tên thật là Phạm Bá Ngoãn, sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930, quê Hương Điền, Thừa Thiên-Huế. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên hội nhà văn Việt Nam (1978). Ông tuy không nhiều tác phẩm nhưng những thi phẩm đó đều gây nên một tiếng vang lớn trong nền văn học Việt Nam. Chùm thi phẩm của ông luôn thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận và bạn đọc. Với ngòi bút tài hoa đã khiến bạn đọc đắm mình vào những vần thơ của ông. Ngay bây giờ, hãy cùng cut.edu.vn điểm danh những trang thơ hấp dẫn này nhé!

Bài ca nghĩa quân

Đất ta chúng cướp, chúng cày Nhà ta chúng phá, chúng xây bốt đồn Khóc không tan hết oán hờn Van xin đâu phải con đường ta đi. Ta không phải sống vì bom đạn Ta vốn không bạn với chiến tranh Nhưng vì chúng cậy đao binh Bắt ta nô lệ ta đành chịu sao? Ta vùng dậy súng đao ta giữ Lấy đất cày, lấy chợ, lấy sông Giặc kia gian ác hung hăng Đầu rơi quyết trả lại bằng đầu rơi. Vì chúng vẫn quen nòi xâm lược Tan mồ cha lại rước voi dày Thì ta súng chặt trong tay Đánh ta lũ chúng như ngày năm xưa. Đêm đêm đi dưới rặng dừa Nghe quê hương chuyển những giờ tiến công Bừng bừng ánh mắt nghĩa quân Nhìn sao ôm cả trời hồng bao la Chân đồn cất mãi lời ca Đem xương máu giữ quê nhà mến thương. Nhạc hay khúc hát lên đường

Cát trắng và hàng dương Cửa Việt

Đất chuyển từ kỷ nào dâng cho ta một bờ cát trắng Mênh mông xa, ngút mênh mông xa Đừng em nhé, trông bờ phẳng lặng Cát chẳng trắng đâu, cát mang sắc phù sa. Đường xa vậy mà anh về sao nhỉ? Cát mênh mông anh sống những nơi nào? Hàng dương đứng như dáng người thủ thỉ Hai mươi năm nói hết được sao! Từng cồn cát đua nhau ra bể Màu bể xanh, màu cát trắng trong Bể dữ dội, cát thì lặng lẽ Dưới gốc dương, hầm ở của anh. Dưới gốc dương những hạt cát long lanh Rơi xuống sổ tay người bí thư chi bộ Rơi lên túi treo chứa đầy chất nổ Cát long lanh như ánh mắt đợi chờ Ôi quê hương là đôi mắt ngây thơ Hay đôi lưng trần mang đầy nắng biển Mùa lá dương khô nhớ mùa cá về trên biển… Đất chuyển từ kỷ nào giăng cho ta một bờ cát trắng Tổ Quốc giao cho ta một làng cát để tiến công. Chân nóng bỏng dặm cát hè trưa nóng. Bão lòng ta là gió những hàng dương.

Cháu nhớ Bác Hồ

Đêm nay bên bến Ô Lâu Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ Nhớ hình Bác giữa bóng cờ Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu Mắt hiền sáng rực như sao Bác nhìn tận đến Cà Mau sáng ngời Nhớ khi trăng sáng đầy trời Trung thu bác gởi những lời vào thăm Nhớ ngày quê cháu tan hoang Lụt trôi, Bác gởi lúa vàng vào cho Nhớ khi nhà cháu ra tro Bác đưa bộ đội về lo che giùm Bác ơi nhớ mấy cho cùng Ngoài xa Bác có thấu lòng cháu không. Đêm đêm cháu những bâng khuâng Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn Bác ơi dù cách núi non Mà hình Bác vẫn trong lòng không xa Giặc kia muốn cắt sơn hà Mà miền Nam vẫn hướng ra Bác Hồ, Hướng về sắc đỏ ngọn cờ Về ngày Nam Bắc cõi bờ liền nhau. Đêm nằm cháu những chiêm bao Ngày vui thống nhất Bác vào miền Nam. Cổng chào dựng chật đường quan Bác đến đình làng Bác đứng trên cao Bác cười thân mật biết bao Bác dặn đồng bào cặn kẽ từng câu Ung dung Bác vuốt chòm râu Bác xoa đầu cháu, Bác âu yếm cười. Đêm nay trăng lại sáng rồi Trung thu nhớ bác cháu ngồi cháu trông Ngoài xa nghe tiếng trống rung Nghe những nhi đồng nhảy múa hò reo Bác chắc cũng nhớ cháu nghèo Miền Nam đau khổ sớm chiều trông ra.

