nghèo thợ guốc chân không guốc Áo rách phơi lưng giữa phố phường.Dẫu chẳng thành công chịu đứt đầu Thịt xương thà lấp hố bom sâu Ngươn Long, chợ Giữa giương cờ đỏ Khắp xứ vùng lên ta gọi nhau.Day dứt ai hay chuyện chị Mười Con trai còn đỏ hỏn trên nôi Bỏ đi, sương gió se lòng mẹ Con lớn lên sẽ hiểu nghĩa đời.Tháng Tám mùa thu vui vận mới Hai bờ Bảo Định rực cờ son Đất liền thầm nặng ơn Côn Đảo Thuyền nối thuyền mừng đón Bác Tôn.Chào thủ khoa Huân! Chào tỉnh nhà! Thu xưa gió thảm nay lời ca Sông Tho pha máu nay xanh biếc Đồ Chiểu hai bờ sông nhấp nhô.Giải phóng vui chưa được mấy ngày Thị thành giẫm nát dấu giầy Tây Bưng biền theo bước chân anh Tiếp Gió nội sen đồng hương toả bay.Như dải kinh xanh chảy thẳng dòng Như Đồng Tháp rộng trải mênh mông Nuôi con từng bữa thương tình Mẹ Nghĩa trả ơn đền nguyện lập công…Hà Nội, 1-3-1975

Nhớ Nam Bộ

I – Miền ĐôngNhớ chiều khu xưa cực kéo dài Bốn mùa trời dãi lấtù bay Lâu lâu thèm thịt đào con cúi Bụng đói đi moi mớ củ mài.Đánh Pháp vừa xong ai ngỡ đâu Lửa bom Mỹ -Diệm dội lên đầu Suối xưa lại uống, rừng xưa ở Kháng chiến lần này lại gặp nhauII – Miền Trung (Đồng Tháp Mười)Đồng ruộng như lòng của mẹ tôi Yêu con đùm bọc khắp trăm người Nhưng lòng quyết chẳng dung tha giặc Những đưa con hoang dại giống nòi.Trong vắt gương soi: ao nước phèn Khắp vùng vẫn toả ngát hương sen Cảnh xưa dấu đẹp chờ người cũ Thương nhớ nhau hoài đêm lại đêm!III – Miền TâyRễ được xoè ra: triệu ngón tay Bám vào lòng đất, đố ai lay! Đọt dừa nước nhọn: nghìn gươm sắc Thách lũ giặc trời bay xuống!Nghe rõ từng hồi nước Cửu Long Sóng dâng muôn đợt, sóng trong lòng Bóng đêm sắp tắt cờ lên đỏ Trời của quê ta đã ửng hồng!Hà Nội, những ngày tháng 7 -1960

Những trang sách quý

Hỡi các em gái và trai Ba Lan đi viếng nghĩa địa Pan-mi-ry hôm nay! Các em ơi! những người nằm đó là ai? Ân nhân của riêng các em chăng? – Không! Của các anh đó!Các em hãy trông này: Những tấm bia của từng ngôi mộ không ghi tháng ngày Trong không gian và thời gian vô tận Họ sống muôn đời; Rừng thông lớn như thổi, từng lúc reo lên như tiếng họ hát Mặt trời mọc sớm nay sáng sủa như mặt họ cười. Họ là Lương tâm và Danh dự của loài người. Họ- hàng nghìn người – mang một tên chung rất đẹp: Ba Lan An là người miền Nam Việt Nam Quê anh chín năm gian khổ đuổi giặc Pháp Giặc Pháp cút Mỹ Diệm – bọn giặc mới – Giết người thân thuộc của anh rất rã man. Miền Nam – nơi chôn rau cắt rốn của anh – Hàng triệu người đang đứng dậy Mẹ già tóc bạc phơ cũng cầm gậy ném vào đầu thù. Tất cả không hề sợ rơi đấu Không hề sợ tội tù Chỉ sợ mất Tự do Các em ơi! Những người đang yên nghỉ nơi này trước giờ gục ngã Họ không đòi hỏi gì cho bản thân họ cả Họ chỉ nhắn nhủ mọi người: “Nói đến Tổ quốc Ba Lan dễ làm việc được cho nó rất khó dám chết cho nói càng khó Nhưng khó hơn cả là sự kiên nhẫn”Em gái và em trai nhỏ Ba Lan Có mái tóc mượt mà rất đẹp của anh ơi! Ở trường chắc các em có nhiều sách đọc Nhưng ở mỗi cái bia này xin em hãy học Ý nghĩa của từng lời Để chuẩn bị vào đời.Nghĩa địa Pan-mi-ry: trường học lớn! Từng cái bia ở Pan-mi-ry: những trang sách quý mở ra giữa đời Hãy học mãi em ơi!Vác-sa-va, 4-1962

