Nhà thơ Thanh Thảo là người đạt được rất nhiều giải thưởng về văn học nghệ thuật. Ông đóng góp một phần không nhỏ cho nền văn học Việt Nam. Thơ ông được biết đến với những bài thơ đặc sắc giúp ông đến gần hơn với độc giả. Ông sở hữ một kho tàng thơ nổi tiếng được nhiều người yêu thơ ca mến mộ.Tuần trước, bài viết Nhà Thơ Thanh Thảo Cùng Những Chùm Thơ Đặc Sắc Phần 2 đã được rất nhiều độc giả quan tâm và mong chờ phần tiếp. Chính vì thế mà uct.edu.vn sẽ tiếp tục giới thiệu đến các bạn những bài thơ hay trong tập thơ ” Những Người Đi Tới Biển” của nhà thơ Thạch Thảo.Đừng bỏ lỡ nhé!

Chương 1: Chiếc Áo Ngắn

Người ta không thể chọn để được sinh ra nhưng chúng tôi đã chọn cánh rừng phút dây năm tháng ấy

Khúc một

Khi con thưa với mẹ Mưa bay mờ đồng ta Ngày mai con đi Khói bếp mẹ con mình chợt ngừng trên mái rạ Chuyến tàu tăng-bo ngoài ga sơ tán Vẳng tiếng còi đêm có bao người vội nói lời chia tay Ngày mai con đi Nửa đất đai này mẹ gánh Sông Cầu chảy lơ thơ Sông Hông trằn sóng đỏ Tiếng gà sang canh mùi xôi không ngủ Đêm cuối cùng bên con mắt mẹ dệt những gì Làm sao con hiểu hết Cả đời mẹ chưa từng viết một bức thư Dù chỉ dăm ba chữ Ngày mai con đi Chiếc áo lính thức tròn đêm có mẹ Chiếc áo bọc hình hài mẹ cho Bọc trái tim dòng máu mẹ cho Không bao giờ đổi khácMẹ ơi, sau khi sống đêm từ giã ấy năm năm rồi Sau khi sống ngày 30 tháng 4 đất nước Sau khi sống bao bạn bè đã chết Con xin lại bắt đầu từ mẹ Từ cơn ho của mẹ một mình khuya khoắt Từ dáng đi dáng ngủ của mẹ hằn vất vả Làm sao con hiểu hết Mẹ đã hát ca dao Mẹ giặt áo bên cầu Hồn nhiên gió bay dải yếmCho con xin bắt đầu từ mẹ Để nói về chúng con Lớp tuổi hai mươi, ba mươi điệp trùng áo lính Xanh màu áo lính Đã từng sung sướng đã từng nghẹn ngào Được làm con mẹ Được ra trận những năm đất nước mình khốc liệt Những năm Chiếc áo dính chặt vào thân bạc màu ngắn nhanh rồi rách Những năm Một chiếc áo có thể sống lâu hơn một cuộc đờiRồi tới lúc chúng con thay áo khác Nhưng khi cởi áo ra Con không còn gì thay được!

Khúc hai

Hái lá “mỳ chính” Nấu một nồi canh Thương nhau rốt rét thèm chua Bạn leo cây thanh trà cao ba mươi thước Trường Sơn thác bay trong mây Đá tai mèo xô ngang ngực“Hùng ơi, tao đã qua đây!” Dòng trang ai khắc bằng mũi dao găm Rừng săng lẻ ầm ào nhắc lại “Hùng ơi, tao đã qua đây!”Mùa khô một nghìn chín trăm bảy mốt Hàng vạn chục bức thư như thế Cây Trường Sơn giấu trong từng thớ gỗ Những Bức thư truyền qua tháng qua năm Là thông điệp của một thời gian khổNhững chiếc võng mục giữa rừng nguyên thuỷ Còn ôm bạn ta cơn sốt rét cuối cùng Những lán hầm nửa đêm mưa xối xả Giấc ngủ vùi bên nhau khô ướt mấy mươi lần Gối kề mãi một vùng đồi Vĩnh Phú Lá cọ xoè da Gối mét xanh Phong nhớ con sông Châu lành Đường thèm một bát canh hoa lýChúng tôi đi rung người ngày lặng gió Dấu dép thường hằn đỉnh dốc mây buông Chuyện tiếu lâm làm khuây nỗi nhớ Ngọn lửa trên bàn tay soi tìm đến ngọn nguồn.

