Tuy là thế hệ nhà thơ trẻ nhưng đã nhanh chóng trở thành một “hiện tượng” trong nền thi ca Việt Nam đương đại. Chị là nhà thơ Việt Nam duy nhất được mời thực hiện một đêm thơ riêng tại Paris mang tên “Tình tự Hà Nội” và cũng là nhà thơ đầu tiên thực hiện tour diễn Pháp – châu Âu. Với thành công nổi bật đó đã giúp Vi Thùy Linh đến gần hơn với bạn đọc. Hãy cùng uct.edu.vn điểm danh những thi phẩm đặc sắc của chị nhé!

Bóng người

Khi tắm Tôi thường ngắm mình (Như có một người, cùng tấm gương, ngắm tôi) Mảnh mai, lóng lánh ướt… Lan khắp chúng ta, sự choáng ngợp của vẻ đẹp mong manh và trong sạch làm chúng ta dịu lại Trong chiêm bao bí ẩn Trong những dự cảm ta vừa chộp lấy ở giao điểm khoảnh khắc tỉnh – mê Những con búp bê biết cười và khóc không nước mắt Con lật đật ngã rồi đứng lên lập tức Con ốc sên nhẫn nại áp mình vào cánh cửa Giá con người được như vậy! (Loài vật và lũ búp bê vẫn kiên trì giấc mơ Làm người?) Trong những bức hoạ của mình Lêvitan không hề vẽ người (?) Và ở tranh Đinh Ý Nhi Đàn bà, thiếu nữ, bé gái đều gày gò hai màu đen – trắng.

Chân dung

● Chỉ cô độc mới làm bật tác phẩm – ai đó nói – không phải tôi Để sống trong sa mạc của sự cô độc, thiếu phụ ngủ với cô độc. Giấc ngủ – không gì khác – Là huyễn hoặc khi con người đánh thuốc mê vào cơn cùng quẫn. ● Bình minh gióng lên Trống ngực Vượt những chóp núi, bằng ngòi bút – không thể khác Mạch thơ dồn nhau không kịp ý nghĩ Bật máu. ● Bóng tối, là cô gái – mang thành phố đi lang thang – cho đêm ngắn lại Trở về – thiếu phụ. Nước lạnh biến thiếu phụ thành thiếu nữ. Thiếu nữ chạy trốn – tới khi tay không giữ nổi bút. ● Khoả thân trong chăn Thèm chồng. Thèm có chồng ở bên. Chỉ cần Anh gối lên đùi Mình ôm lấy Anh ôm mình Biết sự bình yên của mặt đất Trong chăn Những câu nói mê toả hơi nước Đầu rỗng Tôi tập chết Để – biết – mình – đang – sống ● Nói gì cũng hàm ngôn Mắt hàm ngôn những điều ngoài tiếng nói Không phải ai cũng dám yêu người như thế! Cứ để chăn trễ nải Biết đâu một tối trở về Chồng nằm trong đó muốn được tù trong đó muốn được tù trong đó (giải thoát nỗi sợ dai dẳng căn phòng bốn chữ) ● Một đêm căng tròn muốn vỡ Phát điên nhớ cái hôn phát điên… Tiếng nói mê (từ những – ngày – thuỷ – triều – dâng) kéo ngã mấy sợi tóc bạc Ngôi nhà chôn sức nặng Căn phòng trên cao, còn trẻ Thiếu phụ Hai mươi tuổi.

Dấu vết

Em khóc sập trời, Anh vẫn cứ đi, gạt em về vạt vạt mây tơi tả Em phút chốc là Nữ Oa, nâng khoảng-trời-bị-trượt-chân, bằng mi mắt khô trụi Rồi hồn phiêu bồng lại nhập xác thân Rồi lại nóng bừng hồi hộp hồi hộp Em muốn tìm Anh, nhưng lại lạc vào bóng mình, tìm Anh trong tiếng vọng của bão Con đường hút hút lõm những dấu chân Em ướm chân mình, định uống nước trong một dấu chân, như cổ tích… Mà chỉ toàn dấu chân phụ nữ! Hai bên đường, những bông hoa loa kèn đỏ khóc Đêm ướt – những dấu chân đọng nước Đi theo những dấu chân tới khi lả đi nơi gió xối thành thác, nơi những người đàn bà ở trần, thổn thức nhìn đường tối và trăng sáng Họ bảo em, đừng đi nữa, không tìm được đâu, những dấu chân biến mất nhanh vì đàn ông đổi thay như biển cả Tru lên tru lên những cây đèn đỏ Trăng tước mình rơi như chiếc móng tay Những người đàn bà làm bặt tiếng tru liên hồi của hoa, bằng lưỡi.