Con thuyền lênh đênh

Ôi con thuyền lênh đênh Rời bờ đi đâu đó? Bến bờ mình nghèo khó Nhưng có luỹ tre xanh Đạm bạc đôi bữa ăn Nhưng mình cầm đôi đũa Trái ớt cay đo đỏ Miếng cà giòn thơm thơm. Ôi con thuyền lênh đênh Quên rồi mùa toóc rơm Quên rồi bông sen trắng Quên rồi khi trăng lặng Quên rồi con cá chuồn Quên rồi những con đường Tết nào về quê ngoại… Sóng xô rồi sóng gọi Thuyền ơi thuyền tìm ai Nhà cao và phố dài Thuốc thơm và rượu ngọt Đêm xập xình tiếng nhạc Ngày vun vút tiếng xe Những cặp chân quay đi Cuống cuồng trong điệu nhảy Thuyền bão thuyền đi đấy Rẽ sóng tìm tự do Bến bờ xa, đất xa Tha hồ thuyền buông thả. Rượu đây thuyền ơi thuyền Thuyền tự do sa ngã Tuổi trẻ đây thuyền ơi Thuyền tự do tiêu phá Buồm cứ xuôi theo gió Rồi về đâu, về đâu? Sóng xung quanh một màu Sóng có quê hương: biển Người dù đi trăm bến Người có quê hương mình Còn còn thuyền lênh đênh Cúi đầu lúc chiều lặng Bây giờ thèm tiếng mắng Của mẹ những ngày thơ Bây giờ thèm miếng dưa Chua chua mùi khế ủ Bây giờ thèm chiếc ngõ Có ai đứng đợi về Bây giờ thèm làng quê Hương mùa bay bịn rịn Ôi con thuyền lênh đênh Sóng dồi ngoài mặt biển Đi về đâu, về đâu Có nghe lời của bến Bến chẳng giận thuyền đâu Bến thương thuyền trên biển Bến thương thuyền lênh đênh Bến dặn thuyền đừng quên Miền quê mình nhân hậu Ôi con thuyền lênh đênh.

Dấu võng Trường Sơn

Bộ đội đi rồi Rừng còn dấu võng In hằn thân cây. Đây hai đầu dây In sâu, nằng nặng Võng này chắc hẳn Đồng chí chỉ huy Trằn trọc rừng khuya Nghĩ nhiều phương án. Hai thân cây xanh Vỏ rơi từng mảng Đầu dây ngoằn ngoèo Hẳn đây tay nào Rất vui rất nhộn Nằm đu đưa võng Ngắm trời, mây bay. Một thân cây đôi Chụm hai đầu võng Tán cây xoè rộng Dây chồng lên dây Hẳn đây có hai Người trai tri kỷ Đường ra trận địa Đọc chung thư nhà. Hai thân cây già Bó đôi cuộn lá Hẳn đêm mưa gió Có người nằm đây Sợ mưa theo dây Mưa vào ướt võng. Trường Sơn, Trường Sơn Những chiều gió lộng Những bãi khách xa Nỗi đầu dây võng Nói gì với ta? Ngày nay cành tơ Ngày mai cây lớn Dấu võng còn không? Còn những đường vằn In vào thớ gỗ Đường vân nhắc nhở Những ngày hành quân…

Mồ anh hoa nở

Hôm qua chúng giết anh Xác phơi đầu ngõ xóm Khi lũ chúng quay đi Mắt trừng còn doạ dẫm Thằng này là cộng sản Không đứa nào được chôn! Không đứa nào được chôn! Lũ chúng vừa quay lưng Chiếc quan tài sơn son Đã đưa anh về mộ Đi theo sau hồn anh Cả làng quê, đường phố Cả lớn nhỏ, gái trai Đám càng đi càng dài Càng dài càng đông mãi Mộ anh trên đồi cao Cành hoa này em hái Vòng hoa này chị đơm Cây bông hồng em ươm Em trồng vào trước cửa Mộ anh trên đồi cao Hoa hồng nở và nở Hương thơm bay và bay Lũ chúng nó qua đây Mắt diều không dám ngó: Trên mồ người cộng sản Hoa hồng đỏ và đỏ Như máu nở thành hoa…

