Gửi Huế – Đi qua Thành Nội
Gió đi ù ù ngang họng súng thần công tiếng chuông chùa đi thủng thỉnh trong không áo em trắng đi từ xa vẳng lại thời gian đi xám mặt đỉnh đồng
Gửi Huế – Hỏi thăm
Vừa xa mà đã nghe lâu hỏi thăm áo tím qua cầu có bay ớt Đông Ba có còn cay gạo de An Cựu độ này còn thơmHỏi thăm hoa phượng bên đường sông Hương mấy bữa mưa nguồn còn trong quán cơm Âm Phủ còn không cô gì hôm ấy… lấy chồng hay chưa?
Gửi Huế – Nhớ bạn
Tôi về xứ Huế mưa sa em ơi Đồng Khánh đã là ngày xưa tôi về xứ Huế chiều mưa em ơi áo trắng bây giờ ở đâuBến Tuần loáng thoáng hàng dâu em xa vườn lựu từ lâu lắm rồi lối mòn đá cuội rong chơi lơ thơ trắng dưới chân đồi hoa mơLan báo hỉ nở tình cờ bông ngô đồng rụng xuống bờ Hương Giang chợ chiều Bến Ngự chưa tan ai đi ngược dốc Phú Cam một mình
Tìm thân nhân
“Con – Mai Thị Từ quê ở Bùi Chu di cư năm 1954 nay ở đâu tin cho cha biết…”“Cha – Huỳnh Đình Thà ở Phú Thọ Hoà năm 1954 tập kết nay ở đâu cho con được biết…”Và anh tìm em và vợ tìm chồng những dòng tin như vết cứa của lòng bao nhiêu vết cứa của lòng đang liền lại cùng đất đai liền lạiHai mươi mốt năm dài máu chảy hai mươi mốt năm dài thương đau đủ cho qua đi một thời con trai đủ cho qua đi hai thời con gái nhưng mà không qua cây cầu chờ đợiHai mươi mốt năm dài không có ai ngồi chờ đợi ai không có ai ngồi nhớ mong hoài Nam đi tìm Bắc Bắc đi tìm NamTìm nhau dưới bể tìm nhau trên ngàn tìm nhau trong đạn trong lửa tìm nhau trong việc mình làmTôi không có mẹ đi Nam tôi không có cha đi tập kết nhưng tôi có một thời sung sức nhất góp với mọi người cùng mọi người đi tìm thân nhânTôi đi tìm thân nhân không phải trên trang báo tôi đi tìm thân nhân suốt những năm giông bãoTôi đi tìm thân nhân qua rừng già nguyên thuỷ tôi đi tìm thân nhân qua rừng kẽm gai MỹTìm thân nhân tôi đi từ Hà Nội lặn lội mười năm mới tới Sài Gòn bằng con đường số Một: Trường SơnNgày đầu tôi ở với Sài Gòn bà má gọi tôi: Con tự nhiên tôi gọi Má! xa cách thế mà không xa lạ mẹ đây rồi, ơi mẹ của tôi tôi gặp thân nhân cùng với mọi ngườiCó người chưa gặp thân nhân có người không gặp thân nhân vợ lạc chồng anh lạc em và cha lạc con ai còn? ai mất?Ơi ai không gặp thân nhân xin tới cùng tôi chung mái nhà ấm áp cùng tôi hát lên lời ca này cái lớn lao còn lại hôm nay là nguyên vẹn nhân dân Tổ quốcTa đi trên đất đai sum họp nơi nào cũng có thân nhân
Nghe tắc kè kêu trong thành phố
Tắc kè… tắc kè… tôi giật mình nghe trên cành me góc đường Công Lý cũ cái âm thanh của rừng lạc về thành phố con tắc kè sao mày ở đây?Sáng ra nhìn soi mói mỗi cành cây chả thấy con tắc kè đâu cả khi chùm đèn thuỷ ngân xanh lên trong vòm lá tắc kè kêu như tiếng vọng vềChợt hiện về, thăm thẳm núi non kia dưới lá là hầm, là tăng, là võng là cơn sốt rét rừng vàng bủng là muỗi, vắt, bom, mìn, vực sâu, đèo trơn…Những đoàn quân đi xuyên Trường Sơn ngủ ôm súng suốt một thời tuổi trẻ đêm trăn trở đố nhau: bao giờ về thành phố? con tắc kè nhanh nhảu nói: sắp về!Sắp về!… sắp về!… người bạn tôi rung võng cười khoái trá ấy là lúc những cánh rừng trút lá mùa khô năm một nghìn chín trăm bảy tưĂn tết rừng xong từ giã chú tắc kè chúng tôi xuôi – ào ào cơn lũ đổ các binh đoàn tràn vào thành phố đang mùa thay lá những hàng meLá me vàng lăn tăn trải thảm phố hè chồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩy cơn gió thoảng chút hương rừng đâu đấy hạt mưa đầu mùa trong suốt giữa lòng tayNgười bạn tôi không về tới nơi này anh gục ngã bên kia cầu xa lộ anh nằm lại trước cửa vào thành phố giây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến tranhĐồng đội, bao người không “về tới” như anh nằm lại Cầu Bông, Đồng Dù, và xa nữa… tất cả họ, suốt một thời máu lửa đều ước ao thật giản dị: sắp về!Qua hai mùa thay lá những hàng me cái tết hoà bình thứ ba đã tới chao ôi nhớ tết rừng không hương khói đốt nhang lên chợt hiện tiếng tắc kèTôi giật mình nghe có ai nói ở cành me: sắp về!…