Đôi cánh của mẹ

Cho những đứa bé từ năm 2008 Mẹ nghĩ Con có thể kiêu hãnh về mẹ và cha Từ lúc còn nằm trong cha và mẹ Mẹ viết đến tiều tuỵ (Dù vì thế, mẹ phải sớm lìa đời.) Những gì mẹ làm sẽ cho mẹ sống Những người thân của chúng ta liên miên đau ốm Mẹ thì không khoẻ Nhưng Hercules không phải là thần tượng của chúng ta Tình yêu mạnh hơn thần quyền, vô hiệu hoá những áp đặt Mẹ triệt tiêu nỗi khổ nhọc bằng sự dữ dội ẩn nhẫn Bằng khao khát con, chế ngự tâm hồn Con Ước mơ vĩ đại, dẫu cho ngày tuyệt diệt Giữa những ước mơ hỗn độn và giả tạo đầy rẫy xung quanh Cánh tay mệt lả của mẹ vẫn là đôi cánh bền vững Hãy bay cao từ khi đôi bàn chân bé nhỏ của con bấm vào ngực mẹ

Linh

Bóng tối – con ngựa vằn lao đến – khi hàng cây sau mưa như những cái chổi khổng lồ sũng nước tiếp tục quét lên bụng trời Em làm sao có thể thanh thản khi mỗi hạt nước bung ra từ những nhát quét kia cũng mang ánh mắt Anh Tình yêu đã trở thành tôn giáo. (Ngoan đạo, cuồng tín – là kẻ si tình) Ân sủng của Thượng đế, hiểm hoạ đối với ràng buộc trước đó Không cần cắt nghĩa, nghi vấn bất cứ điều gì về sự bất ngờ được sắp đặt bởi số phận về người yêu Anh hơn tất cả mọi so sánh. Tiếng hát da diết của Anh là một nguồn tinh chất đổ vào em Em nghe Anh, âm điệu và hơi thở được thu âm, mà cứ ngỡ Anh đang ôm em trong lòng đêm trọn vẹn Sự tưởng tượng vô biên chọc thủng thế giới đang mệt mỏi ám nhiễm Những cảm giác nguỵ tín làm con người bùng nổ trong chính xác của mình, như một đày đoạ biết trước Cứ thế, Anh trong em… Tên Anh thành tượng thanh của tín niệm Trong cơn mơ chập chờn, em thấy Anh vừa tắm nước sông Hằng tinh khiết, đến nâng em đi về phía dòng sông ngọc bích hắt sáng đến chân trời nơi đầy hoa Thuỳ Linh nở Ở bên Anh cả khi Anh không đủ sức nâng em trên cánh tay mình, em sẽ ôm Anh để mái tóc em chảy lấp lánh nếp nhăn trên khuôn mặt Anh, phủ kín tóc bạc của Anh trong sự run rẩy vỗ về của ngón ngón tay mềm ấm Anh lại ru em những lời linh thiêng… Khi yêu nhau, chúng mình đã thoát ra khỏi thế giới hỗn mang này, kiến tạo một thế giới khác, chỉ có Anh và em. Chỉ có Anh và em. Một thế giới sống trong hoà hợp và hứng khởi, bởi sự khám phá không ngừng, bắt đầu từ khi mình biết vượt qua bức tường rêu kiên cố Đó là ý nghĩa của ngày mai được đón đợi. Ở thế kỷ 21, một bé trai hỏi mẹ: Mẹ ơi, Trái đất rộng lớn bằng nào? Bằng ước mơ của mẹ về con. Còn Cha của con? Người là một Thế giới!

Những đối lập

Bố Mặt trời nóng rực và ồn ã Con muốn gần… lại sợ… tan ra… Mẹ mặt trăng xa Con ngần ngại cận kề Con Vì sao lạc giữa Lớn lên và sáng bằng nước mắt Bầu trời không ngừng bão tố Sấm, sét, chớp rạch đầy những cánh sao mảnh dẻ của con Con cố vươn cánh sáng hơn những ngôi sao chi chít kia, để nối gần bố mẹ Con muốn mình lớn thật nhanh để đối mặt với mọi cuộc đời, nhưng không là mặt trời – mặt trăng như bố mẹ. Con yêu một người lau khô mắt cho con, bằng đôi cánh cứng nước mắt của anh Anh ấy yêu con, nhưng buộc phải tìm ngôi sao khác!(?) Không biết lạc vào đâu Con rơi xuống dòng sông đỏ đang chuyển dịch vào bóng những vì sao Đêm, sông cũng không ngớt sóng Từng cánh sao ướt sáng dần chìm, con chỉ ước mình bé thơ, khi hiểu những điều lớn lao chẳng làm vơi đi bất hạnh mỗi đời người Nước sông mặn xót, đầy sinh vật muốn tấn công Những cánh sao lại rướn lên mặt nước Hỡi những dòng sông! Tại sao nước mặn chiếm ba phần tư Trái đất? Tại sao con người lại ít cười hơn khóc?