Mùa xuân nho nhỏ

Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao Ðất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Ðất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. Mùa xuân ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế…

Nhìn sông Vít-tuyn

Nắng biếc chao mình giỡn sóng xanh Gió thổi, buồm căng trắng bập bềnh Có đôi trai gái trên bờ liễu Tay nắm tay đi dưới gió lành. Vít-tuyn nước chảy về đâu nhỉ? Soi bóng dòng sông những mái nhà Một dòng sông đó dòng lịch sử Trên máu xương bừng tiếng hát ca. Ta đi trên những bờ dương ngát Nhìn dòng sông bạn nhớ sông ta Hương Giang nước biếc, bờ xanh ngát Cho đến bao giờ rộn tiếng ca. Cho đến bao giờ hết cách xa? Gió đuổi mây đen chân trời rộng Nhìn sông bạn đã thấy sông ta…

Những đồng chí trung kiên

Nước bốn bề tràn ngập Tội giặc lại chồng chất Những đồng chí ta ơi Những thôn nghèo chơi vơi Nước tràn về tận mái Nước về làng sâu hoáy Hầm lút tan hết rồi Giữa nước lũ sóng ngời Ca – nông băm từng loạt Nước tóe nhà xao xác Mẹ ẵm con đi đâu? Bốn bề nước nặng sâu Ca – nông rầm quanh xóm Biết đi đâu bây giờ? Xóm nặng nín bơ phờ Đạn tan hàng tre nhỏ Mái nhà run lặng ngó Trâu nghé lội trơ ngơ Ca – nông đã hết chưa? Máu trào trong mưa gió Máu hòa trong nước đỏ Những đồng chí ta ơi Những thôn nghèo chơi vơi Tội giặc lại chồng chất Tội giặc cao chất ngất Giữa nước lũ tràn qua Những đồng chí chúng ta Len mình qua lô – cốt Những đồng chí chúng ta Run mình trong cơn sốt. Giặc về bằng ca – nốt Giặc chạy ăm – phi – bi Nhưng chúng ta không đi Chúng ta ghì thôn xóm Chúng ta bám nương khoai Có máu những người trai Đã hoà trên lớp sóng. Có ai không – như ta Nằm bờ đêm, mắt mở? Nằm bờ đây, không ngủ Thả hồn lắng trôi qua Cho đỡ thương đỡ nhớ Lòng miền Bắc bao la… Bên chiếc máy đang chạy Chị công nhân quay guồng Anh xã viên thức dậy Sửa soạn buổi ra đồng. Chị mậu dịch lau kính Dọn hàng buổi tinh sương Em bé quàng khăn mới Hay phượng vĩ đỏ trường. Cả miền Bắc thức dậy Thêm một ngày đổi thay Lùi nhanh đêm dốt, đói Cuộc đời nằm trong tay. Bên ni ta lại dậy Tiếng súng đâu loạn cuồng Lại một ngày máu chảy Lại chết vợ, mất chồng! Cả miền Nam không ngủ Thao thức trong căm hờn Khuya nghe gà giục giã Vùng dậy trào lên đường… Hỡi ngày xưa, ngày xưa Buổi sông Gianh cách trở Có ai không, như ta Gối bờ đêm, mắt mở? Bên này bờ không ngủ Đêm dài rộn tiếng gà Tiếng gáy vang vang xa Giục chân trời mau hửng.

Ốm

Tôi không có thì giờ để ốm (Lê Nin) Tôi ốm hơn ba năm Vào viện rồi ra viện Uống thuốc như ăn cơm Tiêm hoài thành chai sạn Ôi có gì buồn hơn Nghe đời đi ngoài ngõ Chan chứa tiếng ai cười Những hôm đẹp nắng trời Tôi ngồi bên khung cửa Thấy bạn bè đi làm Trong lòng như có lửa Cứ nằm hoài vậy sao? Những tờ giấy lao xao Hỏi tôi từng khuôn mặt Tiếng ai trong lọ mực Đến gọi những vần thơ Ngòi bút như ngẩn ngơ Đợi những dòng tâm huyết. Tôi ngồi dậy cầm viết Đầu đau như ai dần Tai ù như có sóng Bỗng bắt gặp Lỗ Tấn Trên cuốn sách ai ghi Thà làm gấp, làm đi Dù bớt vài năm sống Còn hơn không lao động Để sống lấy vài năm… Buổi sáng tôi ra sân Để lắng nghe chim hót Buổi trưa tôi ngồi đọc Những trang “Thép đã tôi” Bạn bè thường đến chơi Tôi xin từng tin nhỏ Ôi cuộc đời ngoài đó Vẫn đợi tôi trở về Cô y tá trưa hè Vẫn nhìn tôi ngồi viết Những vần thơ không biết Có còn như xưa không? Tôi ốm hơn ba năm Ba năm đời vẫn trẻ Những lúc tim đập khỏe Tôi lại đến bên bàn…

