Một truyện thơ dài của Nguyễn Đình Chiểu cũng được đông đảo bạn đọc yêu thích chính là Ngư Tiều y thuật vấn đáp. Hai nhân vật chính của truyện chính là Bảo Tử Phược và Mộng Thê Triền vì gặp cảnh mất nước nên đã đi ở ẩn và làm ngư, tiều. Sau đó họ gặp Đạo Dẫn, Nhập Môn và Kì Nhân Sư truyền cho y thuật cứu đời. Dưới đây là phần 1 của Ngư Tiều y thuật vấn đáp của Nguyễn Đình Chiểu.

Hồi 01

Ngày nhàn xem truyện “Tam công” Thương người hiền sĩ sinh không gặp đời Cuộc cờ thúc quí đua bơi Mấy thu vật đổi sao dời, thương ôi!Kể từ Thạch Tấn ở ngôi U Yên mấy quận cắt bồi Khiết Đan Sinh dân nào xiết bùn than U Yên trọn, cũng giao bàn về Liêu Theo trong người kiệt rất nhiềuÔm tài giấu tiếng làm tiều, làm ngư Nước non theo thú ẩn cư Thờ trên nuôi dưới, nên hư mặc trời Lại thêm Phật, Lão đua lời Nghĩ lòng người với đạo đời thêm thương!Nhà năm ba gánh cương thường Phận ai nấy giữ, trọn giường thời thôi Đời vương đời đế xa rồi Nay Di mai Hạ biết hồi nào an! Năm trăm vận ở sông VàngNước còn đương cáu, không màng thánh nhân Đã cam hai chữ “tỵ Tần” Nguồn Đào tìm dấu, non xuân ruổi miền Có tên rằng Mộng Thê Triền Tuổi gần bốn chục, nhân duyên năm lầnNhà nghèo ở núi Bạch Vân Dẹp văn theo võ, tách thân làm tiều Ngày ngày đốn củi rừng Nghiêu Hái rau non Thuấn, phận nhiều lao đao Đông Xuyên lại có người hàoTên rằng Tử Phược họ Bào, làm ngư Trong mình ba chục tuổi dư Sinh con mười đứa bé thơ thêm nghèo Ngược xuôi trên nước một chèo Nay doi mai vịnh, nghề theo lưới chàiHọ Bào họ Mộng hoà hai Trước theo nghề học đều tài bậc trung Chẳng may gặp buổi đạo cùng Treo kinh dẹp sử, lánh vòng loạn ly Người nam kẻ bắc phân điNon sông rẽ bạn cố tri bấy chầy Cách nhau mười mấy năm nay Tình cờ lại đặng một ngày gặp đây Ngư, Tiều mở tiệc vui vầy Ngâm thi, uống rượu, đều bày chí xưaTiều ngâm thơ rằng: Non xanh mấy cụm đội trời thu Sưu thuế Tây Liêu chẳng đến đầu Tên đã gác ngoài sân thúc quí Mình liền dầm giữa suối Sào, Du Vui lòng bạn cũ thi vài cuốn Rảnh việc ngày nay rượu một bầu Chút phận riêng nương hơi núi rạng Trăm năm ra sức dọn rừng nhu (nho)Ngư ngâm thơ rằng: Nghênh ngang trên nước một thuyền câu Chèo sóng buồm giong, trải mấy thu Ngày xế tấm mui che gió Tấn Đêm chầy bếp lửa chói trời U Mặc tình sở ngộ đời trong đục Vui thú phù sinh bến cạn sâu Trăm tuổi trọn nhờ duyên cá nước Dù lòng ngao ngán giữa dòng nhuTiều rằng: sinh chẳng gặp thời Thân đà đến ấy, nghĩ thôi thêm phiền Lênh chênh chữ phận, chữ duyên Lỡ Tiên, lỡ Phật, lỡ nguyền nho phong Nhớ câu “quân tử cố cùng”Đèn trăng, quạt gió, non sông phận đành Ngư rằng: hai chữ công danh Hoàng lương nửa gối, đã đành phôi pha Thương câu “thế đạo đồi ba” Ngày nay chưa biết mai ra lẽ nào! 55.Uống thêm vài chén rượu giao Ngâm thi hoài cổ, để rao tiếng đờiNgư, Tiều hoài cổ ngâm, ngụ ưu đạo ý (thử xướng, bỉ hoạ): Từ thuở Đông Chu xuống đến nay Đạo đời rậm rạp mấy ai hay Hạ, Thương đường cũ gai bò lấp Văn, Vũ nền xưa lúa trổ đầy Năm bá mượn vay, nhân nghĩa mọn Bảy hùng giành xé, lợi danh bay Kinh Lân mong dẹp tôi con loạn Sử Mã khôn ngăn mọi rợ bầy Dùi mõ Mặc, Dương thêm chộn rộn Tiếng chuông Phật, Lão rất vang ngầy Lửa Tần, tro Hạng vừa nguôi dấu Am Hán, chùa Lương lại réo dầy Trong đám cửu lưu đều nói tổ Bên đường tam giáo cũng xưng thầy Khe Đào, động Lý nhiều đoàn trốn Rừng Trúc, đình Lan lắm bạn say Phép báu Thi, Thư dòng mọt nát Màu xuê Lễ, Nhạc nhiễm sương bay Mấy dòng biển nghiệt chia nguồn nước Trăm chặng rừng hoang bít cội cây Hơi chính ngàn năm về cụm núi Thói tà bốn biển động vầng mây Ngày nào trời đất an ngôi cũ Mừng thấy non sông bặt gió tây

