Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông được rút ra từ tập thơ cùng tên xuất bản năm 1964. Đây là một thi phẩm hay viết về biển, về tình cảm cha con. Bài thơ khắc họa một cuộc dạo chơi của hai cha con trên bờ biển bằng những lời thơ bình dị nhưng lại gợi được rất nhiều những ý nghĩa sâu xa. Đó cúng chính là những khát khao của cha, tình yêu của cha dành cho con gái của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài thơ Những cánh buồm để cùng cảm nhận những giá trị sâu sắc nhất nhé!

Bài thơ Những cánh buồm

Hai cha con bước đi trên cát Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh Bóng cha dài lênh khênh Bóng con tròn chắc nịch,

Sau trận mưa đêm rả rích Cát càng mịn, biển càng trong Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng Nghe con bước, lòng vui phơi phới.

Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi: “Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời, Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa, Sẽ có cây, có cửa, có nhà Vẫn là đất nước của ta Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”

Cha lại dắt con đi trên cát mịn, Ánh nắng chảy đầy vai Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ: “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi!”

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

 
Bài Nhiều Lượt Xem  Trang Thơ Bùi Hữu Thứ Và Những Điều Mới Mẻ, Độc Đáo Nhất

Tình cảm và những khát khao trong bài thơ Những cánh buồm

Đọc bài thơ Những cánh buồm làm ta không khỏi liên tưởng tới một không gian mênh mông và vô tận của đại dương. Và cũng ngỡ như mình nghe được tiếng sóng biển vỗ rì rào. Cũng ngỡ như mình đang chìm vào những khát khao của tuổi thơ trong sáng.

Nghệ thuật khắc họa hình ảnh cha và con

Bài thơ được mở đầu vào một buổi sáng đẹp trời. Khi mặt trời nhô lên, nhuộm hồng cả mặt biển. Và ánh sáng rực rỡ như pha lê lại càng thêm tuyệt vời khi nước biển nơi đây có màu xanh ngọc bích. Biển sau trận mưa đêm làm không khí càng thêm dịu mát hơn. Hai cha con nhẹ bước chân trên cát, bóng cha dài lênh khênh còn bóng con tròn chắc nịch…

Hai cha con bước đi trên cát Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh Bóng cha dài lênh khênh Bóng con tròn chắc nịch,

Khung cảnh buổi sáng ấy vô cùng rực rỡ và tuyệt vời với cảnh cha dẫn con đi trên cát và đã mở ra một không gian vui tươi và trong trẻ. Thời gian cũng như đang reo vui cùng với bước chân của con cũng như ngân nga khi nghe tiếng chân con bước. Chính khoảng thời gian ấy như minh chứng cho một hạnh phúc đơn sơ giản dị nhưng lại chứa đựng đầy sự thiêng liêng và cao cả nhất. Chính cái vẻ đẹp ấy đã làm con người ta không khỏi xao xuyến bồi hồi. Phải chăng cái đẹp của ngoại cảnh trong Những cánh buồm đang tô thêm vẻ đẹp cho một tình yêu bình dị của cha và con.
Bài Nhiều Lượt Xem  Nhà thơ Nguyễn Phan Hách và trọn bộ những thi phẩm đặc sắc nhất phần 1
 

Những khát khao của hai cha con

Thời gian cứ trôi và trong tiếng bước chân của cha ta cảm nhận được sự trầm ngâm của cha. Ở một nơi nào đó chưa có dấu chân củ cha đặt tới nhưng thoáng cái nó đã hết một đời người. Để rồi hôm nay nhìn nhận lại cha cũng từng khát vọng như con, cũng từng khát khao cháy bỏng được đặt chân tới những chân trời đầy mơ ước. Lúc đó cha đã khẻ thì thầm:

Cha lại dắt con đi trên cát mịn, Ánh nắng chảy đầy vai Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ: “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi!”

 Đó cũng chính như tiếng lòng của cha đó. Sự trôi nhanh của thời gian cũng chính là điều làm con người ta tiếc nuối nhất và cũng bởi không ai có thể níu giữ được thời gian cả. Từ khi tóc còn xanh đến khi tóc bạc con người cũng đã phải lăn lộn để giữ lại chút bóng dáng của ngày xưa. Và khoảnh khắc được nhìn thấy sự trôi chảy của mình ở những người khác làm ta có thể cảm nhận được sự vui sướng.

Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi: “Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời, Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa, Sẽ có cây, có cửa, có nhà Vẫn là đất nước của ta Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”

Ở đây không gian đã có phần được dịch chuyển và đảo lộn thông qua nhiều khía cạnh. Đó cũng chính là sự đảo chiều khi thời gian của cha và con vẫn có những tiến triển từ hiện tại tới tương lai. Nhưng trong bài thơ Những cánh buồm lại đang đảo ngược lại trở về quá khứ. Đó cũng chính là diễn biển tâm trạng của cha. Từ niềm vui tới sự trầm ngâm chứa đựng đầy những suy tư. Và ta đã nhìn thấy những hình dáng của thế hệ xưa ở trong chính những đứa con của mình.
Bài Nhiều Lượt Xem  Hồ Dzếnh Cùng Tập Thơ Quê Ngoại Thắm Đượm Tình Cảm
Những cánh buồm đã chuyển tải những khát khao của cha dành cho con. Cả hai người đều có quá khứ và hiện tại cùng chung một ước vọng, một ý nguyện. Với bên đỗ của cha nhưng cũng chính là điểm xuất phát của con. Còn chân trời là khát khao của cha nay được hiện thực hóa và ươm mầm trong con. Và chính cha cũng đã truyền cho con những đam mê và khát vọng để con hướng tới tương lai. Đó cũng chính là lý do nói bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông chính là môt bài ca đẹp về ước mơ vươn tới tương lai của con người.