Khúc ba

Thằng OV.10 nghiêng ngó, qua rồi Còn chúng tôi Cởi trần cùng sông Bạc Ba mươi phút nữa hành quân Chú bói cá từ đâu đó trời xanh Cắm vụt xuống Anh chàng Long thốt kêu lên…(Ở đây so với trời xanh với rừng thì chúng tôi trẻ nhất)Bờ đá toả con sông hát Mây chiều bay lững thững như khôngBa mươi phút nữa hành quânĐược cười vang Nằm lăn trên cát ấm Được ngụp hết mình lòng sông đẫm Được bè bạn với đá với trời xanh với rừng Được nín thở hồi hộp cùng chú bói cá Được là con trai Không phải giữ gìn Cánh tay trần khoát lên vai sóngBa mươi phút nữa hành quân.

Khúc bốn

Đôi ta có nhiều khoảng cách trong tưởng tượng Còn bây giờ – anh đã thật xa em Ở đây chúng nó thường cất bom vào bóng đêm Nơi trộn lẫn giấc mơ anh và bụi những đoàn xe ra trận Máy điện tử rình mò sự sống Dù loé lên chỉ một ánh đènAnh nhớ em Quân thù không thể biết Anh nhớ emTrường Sơn có bao nhiêu cây xanh Chót vót trên kia thắm một vòm lá đỏ Nỗi nhớ anh dâng lên tới đó… Ôi mái nhà cành sấu xoà ngang Cơn mưa Những đường phố miên man như ý nghĩ Ánh mắt em buổi chiều bên sông ấy… Anh nhớ Anh nhớ gì hôm nay Cả những điều nhỏ nhoi bình lặng nhất Của hai ta-cũng soi vào đất nước Bằng ngọn lửa riêng bền bỉ suốt đời mìnhEm muốn ta là đôi lứa cuối cùng con xa cách Nhưng em ơi, bao người anh đã gặp Mỗi mảnh đời mang một nét hy sinh Mỗi gương mặt bình thường như thổ lộ cùng anh Rằng sức chịu đựng của con ngươi là vô tậnTa sẽ vượt lên đầu là năm tháng Để yêu em hóa thành cây lá đỏ Suốt bốn mùa cháy hoài ngọn lửa…

Khúc năm

Một mai… một mai… câu hát đi qua ngoắt ngoéo những đường rừng Chỉ thấy trước chừng mươi thước Mùi lá mục dịu dàng mùi hoa gay gắt Mùi trống không những hố bomNgười ta không thể chọn để được sinh ra Nhưng chúng tôi đã chọn cánh rừng phút giây năm tháng ấy Gió ào ào trên đầu lá thầm vỡ dưới chânCâu chuyện mười phút nghỉ trùm lên đất nước Dòng sông, bữa cơm canh chua mắm tép dưa cà Mái nhà mẹ cơn dông mùa lũ Chúng ta không thể nào sống nô lệ Không cho phép tên giặc nào đạp trên đất phù saĐồng bằng ơi bầu trời mùi vỏ chanh Ai chẳng muốn một lần Đi tràn trề bình yên dưới nắng Cho gió mát lùa tận cùng chân tóc Lòng bâng quơ câu hát cũng bâng quơ Chúng tôi uống nước suối ăn lương khô Miếng đường nhỏ cắt giữa mùa xuân Ve đột ngột đồng ca lúc sáu giờ chiều Lệnh hành quân từ khoảng rừng mắc võng Những gương mặt đong đầy mưa nắng Gió Lào suối lũ Trường Sơn Để san sẻ cho nhau những lo nghĩ tâm tình Những kỷ niệm chẳng có gì rực rỡ. Bạn thương mếnMột mai… một mai… trái tim bạn giờ ở non cao Trong một lớp rễ sù sì hàng săng lẻ Dù quên dù nhớ Gương mặt vụt về một chớp xanh Đêm cơn sốt B.52 rừng nghiêng ngả Chúng mình nằm bên nhau Nghe tầng cây rào rào như mưa xuống Bàn tay nắm bàn tay nóng bỏng…Tôi không muốn tôi tin trái tim ấy hóa ngọc Trái tim thường sau lồng ngực đẫm mồ hôi Đập giữa rễ cây và chồi cây Như ngọn đèn ban đêm con mắt ban ngàyNơi vầng trán của anh ba lô của tôi Trong bếp lửa và chén canh môn thục Vẫn cái dáng thằng con trai chịu thương chịu khó “Con trai giống mẹ”… từ nết ở nết ăn Lẳng lặng yêu Chưa lúc nào nói hết Nhưng làm sao nói hết mọi điều.Không yên nghỉNgày dân tộc tụ về đường số Một Lòng không nguôi thương những cánh rừng này Nơi những đứa con nằm lưng đèo cuối dốc Dọc theo lối mòn chìm khuất dưới tầng câyNếu một ngày ta dựng những hàng bia Xin hãy để “nơi đây những cuộc đời chưa bao giờ yên nghỉ” Và trận gió xoáy trên nóc rừng Như buổi sớm mùa khô năm ấy Trung điệp áo màu xanh là tiếng trả lời Của nhân dân mẹ ơi! Của nhân dân muôn đời không yên nghỉ.Đó là khoảng trời trong trẻo nhấtSung sướng thay những rừng già mùa xuân thay lá Cây cổ thụ rồi còn sống lại mỗi chồi cây Những người yêu nhau sẽ nói thế nào Sẽ lặng im ra sao Và họ đi qua buổi sángNăm nay tôi ba mươi tuổiBuổi sáng ấy tôi bước vào tuổi 25 Ở đường dây 559 – trạm 73 Ngày sinh nhật bắt đầu bằng cơn sốt Cổ đắng khô ngồi thở trên đỉnh dốc Bạn mở bi đông nhường hớp nước cuối cùng Hớp nước cuối cùng giữa cơn sốt đầu tiên Ngày sinh nhật ở tuổi 25 mình được uốngMình uống mắt bạn mình mát đẫm Khi nắng trưa dội lửa xuống đầu Những người yêu nhau sẽ nói thế nào Sẽ im lặng ra sao Chúng tôi đi qua buổi trưa ấy Với bi đông cạn khô Và hớp nước cuối cùng chảy dịu dàng trong ngực Đó là khoảng trời trong trẻo nhất Tôi được uống ngày bắt đầu tuổi 25.