Hồi 02

Thơ rồi Ngư mới hỏi Tiều: Việc nhà con vợ ít nhiều đặng hay? Tiều rằng: Triền rất chẳng may,Năm lần cưới vợ, còn nay một người. Nằm hoài biếng nói, biếng cười, Rề rề đau máu, da tươi bàu nhàu. Bốn người trước thác theo nhau, Người đau sản hậu, người đau thai tiền,Khiến thêm nghèo khổ cho Triền, Bán bao nhiêu củi về tiền thuốc thang, Thầy hay thời ở xa đường, Tin theo thầy tục, giúp phương hại người. Ngư rằng: Phược cũng như người,Hôm mai lận đận về mười đứa con. Chí lăm nuôi đặng vuông tròn, Chung tư trập trập, nhà còn phúc ghi. Nào hay tạo hoá tiểu nhi, Rủ bầy con nít đều đi bỏ mình.Đứa thời đau chứng cấp kinh, Đứa thời cam tích, bụng bình rĩnh ra, Đứa thời hai mắt quáng gà, Đứa thời túm miệng, khóc la rốn lồi, Đứa thời đau bụng lãi chòi,Đứa thời iả kiết, rặn lòi trôn trê, Đứa thời sài ghẻ, nóng mê, Đứa thời hoa trái, độc về hông, vai. Rủ nhau thỉnh thoảng chết hoài, Đứa đôi ba tháng, đứa vài ba năm.Trời đà hao tốn tiền trăm, Thương con chạy bậy, lầm nhằm thuốc nhăng. Đến nay còn sót hai thằng, Nhờ trời khoẻ mạnh, đặng ăn chơi thường. Cảm ơn kẻ sĩ du phương,Dắt ta, điềm chỉ vào đường Y lâm. Thê Triền nghe nói mừng thầm, Hỏi rằng: Thầy ở Y lâm tên gì? Ngư rằng: Chưa biết tên chi, Nghe người nói đó là kỳ Nhân Sư.Tiều rằng: Chữ gọi Nhân Sư, Tiên hay là Phật, bậc gì công phu? Ngư rằng: Vốn thật thầy nhu (nho), Lòng cưu gấm nhiễu, lại giàu lược thao. Nói ra vàng đá chẳng xao,Văn ra dấy phụng, rời giao tưng bừng. Trong mình đủ chước kinh luân, Thêm trau đạo đức, mười phân rõ ràng, Chẳng may gặp thuở nước loàn, Thương câu “dân mạc” về đàng Y lâm.Ẩn mình chôn ngọc, vùi câm (kim), Người con mắt tục coi lầm biết đâu. Ta nhân bệnh trẻ đi cầu, Có nghe du sĩ đọc câu thơ rằng:Du sĩ độc nhân sư thi: Xe ngựa lao xao giữa cõi trần, Biết ai thiên tử, biết ai thần? Nhạc thiều tiếng dứt khôn trông phụng, Sử Lỗ biên rồi khó thấy lân! Khoẻ mắt Hi Di trời ngũ quý, Mỏi lòng Gia Cát đất tam phân Công danh chi nữa, ăn rồi ngủ, Mặc lượng cao dày xử với dân.Tiều rằng: Mừng gặp hiền nhân,Nghe bài thơ ấy, thật trân bảo đời! Bấy lâu những tưởng không người, Nào hay hang trống còn dời tiếng rân. Thi danh trước có Đường thần. Tài như Lý, Đỗ muôn phần khá thương.Thấy nay cũng nhóm văn chương, Vóc dê, da cọp khôn lường thực hư, Tiếc thay đời có Nhân Sư, Lại theo bốn chữ “vô như chi hà”. Nhớ xưa tiếng đại hiền ra,“Rằng trời muốn trị, bỏ ta, ai dùng?” Thôi thôi ngươi hãy gắng công, Đem ta tới chỗ, học cùng Nhân Sư. Ngư rằng: Nhắm chốn Đan Kỳ, Éo le khúc nẻo, đường đi chẳng gần.Nhiều non, nhiều núi, nhiều rừng, Nhiều đèo, nhiều ải, nhiều chừng động hang. Chút công khó nhọc chẳng màng, Phần lo hóc hiểm một đàng Nhân Khu. Nhân Khu ải ấy ở đầu,Nẻo lành, nẻo dữ, cạn sâu khôn lường. Tiều rằng: Ta dốc tìm phương, Xin phân cho rõ cái đường Nhân Khu. Ngư rằng: Một ải Nhân Khu, Lấy da bao thịt, làm bầu hồ lô.Trở thông chín nẻo ra