Phơi phới

Đi nhanh vã cả mồ hôi Trời trưa nắng gắt ta ngồi xuống đây Bờ ao dưới gốc trâm này Bạn ơi cơm gói hãy bày ra ăn Mệt rồi bạn có nghie chân Rơm kia là chiếu là chăn của mình! Mênh mông mây trắng đồng xanh Trong mơ… nghe dậy bao tình quê hương!Cầu Kè (Trà Vinh), hè 1947

Qua một bãi bom B52

Dẫu có xác xơ những lá cành Chồi non còn sức vọt lên nhanh Quê ta giặc Mỹ không thiêu nổi

Sánh bước ta đi

(Tặng P.)Nhìn tôi em bỗng gọi: “Ba ơi!” Tôi nào dám nhận, bởi em tôi Tuổi đời tuy chửa đầy mười tám Mà chí diệt thù đáng mấy mươi!Dẫu mái tóc anh đã đổi màu CHúng mình đâu có khác chi nhau, Tim em thường đập anh nghe rõ Lửa đỏ lòng anh em biết đâu!Lớn nhỏ, hơn thua mấy tuổi đời Phải đâu là thước để đo người Tuổi nào chẳng lớn trong lòng Đảng Chẳng lại con chung của giống nòi!Bài học căm thù của chính em Dạy anh từ ấy… thấy sâu thêm: Buồn thương một núi, đầu không cúi Sống giữa đời bằng một quả tim!Như lá rừng tràm lửa đã nhen Mưa dầm, vẫn cháy mãi thâu đêm. Như cây lúa xạ trên đồng nước Ngập lụt ngang trời vẫn vượt lên!Bên cạnh có em, anh vững lòng Ta đi thực hiện giấc mơ chung Con đường trước mặt dù gian khổ Sánh bước ta đi… đến tận cùng!Trường Sơn, tháng 9-1970Sau ba mươi năm xa cáchEm gái! nơi đây là chốn nào – Mỹ Tho! Ừ nhỉ! thích nghe sao! Biết rồi vẫn hỏi. Thương là thế Mơn mởn vườn xưa những mận đào.Ngã ba Trung Lương, sáng tháng 5-1975

Tải gạo tiếp tế miền Đông

Mạnh thì đầy thúng Yếu cũng nửa thúng Ai ơi! Đợi với tôi cùng Miền Đông thiếu gạo ta ngồi không sao đành! Đường xa ta phải đi nhanh Mấy bưng cũng lội mấy gành cũng qua. Bờ trơn ta chẳng nề hà Bàn chân bám chặt khó sa xuống bờ Trời mưa mặc kệ trời mưa Gạo ta đậy kín bao giờ ngại hư. Đồn Tây trên lộ sờ sờ Chim chìa-vôi báo canh tư qua rồi. Ráng lên một chút ai ơi! Kẻo để sáng trời ta liệu tính sao ? Thằng Tây mày ác đến đâu Không làm đói được đồng bào của ta Quyết tâm đánh đuổi Tây tà Dẫu cho phải cực bằng ba, bằng mười. Đức Hoả Thành, 1950

Tết tôi

Tết tôi không rượu không chè Không hoa thắm nở quanh hè ngát hương Không câu đối đỏ đầu tường Cũng mặc xác pháo bên đường gió bay.Tết tôi nội cỏ rừng cây Đơn sơ cuộc sống những ngày chiến khu Nửa đêm làm lễ giao thừa Tôi bồng tay súng chào đón xuân. Cùng bao bè bạn quây quần Say sưa kể chuyện những lầu xuân sang…Tết tôi đến rất nhẹ nhàng Với hương gió nội, với ngàn dâu xanh Nương nhau mái ấm nhà tranh Gia đình này có gia đình này hơn! Xa tình thương có tình thương Lời thơ ấp ủ muôn phương gởi về!Tết tôi là hội ăn thề: Dù nghìn gian khổ không hề thoái lui. Quyết không để nhục giống nòi Quyết không để thẹn muôn đời tổ tông!Tết tôi là Tết Quang Trung Gươm bay vun vút không dung giặc thù. Uy nghiêm tiến dưới ngọn cờ Chân đi rầm rập tung hô khải hoàn.Tết tôi Tết vệ quốc đoàn Chào mừng Xuân mới những tràng súng xa!Xuân 1947