Khúc sáu

Nhà tôi rừng xúm xít quanh Không ngăn vách cửa cây thành yêu thân Chỉ cần quá một bước chân Là tôi ngập giữa rì rầm tiếng cây Chỉ cần thêm một với tay Là rừng ăn ở đêm ngày cùng tôi Những khi mưa giăng kín trời Hạt nghiêng thấm võng hạt rơi ướt cành Nhà ai cũng thể nhà mình Đêm đốt lửa thấy xum quanh bạn bè Chuyện vui đến nỗi rừng mê Xích gần đống lửa cây xoè tay hơNhà không ngăn vách thân sơ Tôi mơ tiếp những cơn mơ của rừng Tôi mang bóng lá trên lưng Tôi đi xuyên dưới tầng tầng cây che Từ trong lòng đất tôi nghe Sau bom rách xé tiếng ve lại đầyBàn tay cầm khẩu súng này Ấm như cầm một mầm cây nhựa bừng.

Khúc bảy

Chúng tôi không mệt đâu Nhưng cỏ sắc mà ấm quá!Tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ một cánh chim mảnh như nét vẽ Nhiều đổi thay như một thoáng mây Khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó Ngậm im lìm một cọng cỏ may…Những dấu chân lùi lại phía sau Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất Mười tám hai mươi sắc như cỏ Dày như cỏ Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên Hơn một điều bất chợtChúng tôi đã đi không tiếc đời mình (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc) Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em…

Chương 2: Nguồn Sông Hát

“Muôn đời là nhân dân đã chắp cho chúng ta đôi cánh những bài ca”

Khúc một

Bầy chim như lốc xoáy Trên mùa xuân Đầy tiếng chim dòng sông lấp lánh Đưa xuồng ta trở lại đầu nguồn Cơn nước lớn nuốt trời xanh khoảnh khắc Lau trắng xoá đứng trong chiều lặng phắc Những dẫy mới phơi lưng trần đen xạm Thở nhọc nhằn từng đụn khói dồn lên Anh đã đến trước tôi một mùa kháng chiến Tiếng ghi-ta bếp lửa đêm rừng Cơn mưa dứt Nghe mến “tác” cồn cào bên suối đá Ngoài trảng tranh âm ấm nảy chồi Cuối mùa khô đất đang hồi trở dạ Nồi khoai mỳ trên bếp cũng vừa sôiTrái tim anh rung giữa những dây đàn Giữa những dây đàn bỗng dòng sông chảy xiết Và cô gái hiện lên đột ngột Cất giọng hát như một luồng gió ngược Cuốn ta về nguồn sông.