vào, Mười hai kinh lạc chia đào dọc ngang. Ngoài thời sáu phủ Dương Quan, Trong thời năm tạng, xây bàn Âm Đô. Hai bên tả hữu vách tô,Có non nguyên khí, có hồ huyết quan. Có nơi hồn phách ở an, Có ngôi thần chủ, sửa sang việc mình. Rước đưa có đám thất tình, Có vườn ngũ vị nuôi hình tốt tươi.Lại nghe du sĩ trao lời, Rằng trong ải ấy lắm nơi hiểm nghèo, Có làng Lục Tặc nhóm theo, Chia phần đón ngách, giữ đèo Tam Thi. Hôm mai rũ quến nhau đi,Xui lòng nhân dục, nhiều khi lang loàn, Hoặc theo bên động Bì nang, Thắm trêu hoa mẫu mơ màng gió xuân. Hoặc theo bên động Tôn Cân, Nhem thèm cho sãi về dân, bỏ chùa,Thêm bầy quỉ quái theo lùa, Nhóm non Thập Ác, tranh đua khuấy đời, Ngửa xem ngoài cửa sáng giăng,Thấy trên biển ngạch chữ rằng “Tam Công”. Bước vô trong miếu lạnh lùng, Thấy treo ba bức song song hoạ đồ. Nhân Sư ngồi giữa xem đồ, Thấy ta han hỏi, dở hồ linh đan.Lấy ra thuốc đỏ hai hoàn, Cho về cứu trẻ khỏi cơn tai nàn. Ta nhân một thuở vội vàng, Gặp thầy chưa kịp hỏi han việc gì. Tiếc thay đã đến Đan Kỳ,Mùi thơm chưa dính chút chi vào mình. Tiều rằng: Xin hỏi nhân huynh, Trước quen du sĩ, tính danh cũng tường? Ngư rằng: Kẻ sĩ du phương, Tên Châu Đạo Dẫn, đem đường cho ta.Đang khi bối rối việc nhà, Nào rồi hỏi việc trải qua cùng chàng. Chỉ nghe Đạo Dẫn thở than, Rằng bầy Lục Tặc, biết toan lẽ nào! Tiều rằng: Lục Tặc làm sao?Xin phân sáu ấy, âm hao cho rành, Ngư rằng: Tai mắt nhiều tinh, Tai tham tiếng nhạc, mắt giành sắc xinh. Mũi thời tham vị hương hinh, Miệng thời tham béo, ngọt, thanh, rượu, trà,Vóc thời muốn bận sô sa, Bụng thời muốn ở cửa nhà thếp son. Cho hay Lục Tặc ấy còn, Khiến con người tục lần mòn hư thân. Tiều rằng: Nghe tiếng ngọc phân,Chạnh lòng muốn tách cõi trần chơi mây. Phải chi gặp Đạo Dẫn đây, Ta xin theo dấu, tìm thầy Nhân Sư. Ngư rằng: Phược nguyện đem đi, Anh về sắm sửa lễ nghi sẵn sàng.Vả nay vừa tiết xuân quang, Hẹn năm ngày nhóm hành trang cho rồi Thê Triền từ tạ, chân lui, Về nhà thấy vợ ngùi ngùi đau rên, Nhờ ơn nhạc mẫu ở bên,Dặn dò gửi vợ, lại lên họ Bào. Thứ này hai họ nghĩa giao, Sắm đồ hành lý những bao, những hồ. Bao thời đựng cá tôm khô, Hồ thời đựng rượu, trường đồ thẳng xông,Trải qua bờ liễu, non tùng, Trời hiu hiu thổi gió đông đưa mình, Mặt nhìn trong tiết Thanh minh, U Yên đất cũ, cảnh tình trêu ngươi, Trăm hoa nửa khóc nửa cười,Như tuồng xiêu lạc gặp người cố hương. Cỏ cây gie nhánh đón đường, Như tuồng níu hỏi Đông hoàng ở đâu? Bên non đá cụm cúi đầu, Như tuồng oan khúc, lạy cầu cứu sinh.Líu lo chim nói trên cành, Như tuồng kể mách tình hình dân đau. Gió tre hiu hắt theo sau, Như tuồng xúi dục đi mau tìm thầy. Dưới non suối chảy kêu ngầy,Như tuồng nhắn hỏi sự này bởi ai? Hai người nhìn thấy than dài, Cho hay non nước nhiều loài trông xuân, Mưa sầu gió thảm biết chừng nào thanh!Mảng xem cảnh cũ thương tình, Nào hay lạc nẻo lộ trình ải xưa. Cùng nhau ngơ ngẩn ngày trưa, Lại may gặp bạn cỡi lừa ngâm thơ. Hai người dừng gót đứng chờ,Lắng nghe du sĩ lời thơ ngâm rằng: Trời đông sùi sụt gió mưa tây, Đau ốm lòng dân cậy có thầy, Phương cũ vua tôi gìn trước mắt, Mạng nay già trẽ gửi trong tay. Trận đồ tám quẻ còn non nước, Binh pháp năm mùi sẵn cỏ cây. Hỡi bạn Y lâm ai muốn hỏi, Đò xưa bến cũ có ta đây.