Ánh trăng
Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với biển hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷTrần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩaTừ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đườngThình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng trònNgửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừngTrăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình
Lời ru đồng đội
Ngủ đi bạn, ngủ đi anh cánh tay mình ngả ra thành gối êm ngủ đi bạn, ngủ đi em ngủ ngon giấc ngủ gối lên tay mìnhHiếm hoi cái giấc yên lành hành quân xa lại tiếp hành quân xa bao anh lính trẻ đã già chưa sang hết suối chưa qua hết rừngNgủ hầm, ngủ võng, ngủ bưng gối đầu tay ngủ cầm chừng mỗi đêm có người ngủ thế thành quen đã nghe sợi tóc bạc trên tay mìnhTrong hầm biên giới Tây Ninh lặng yên mình ngắm lính mình ngủ yên bụi đường trắng tóc thanh niên má này thì lại áp lên tay nàyTrái tim đập ở cổ tay tim ta ru giấc ngủ đầy cho ta cánh tay cặp khẩu AK ngày là bệ súng đêm là gối êmNgủ đi anh, ngủ đi em ngủ ngon giấc ngủ gối lên tay mình
Áp-xa-ra – người múa và điệu múa
Kính tặng các vũ nữ Hoàng gia Cam-pu-chia còn sống sót qua thời diệt chủngÁp-xa-ra – nữ thần hoá thân thành tượng đá lại trở về người – mềm mại cánh tay trần sự trầm buồn chuyển động trên thân thể ngón tay cong, thực – ảo, ngón tay cong da thịt mà sao gợn sóng gợn gió vũ điệu linh thiêng chập chờn trong nhạc gõĐá Ăng-co bao nhiêu tuổi rồi cái đẹp dịu mềm bền hơn cả đá Áp-xa-ra sống qua bao kiếp người qua đầm đìa mồ hôi, qua máu và nước mắt bao nhiêu triều đại chết đi rồi Áp-xa-ra sống mãiVà, Áp-xa-ra, nàng hiện thân thành vũ nữ Hoàng gia cô gái ấy vì nàng mà sinh ra vì nàng mà múa, mà sống cũng vì nàng mà vinh quang, mà cay đắng Áp-xa-ra tồn tại với nhân dân cái đẹp giương cao ngọn cờ bách thắng bao lớp người vũ nữ chết đi rồi vũ điệu tuyệt vời đời đời sống mãiBà vũ sư già, lưng còng xuống mặt sạm buồn màu đá đã một thời người là Áp-xa-ra một thời sắc nước hương trời lộng lẫy Hoàng cung ngực hoàng kim con gái vũ điệu khắt khe không chấp nhận sự già thời vũ nữ đi qua không thể nào cưỡng lạiBà vũ sư như tạc bằng sa thạch cái đẹp ngoài da thu lại về lòng điệu múa cứ bập bùng trong mắt ướtLại tiếp nối những thời hoàng kim con gái múa đi em, và đẹp nữa đi em người vũ nữ trở về từ cõi chết điệu múa trở về từ trong thịt da emThân thể làm nền cho sắc đẹp em sắc đẹp em làm nền cho vũ điệu em như gạo, điệu múa kia là rượu rượu rót tràn trong âm nhạc linh thiêngMúa đi em, và đẹp nữa đi em cái đẹp giương cao ngọn cờ bất diệtDẫu cho dòng thời sự cứ trôi đi dẫu em sẽ già như bà vũ sư kia dẫu bà vũ sư rồi sẽ không còn nữa thì còn lại muôn đời là điệu múa
Chữ của trời
Cuộn khói đen quằn quại – những linh hồn oan nghiệt xoắn lấy nhau mùi khét rợn người thay cho hương nhang thay cho khóc than là lốp bốp tiếng gì như nứa nổ hỡi dân lành bên kia biên giới Người thấy chăng, con của Người dọn nhau lưỡi lê xốc từng cái thây chất đống những đứa con của Hồ Nam? hay Quảng Tây? Quảng Đông? thây xếp như rạ xếp ngoài đồng xăng tưới lên, và lạnh lùng lửa cháy…chữ trừng phạt, trời đang viết đấy cụm mây đen vần vũ – khói đốt người!