Quà bệnh viện

Em mang cam cho anh Cam đường ngon vị ngọt Em mang hoa cho anh Thơm phòng cành hoa mọc. Anh yêu cam và hoa Thơm ngọt một cuộc đời Nhưng anh muốn em ngồi Kể những ngày xây dựng. Ôi mồ hôi lao động Đâu mùa lúa nông trường Đâu ngang dọc kênh mương Đâu vừa đưa thêm điện… Tin cuộc đời mang đến Vị ngon ngọt hơn cam Thơm hơn cành mộc thơm Giường anh như bay bổng. Mỗi tuần em lại vào Mỗi tuần anh lại đợi Những tin em mang tới Làm má anh hồng hào.

Sang đò đêm mưa

Trời mưa, mữa mãi là mưa Má ơi sao má chẳng đưa vào bờ? Con đò lơ lửng lửng lơ Trời mưa ướt cả thân già má ơi! Má rằng: con ở trong mui Cứ ngồi cho ấm để rồi lại đi Má ướt một bữa can chi Chỉ lo con ướt lấy gì mà hơ. Bên kia những bụi cùng bờ Không tơi không nón đụt nhờ vào đâu? Con chờ qua trộ mưa rào Má sẽ cập bến, đò vào, con lên. Trời mưa, mưa đến nửa đêm Đò quay vào bến, con lên tới bờ Má còn buộc lại con đò Vì dầm mưa lạnh má ho từng hồi. Má ơi! Đi đã xa rồi Mà con vẫn mãi nhìn lui bến đò Con còn vọng mãi tiếng ho Mỗi khi vượt bốt sang đò đêm mưa.

Tám năm nay mới gặp nhau

Tám năm nay mới gặp nhau Ôm nhau mà thấy lòng đau chín chiều Xa nhau chỉ một mái chèo Mà đi trăm núi vạn đèo tới đây Siết tay, ôm chặt, siết tay Nói gì nước mắt tràn đầy đôi môi Tám năm là mấy đêm rồi Có đêm nào chẳng trông trời nhìn sao Có ngày nào chẳng ước ao Bước chân ra Bắc vui nào vui hơn Đây rồi biên giới Lạng Sơn Đây rồi quê của hội Lim đây rồi! Lòng ơi sao thấy bồi hồi Hà Nội, Hà Nội đứng ngồi không yên Hôn nhau, hôn nữa hôn thêm Lòng không chỉ một trái tim trong người Tim anh mười sáu triệu lời Tim tôi mười bốn triệu người miền Nam Máu lại gặp máu tám năm Thịt xương lại gặp sao ngăn nỗi mừng Cười lên nước mắt rưng rưng Cười lên hoa vẫy giữa rừng cờ bay Tám năm mới có hôm nay Hôm nay có bởi ngàn ngày đứng lên Cười lên anh hỡi cười lên Ngăn sông! Ta vẫn đến bên nhau rồi Ôm nhau khó nói hết lời Nhìn trong mắt ướt đầy trời xuyến xao!

Từ trên máy bay

Nhìn quê từ đất nhìn lên Từ rừng nhìn xuống, biển xanh nhìn vào Nay nhìn quê tự trên cao Qua mây nhìn núi, qua sao thấy rừng Thấy sông, thấy ruộng, thấy nguồn Màu đất nâu thẫm con đường quanh quanh Ô hay có đợi gì tranh Ngắm hoài dất nước hoá thành tình ca…
Thanh Hải là một nhà thơ nổi tiếng của nền thơ ca Việt Nam. Ông sở hữu một ngòi bút tài hoa cùng những vần thơ đầy tình cảm. Thơ ông phần lớn gắn bó với cách mạng của dân tộc. Trang thơ của ông được yêu thích và ca ngợi nồng nhiệt. Hãy đón xem và cảm nhận sâu sắc bài thơ này nhé!