Thời gian và không gian

Một hôm đứng trên đỉnh núi, buồn về nỗi cô độc của mình, nhà thơ nổi tiếng đời Đường là Trần Tử Ngang, có làm một bài thơ tạm dịch như sau: “Trước chẳng thấy người xưa Sau chẳng thấy lớp trẻ Ngẫm trời đất mịt mờ Ngậm ngùi, riêng nhỏ lệ” Buổi bế mạc Đại hội IV của Đảng, 250 thiếu nhi thay mặt Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh phấn khởi đến kính chào Đại hội. Tiếng trống, tiếng hát và tiếng vỗ tay đều của các em vang lên giữa Hội trường Đại hội, làm cho mọi người vừa xúc động, vừa phấn chấn, nhân đó có bài này, hoạ lại bài của Trần Tử Ngang.Trước ta ngàn vạn anh hùng Sau ta lớp lớp thần đồng tiến lên. Nhân dân là biển mênh mông, Ta trong biển ấy làm nên sóng thần. Dẫu đời chưa sạch bụi trần, Lung linh ngọc bích trong ngần Đảng ta! Sáng lòng nên ấm giọng ca, Nhịp đều tay nhỏ hoá ra sấm rền.Hội trường Ba Đình, 20-12-1946

Thời gian và màu sắc

(Kính tặng các đồng chí nhiều tuổi Đảng)Yêu những mái đầu trắng tơ bông Cho đời đổi sắc: xám ra hồng Hỡi em yêu, cổ quàng khăn đỏ Mắt biếc nhìn trời có đẹp không ?Trước Hội trường Ba Đình, ngày khai mạc Đại hội Đảng lần thứ IV, 14-12-1976.

Thương má

Len lỏi qua đồn không ngại giặc Tìm con, bánh tét bọc trong khăn Bánh chưng miền Bắc giờ ngon quá Thương má, làm sao gửi má ăn!Vĩnh Linh, 1961

Tiếng đàn thần diệu

(Khi nhà báo Ma-Tê-Giưa, người Hung-ga-ri – từ Việt Nam về – viết trên báo (Nhân dân tự do) em về Võ Ngọc Liên, một nữ học sinh miền Nam học ở Hải Phòng có khiếu kéo đàn vĩ cầm, nhưng em chưa có đàn để tập dượt, nhiều nơi trên đất nước Hung–ga-ri đã gửi đến đại sứ quán Việt Nam dân chủ cộng hoà những chiếc đàn vĩ cầm để nhờ chuyển tặng em Võ Ngọc Liên)Từ xứ lạnh đi về hướng xứ nóng Đàn thương ai đàn cũng về đây Áp vào má, siết vào tay Tình sông Đa-núp dâng đầy Cửu Long.Ở trong đó nghe không hở mẹ? Nỗi nhớ thương vò xé đêm sâu! Lửa thù bốc cháy càng cao Nóng lòng khoé mắt, bỏng đầu ngón tay! Đêm dù tối ngày mai lại sáng Đàn lên em: năm tháng trùng phùng! Về Nam đàn sẽ về cùng Em đàn em hát ấm lòng từ đây!Bu-đa-pet, tháng 4-1962

Tình Tháp Mười

Ai ơi! Có nhớ Tháp Mười Về đây tìm lại dấu người xưa, xa… Sen đồng nay đã nở hoa Mùi hương đằm thắm cho ta nhớ mình Hây hây nắng xế dịu lành Rặng tràm ngả bóng bờ kênh so hàng Tình thương đất nước mênh mang Hồn vui như nắng trải vàng ruộng xanh Nước phèn trong vắt thủy tinh Bưng sâu thấy đáy tâm tình nông dânGái trai lưu luyến mùa trăng Câu hò thêm đậm tinh thần nước non Trăm cay nghìn đắng khôn sờn Lòng người sau trước sắt son một lòngBâng khuâng ai có thấu cùng Còn đây mà lại tưởng chừng sắp xa Ngày mai Tổ quốc reo ca Bờ kênh ruộng lúa có ta bên mình.