Đêm ở chốt 417
Thâm Lung, Tam Lũng… chìm nghỉm trong đêm bất chợt lại xanh lè đạn nổ lửa đốt lòng ta những đêm không ngủ là ánh đèn đã tắt dưới làng dân
Dạ hương
Tặng Hoàng TúSẽ rất nhớ dáng người vừa thoáng gặp chiều Lạng Sơn súng nổ rụng hoa đào những giọt máu của vườn cây vung vãiTrường sơ tán rồi, cô giáo còn chốt lại khẩu súng thép chéo lưng con gái ôi tấm lưng kia ngỡ sinh ra để mà mềm mạiDáng điệu ấy chốt lại lòng ta mãi như dạ hương thoáng gặp một đêm nào
Xuồng đầy
con ơi mẹ dặn câu này sông sâu chớ lội đò đầy chớ đi…Người dưng người ở đâu về đi cùng ta một chuyến đi xuồng đầyHớ hênh nghiêng chút bên này sông sâu chới với bàn tay chia lìa hớ hênh nghiêng chút bên kia giọt đau thương sẽ đầm đìa mắt aiBiết rồi, vai cứ kề vai kệ cho mấp mé cả hai mạn xuồng…Bưởi nhà ai nở sau vườn gió bâng quơ thả làn hương giữa trời cu cườm thong thả bay đôi về đâu hỡi lục bình trôi lững lờLau già râu tóc lơ phơ khói sương biêng biếc mấy bờ sông xa chiều xanh như nỗi nhớ nhà mây bàng bạc sóng bao la bốn bềKhông vì thương một miền quê tự dưng người ở đâu về lênh đênh người đang ước ngọt mơ lành sầu riêng đang chín trên cành phải khôngCũ xưa đến vậy là cùng sao sông nước cứ trẻ trung thế này ai xui người trở về đây mẹ răn vẫn nhớ, xuồng đầy vẫn đi…
Ông già sông Hậu
Ông già giống cha tôi quá thể đi làm đồng có xị đế giắt lưng đang mùa cày không ngày nào bỏ buổi khách tới thăm – tìm chủ ở ngoài đồngKhoanh rắn hổ nướng vàng trên lửa rạ thịt rắn xé trắng ngần mâm lá sen xanh non rượu trong veo, muối tiêu và ớt đỏ chủ khách cụng ly ngay bờ cỏ chân cồnTrôi dạt theo sông về đây cày cấy mướn sống giang hồ trên đồng ruộng bao la hỏi gia sản một đời người đâu cả người chỉ tay vào cái bụng, khà khà“Qua” ngẫm chán, sống nghĩa là xả láng ăn hết nhiều, chứ ở hết bao nhiêu nhà cửa tà tà che lá dừa lá mía nón áo khỏi lo nhưng nhậu phải đều đềuAi nghèo thiếu, qua chia cơm sẻ áo bụng người sôi cũng sôi giống bụng ta ki kóp một thân làm chi cho cực giàu ở lòng còn đẹp ở thịt da…Chủ giục khách nhậu đi đừng hỏi nữa việc bán lúa dư đăng báo chí cho phiền dư ít nuôi làng, dư nhiều nuôi nước thành tích có gì mà phải nêu tênDốc chai để người cười vang tiễn khách lại điềm nhiên cầm tay lái máy cày máy cũ kỹ mua từ thời cũ kỹ gió chướng nồng nàn râu tóc phất phơ bayLòng người thênh thang ngổn ngang như ruộng tình người chứa chan cơn gió chướng trên đồng tôi ngoảnh lại ngắm ông già sông Hậu buổi trưa nay đủ nhớ một đời không!Trên đây là các bài thơ của Nguyễn Duy hay đặc sắc mà chúng tôi đã tìm hiểu và muốn chia sẻ với bạn. Thông qua tập thơ này bạn sẽ hiểu thêm về phong cách sáng tác của nhà thơ. Ở đó chính la chất quê mặn mà, đằm thắm trong những hình ảnh đầy chất gàn gũi và thân quen. Đừng quên đón đọc những bài thơ tiếp theo của chúng tôi để cùng tìm hiểu các bài thơ hay nhất của Nguyễn Duy bạn nhé!