Khúc hai

Đó là lúc nước rong ngập những rễ gừa Chiếc xuồng một vệt đen lẳng lặng Đuôi cá quẫy chòm sao tan loãng Phảng phất mùi cỏ cháy đống un Mùi phân bò ngai ngái Những con tôm càng xanh mắt đỏ lừ Một khoảng ngắn giữa hai chấm lửa Và mũi chĩa xiên ngập lưng chúng nó Sương giăng xa tiếng vọng cuối rừng Ngôi nhà nhỏ cất de ra mí nước Bếp lại nhen mùi tôm lụi bâng khuângLy rượu trong hồng lên cùng ký ức Uống đi anh ngọn lửa của mình Để nhớ mãi người đầu tiên khai rừng phá rẫy Giọt nước nào khởi sự dòng sông.

Khúc ba

Chúng tôi sống ở đây mấy mùa khô mấy mùa mưa Có mùa đói và mùa nào cũng giặc Nhưng bàn tay không với tới nữa rồi Những bàn tay nhạy cảm hơn lời Hơn im lặng mồ hôi lấm tấm Bấu vào đất mong kiếm tìm sự sống Một củ chụp củ mài nuôi bài ca cho anhÔi cánh tay có thể hoá dòng sông Ghì mảnh liệt suốt một vùng đất mới Có thể vươn những đỉnh cao vòi vọi Cánh tay đã từng ở vài thước đất thôi Khi đầu ngón run run chạm tới củ mài Nước vọt lên Từ những hố nhỏ sâu hút ấy Máu của đất Giọt nước nào đã khởi sự đời ta.

Khúc bốn

Cám ơn dòng sông em làm dịu vẻ khắc nghiệt những cánh rừng Nơi hoà giải bầu trời mặt đất Nhưng ta chẳng bao giờ nguôi Mùa nước đổ ngọn gió gào hoang dãTừ mấy trăm năm trước Những người dân mộ nghĩa Những gia đình thất cơ lỡ vận Quần quật suốt đời không giữ nổi nồi cơm Những ông già chỉ còn một cái khố một chiếc rìu Đôi mắt quắc cạp chân mày lưỡi mác Đã hạ những cây bằng lăng cổ thụ Đẽo thành xuồng độc mộcÔi quê hương Nơi không thể cách gì sống được Lòng quặn đau từng mái lá xạc xài Ly rượu đắng cặn này nghẹn đắng Thôi từ giã Hài cốt cha ông cùng hột giống Đựng trong những hũ sành Giữa đêm họ lặng lẽ rời làng Không một tiếng gà gáy tiễn Đốm nhang đỏ mắt ai nhìn nhức nhối… Phải phát rừng quần nhau với cọp Soi đèn lao gỗ mun vào mắt sấu Đàn trâu như ngọn gió đen ào qua trảng cỏ Heo rừng đem trăng về nhá hột cày Con rắn hổ cất mình sau cây mục âm u Mùi ẩm mốc lạnh một vùng chướng khíNơi đây đã nguồn sông Chốn tận cùng Thì cắm bàn chân xuống đất này mà sống Đó là Tổ quốc!Chớp như lưỡi búa xanh chẻ đôi rừng già Những dây leo quờ quạng Con sóc bông tìm hốc cây trú ẩn Lối mòn xuyên bãi bom mình em len lỏi đi Chuyến giao liên cuối ngày Mưa hốt hoảng trườn qua tầng cây Có tiếng gì cất lên có tiếng gì vụt tắt Cây ngã ngang lấp lối Một mình em giữa lặng ngắt rừng giàBấy giờ em bé giao liên vừa vạch lối đi vừa khe khẽ hát Bài ca những cánh rừng miền đông Bơi chúng mình đã sống nhiều năm Đẩy lùi từng mảng tối Dứt phăng những dây leo ma quái Nâng niu từng vệt màu xanhBài ca và ngọn lửa Tôi đi giữa bàn tay hơi thở bạn đường Không phải bó đuốc một trái tim riêng lẻ Dắt ta qua rừng đêm Những đớn đau mơ ước hy sinh Không của riêng một trái tim nào nữa Bài ca và ngọn lửa Tôi đi trong ánh sáng mọi người.
Trên đây, để tiếp nối Nhà Thơ Thanh Thảo Cùng Những Chùm Thơ Đặc Sắc Phần 2 chúng tôi đã dành cho bạn Phần 3 với những bài thơ hay được trích từ tập ” Những Người Đi Tới Biển ” của nhà thơ Thanh Thảo. Hy vọng các bạn sẽ hài lòng với bài viết của chúng tôi! Mời các bạn đón xem Phần 4 vào một ngày gần nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!