Truyền thêm sức

(Khi nghe tin hàng triệu đồng bào Sài Gòn xuống đường)Rừng suối nào đây ran tiếng ve? Nhớ sao kháng chiến giữa trưa hè Anh nuôi không ngủ thương đồng chí Lặng lẽ luồn rừng đi hái lePhượng đỏ đầy sân thêm nhớ ai Đường làng Cao Lãnh thắm ô môi Hành quân qua cổng ai ra đón Mía ngọt trao tay, mặn nụ cười!Muôn triệu đồng bào chân nối chân Sài Gòn đứng dậy sức nào ngăn! Miền Nam quê mẹ truyền thêm sức Mũi thuốc chưa tiêm đã khoẻ dần!Bệnh viện Việt – Xô, hè 1963

Tứ tranh

(Tặng hoạ sĩ Lê Vinh)Hết giấy, hết màu không cạn từ Mồ hôi nhỏ giọt giữa đêm dài Sáu mươi cây số, mười cân ruốc Vẽ được thức ăn, thế mới tài!Căn cứ Dương Minh Châu, Tây Ninh, 1951

Vui Tết

Mồng một, mấy lần bom giặc dội Rượu đưa, Ba bảo: (Uống đi bay! Giặc điên giặc nó, mình vui tết) Tan trận bom rồi, mặt đỏ gay.Xã Tân Hoá, Đồng Tháp Mười, Tết 1949

III. Tập thơ dịch từ của các tác giả khác

Dịch của tác giác Bùi Hữu Nghĩa:

Tự thuật kỳ 1 自述其

自述其一 鬚眉推我老, 肝腑向誰陳。 望治同春日, 端居賴北辰。 昏霾風幾度, 澎湃雨經旬。 世路泥塗甚, 狂歌且飲頻。Tự thuật kỳ 1 Tu mi thôi ngã lão, Can phủ hướng thuỳ trần? Vọng trị đồng xuân nhật, Đoan cư lại Bắc thần. Hôn mai phong kỷ độ, Bành bái vũ kinh tuần. Thế lộ nê đồ thậm, Cuồng ca thả ẩm tần.Dịch nghĩa Râu tóc bạc thêm như thúc giục ta già nhanh, Gan ruột biết bày tỏ cùng ai? Ước mong được cảnh thái bình mọi người cùng hưởng xuân, Và nơi ta ở có sao Bắc Đẩu soi tới. Đã mấy độ gió cuốn bụi mờ mịt, Và mưa tuôn ròng rã, nghe tiếng vỗ của nước tràn Đường thế sao lắm bùn lầy vậy, Thôi cứ hát tràn và uống cho say.

Tự thuật kỳ 2 自述其二

自述其二 雨如天似漏, 潮漲水如奔。 世路泥塗甚, 園中草滿繁。 蚊雷喧枕墊, 蛙鼓鬧黃昏。 霜鬢傷遲暮, 消愁酒一樽。Tự thuật kỳ 2 Vũ như thiên tự lậu, Triều trướng thuỷ như bôn. Thế lộ nê đồ thậm, Viên trung thảo mãn phồn. Văn lôi huyên chẩm điếm, Oa cổ náo hoàng hôn. Sương mấn thương trì mộ, Tiêu sầu tửu nhất tôn.Dịch nghĩa Mưa tuôn dường như trời bị thủng, Triều lên nước chảy xiết như chạy. Đường thế sao lắm bùn lầy vậy? Trong vườn cỏ mọc um tùm. Muỗi kêu như sấm dậy bên gối nệm, Tiếng ếch như tiếng trống náo động buổi hoàng hôn. Thấy tóc sương mà thương đời ta tàn lụi, Để tiêu sầu dùng một chén rượu.Dịch của tác giả: Đỗ Phủ