Sinh ngày 4 tháng 4

Những con kiến rừng yêu mùa nào, để đẻ trứng đúng vào tháng Tư Cả tháng Tư em bồn chồn như cả rừng kiến đốt Như con ong Em khích động Anh bằng tưởng tượng có thật Và đáp lại tất cả thèm muốn Anh và em trong trắng trong Vũ – trụ – sơ – sinh (Những bí ẩn được khơi mở như thể nếu không, người ta sẽ điên lên vì bức bối) Em bắt đầu yêu Anh, và Anh yêu em, bằng sự cực đại được khuếch tán Sự tối tăm và sáng láng Sự chôn chân và những cuộc bay Cái lưỡi mềm của Anh nơi gan bàn chân em Làm Thế giới hoá lỏng Em như bông lúa chín Trò Domino với hiệu ứng lan truyền, đổ sang nhau những ăn năn – bất cần, trong sạch – vấy bẩn, ý nghĩa – vô bổ, cạn kiệt – lấp đầy, tuyệt vọng và ngộ nhận, đoàn tụ và lưu lạc, trấn tĩnh và hoảng loạn Sự ầm ĩ chen đua của đám đông chỉ là một chế giễu cho mảnh đất chật hẹp Những tranh cãi chằng chịt chẳng biện minh điều gì Anh nói, nơi khuôn mặt em, đôi mắt gọi, nhưng Anh yêu cái miệng hơn, cái miệng biết yêu Anh hơn mọi ve vuốt của lời nói Một tình yêu phi thường của những Định mệnh khác thường Là sự kết hợp toàn hảo Không chỉ trong ánh sáng tự nhiên của thân thể được gột rửa và tái sinh Sự hợp nhất kỳ diệu làm Anh cùng em lớn lao, trước những ngạc nhiên không kiềm chế của mọi người Xung quanh, tất cả đều lạnh lẽo, sau khi em ở bên Anh và đã gần Anh, thuộc về Anh trong tình yêu đôi ta (Anh vắng mặt) Dẫu sự vắng mặt của Anh là thường hằng Em vẫn thuộc về sự sống của Anh, trọn vẹn

Thiếu phụ và con đường

Tự nhủ không thể yêu ai nữa Người đàn bà sống một mình, vừa muốn quên, vừa mong ngóng Chị cố tránh con đường xưa… Lại đêm… Lại đêm… Lại một giao thừa mùa xuân hực nhựa Để mặc những người đàn ông đến và đi, ngoài cánh cửa Mười bảy đêm giao thừa đi qua… Rồi lịch cũng không muốn xé Tờ lịch lẻ loi đến đầu giường, như lá bùa sã cánh Chị nhặt lên, dán lại đêm. ………. Lại một giao thừa nữa đi qua, bằng tốc độ bằng số năm sống của mình, bằng số tuổi khi chị gặp Anh Cảm thấy tiếng gọi lan trên hai bầu vú Người đàn bà hổn hển lao về con đường bấy lâu chị tránh Tiếng gọi cứ sôi lên không dứt Anh cần em, hãy trả lời Anh! – Không phải Anh! Mà là người đã đứng 18 giao thừa bên cánh cửa Vẫn đứng đúng chỗ hẹn trên con đường cũ, thiếu phụ đưa bàn tay phải ra trước mặt, nhìn vào đường tình duyên đầy nhánh ngang chồng chéo và đứt đoạn: Anh có đi hết con đường này không?

Từ phía ngày nắng tắt

Nơi em ở là phía ngày nắng tắt Nỗi buồn nhiều như gió Em ước được thả lên trời như bóng bay… …Gió vẫn thổi, buồn phiền không mất nổi Chỉ còn phía Anh thôi Em không nhớ đã gặp Anh bao lần, bất kể khi nắng còn hay đã tắt. Để rồi đêm nay Em cay đắng khi Anh đẩy em bằng ánh mắt! Ánh mắt Anh – không – bay – được Lòng em vỡ Vỡ vào đêm chỉ thiếu một tháng trăng em tròn 19 tuổi. Em không nhớ đã thả bao nhiêu nỗi buồn buộc bằng tóc rụng Tóc mỗi năm một mỏng Em tức tưởi trở về khoảng trời bóng đỏ Bóng chèn nhau vỡ Lòng em vỡ Em lầm lũi lại đến trước nhà anh nhặt xác nỗi buồn, đốt lên thành lửa Rồi đi Sau lưng em ngày nắng tắt.
Nhà thơ Vi Thùy Linh được bạn đọc yêu mến và đánh giá cao. Những vần thơ nhẹ nhàng nhưng chứa đựng nhiều suy ngẫm sâu sắc đánh thức tâm hồn bạn đọc. Cùng với lòng nhiệt huyết và kiên định của mình, chị đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng độc giả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!