Tự kinh thoán chí hỷ đạt hạnh tại sở kỳ 1 自京竄至喜達行在所其一

自京竄至喜達行在所其一 西憶岐陽信, 無人遂卻迴。 眼穿當落日, 心死著寒灰。 霧樹行相引, 蓮峰望忽開。 所親驚老瘦, 辛苦賊中來。Tự kinh thoán chí hỷ đạt hạnh tại sở kỳ 1 Tây ức Kỳ Dương tín, Vô nhân toại khước hồi. Nhãn xuyên đương lạc nhật, Tâm tử trước hàn hôi. Vụ thụ hành tương dẫn, Liên phong vọng hốt khai. Sở thân kinh lão sấu, Tân khổ tặc trung lai.Dịch nghĩa Trông mong tin tức từ phía tây Phụng Tường ở phía nam núi Kỳ Sơn, Mà chẳng có ai tới được. Mắt cứ đăm đăm nhìn về nơi trời lặn (phía tây), Lòng cay đắng như tro nguội. Nhưng rồi qua rừng rậm liều đi, Núi trập trùng từng dãy, dứt rồi nối. Khi tới Phụng Tường, người quen biết kinh hãi vì thần sắc suy kém của mình, Trải bao khó nhọc từ vùng giặc mà ra đi.(Năm 757)Bản dịch của Bảo Định Giang:Tin tức Kỳ Dương ngóng Người về nào thấy ai Tro tàn lòng đã chết Bóng xế mắt không rời Theo khói cây lần bước Chợt đồi núi mở đôi Bạn kinh mình hốc hác Vùng giặc đến đây rồiDịch của tác giả Hồ Huân Nghiệp:

Tuyệt mệnh thi 絕命詩

絕命詩 見義寧甘不勇為, 全憑忠孝作男兒。 此身生死何修後, 惟戀高堂白髮時。Tuyệt mệnh thi Kiến nghĩa ninh cam bất dũng vi, Toàn bằng trung hiếu tác nam nhi. Thử thân sinh tử hà tu hậu, Duy luyến cao đường bạch phát thì.Dịch nghĩa Thấy việc nghĩa lẽ nào không dũng cảm ra làm Phải giữ trọn điều trung hiếu để xứng đáng là đấng nam nhi Thân này sống hay chết chẳng cần kể làm gì Chỉ thương mẹ già, phất phơ tóc bạcBản dịch:Thấy nghĩa lòng đâu dám hững hờ Làm trai trung hiếu quyết tôn thờ Thân này sống chết khôn màng nhắc Thương bấy mẹ già tóc bạc phơDịch thơ của tác giả Nguyễn Thông:

Ba tiêu 芭蕉 – Cây Chuối

芭蕉 障戶遮窗欲礙行, 解相炎景變凄清。 最憐月下微風度, 滿樹蕭蕭作雨聲。Ba tiêu Chướng hộ già song dục ngại hành, Giải tương viêm cảnh biến thê thanh. Tối liên nguyệt hạ vi phong độ, Mãn thụ tiêu tiêu tác vũ thanh.Dịch nghĩa Ngăn cửa ngoài che cửa sổ, làm trở ngại cho người đi Nhưng biết đem cảnh nóng nực biến thành mát mẻ Rất đáng yêu dưới bóng trăng, lúc có làn gió hây hây Toàn cây rung động làm thành tiếng mưa lách táchBản dịch:Che song, ngăn cửa gây phiền Mát người những lúc trời lên oi nồng Đáng yêu trước gió, trăng lồng Tiếng kêu lách tách tưởng chừng nhỏ mưa

Đinh Mão tân tuế tác 丁卯新歲作 – Thơ làm nhân ngày Tết Đinh Mão

丁卯新歲作 一臥龍江渚, 年華五度春。 漸看兒女大, 斗覺鬢毛新。 官以遲藏拙, 身相儉補貧。 故鄉戎馬在, 骨肉正悲辛。Đinh Mão tân tuế tác Nhất ngoạ Long Giang chử, Niên hoa ngũ độ xuân. Tiệm khan nhi nữ đại, Đấu giác mấn mao tân. Quan dĩ trì tàng chuyết, Thân tương kiệm bổ bần. Cố hương nhung mã tại, Cốt nhục chính bi tân.Dịch nghĩa Nằm ở bãi Long Giang Đã trải qua năm năm rồi Nhìn lại đoàn con trai con gái đã khôn lớn lên dần Bỗng thấy mái tóc mình đã đổi sắc mới Làm quan vì chậm thăng nên giấu được vụng về Nhà nghèo giữ được tiết kiệm để đỡ túng thiếu Ở làng cũ nay đương có giặc giã Bà con cốt nhục đang chịu cảnh tang tóc đắng cayĐinh Mão: năm 1867.Bản dịch:Long Giang nằm mãi bao ngày Năm này tính lại đã đầy năm năm Gái, trai con cái lớn dần Trông mình chợt thấy hoa râm mái đầu Chậm thăng chức, giấu dốt lâu Nhà nghèo tiện tặn trước sau đủ dùng Quê nhà khói lửa mịt mùng Biết bao cay đắng trong lòng bà con!

Long Hồ vãn phiếm 龍胡晚泛 – Chiều dạo thuyền trên sông Long Hồ

龍胡晚泛 反照千山暮, 輕寒細雨餘。 村煙過竹遠, 松影落江疏。 鳥道雲俱迥, 孤舟歲欲除。 數家林下住, 寥落似吾廬。Long Hồ vãn phiếm Phản chiếu thiên sơn mộ, Khinh hàn tế vũ dư. Thôn yên qua trúc viễn, Tùng ảnh lạc giang sơ. Điểu đạo vân câu quýnh, Cô chu tuế dục trừ. Sổ gia lâm hạ trú, Liêu lạc tự ngô lư.Dịch nghĩa Bóng nắng chiều gọi lại trên nghìn quả núi Mưa nhỏ tạnh rồi, khí trời hơi lạnh Khói xóm chơi vơi qua làn tre xa Ngó dọc bờ sông, bóng tùng thưa thớt, la đà trên mặt sông Con đường nhỏ cùng với mây núi xa tít Chiếc thuyền con chèo ở trên sông vào lúc cuối năm Dưới chân rừng có mấy nhà ở lác đác Cảnh quạnh hiu tương tự như nhà taBản dịch:Nắng chiều còn ánh trên nghìn núi Mưa nhẹ tàn, hơi lạnh vẫn xông Khóm trúc chơi vơi vương khói xóm Bóng tùng thưa thớt ngã lòng sông Đường chim nhỏ hẹp, mây vời vợi Thuyền nhỏ đơn côi, tháng tận cùng Lác đác dưới rừng nhà mấy nóc Giống nơi ta ở cảnh buồn trông!

Tống nhân chi Gia Định 送人之嘉定 – Tiễn người đi Gia Định

送人之嘉定 薄宦成名晚, 頻年未擬歸。 聞君下東浦, 此地近柴扉。 白社寒郊在, 青雲過客稀。 殷勤進消息, 歲宴委閨幃。Tống nhân chi Gia Định Bạc hoạn thành danh vãn, Tần niên vị nghĩ quy. Văn quân há Đông Phố, Thử địa cận sài phi. Bạch xã hàn giao tại, Thanh vân quá khách hy. Ân cần tiến tiêu tức, Tuế yến uỷ khuê vi.Dịch nghĩa Quan chức thì nhỏ, thành danh cũng muộn Đã mấy năm nay chưa nghĩ đến việc về thăm nhà Nay nghe anh đi vào Đông Phố Đó cũng gần nhà quê tôi Bạn nghèo ở Bạch xã hãy còn đó Khách sang qua lại thăm cũng ít Nhờ anh hỏi thăm tin tức ra sao Để tôi được an ủi lúc cuối năm còn ở xa chưa về đượcChức quan nhỏ, danh muộn mằn Mấy năm gác chuyện, về thăm quê nhà Nay nghe Đông Phố sắp qua Nơi anh sẽ đến gần nhà của tôi Bạn nghèo Bạch xã còn đây Khách sang thưa thớt, ai người thăm nom Nhờ cho tin tức bà con Để tôi vơi bớt nỗi buồn cuối năm
Trên đây là hai Tập thơ Đường giải phóng (1977) của tác giả Bùi Định Giang được viết năm 1977 và các tập thơ được ông dịch của tác giả nước ngoài khác.  
Bài Nhiều Lượt Xem  Bài thơ Bàn Tay Mẹ đi cùng năm tháng của nhà thơ Tạ Hữu Yên