Hồi 03

Ngâm rồi thoạt thấy Tiều, Ngư, Vội vàng Đạo Dẫn truỵ lư cười ngầm. Chào rằng: này kẻ tri âm! Ngày nay lại đến Y lâm cầu gì?Ngư rằng: Đem bạn cố tri, Đồng lòng tìm đến Nhân Sư học hành. Dẫn rằng: Hai chữ “phù sinh” Người non, kẻ nước, phận đành tiều, ngư. Bấy lâu sao chẳng tầm sư,Đến nay lại có công dư học nghề? Tiều rằng: Thời vận bất tề, Thêm lầm thầy thuốc làm bê việc nhà. Ngư rằng: Ta nghĩ giận ta, Bởi thương con vợ mới ra hết tiền.Dẫn rằng: Trong cõi trần duyên, Hay người chưa trả rồi tiền nợ vay. Người xưa ba chuyến gãy tay, Tức mình học thuốc, mới hay làm thầy, Tiều rằng: Mấy cụm rừng y, Đều noi đường cái Hiên Kỳ trổ ra.Một ngày suối chảy một xa Rốt dòng lại có chính tà khác nhau. Ngư rằng: Cách trở bấy lâu, Đường đi ngày trước lạc đâu khôn tầm. Dẫn rằng: Đây thật Y lâm,Nhân khu ải khỏi, nào lầm chớ e! Ngư rằng: Dặm cũ vắng hoe, Mình tuy có thấy, không nghe biết gì. Dẫn rằng: Đó chớ vội đi, Ngày nay chưa gặp Tôn Sư ở nhà.Đến am Bảo Dưỡng theo ta, Nghỉ chơi vài bữa, rồi qua Đan Kỳ. Ngư, Tiều theo Đạo Dẫn đi, Ở am Bảo Dưỡng một khi vui vầy. Ba người kết bạn đông tây,Chuyện trò sách thuốc, lối này hỏi nhau. Ngư rằng: Trước ải Nhân Khu, Mười hai kinh lạc, cạn sâu chưa tường, Dẫn rằng: Ba âm, ba dương, Ba ba số bội, chia đường hai bên,Tay chân tả hữu hai bên, Âm dương đều sáu, dưới trên buộc ràng.Thập nhị kinh lạc ca (Bài ca về mười hai kinh lạc) Dịch nghĩa: Kinh Thủ Thái dương thông với ruột non, Kinh Túc Thái dương thông với bọng đái, Kinh Thủ Dương minh thông với ruột già, Kinh Túc Dương minh thông với dạ dày, Kinh Thủ Thiếu dương thông với tam tiêu, Kinh Túc Thiếu dương thông với mật, Kinh Thủ Thái âm thông với phổi, Kinh Túc Thái âm thông với lá lách, Kinh Thủ Thiếu âm thông với trái tim, Kinh Túc Thiếu âm thông với thận, Kinh Thủ Quyết âm thông với màng tim, Kinh Túc Quyết âm thông với gan.Hựu hữu ca (Lại có bài ca rằng) Dịch nghĩa: Kinh Thái dương thuộc thuỷ, úng với Thìn, Tuất, thông với ruột non, bọng đái, Kinh Dương minh thuộc kim, ứng với Mão, Dậu, thông với ruột già, dạ dày, Kinh Thiếu dương thuộc hoả, ứng với Dần, Thân, thông với tam tiêu và mật, Kinh Thái âm thuộc thổ, ứng với Sửu, Mùi, thông với phổi và lá lách, Kinh Thiếu âm thuộc hoả, ứng với Tý, Ngọ, thông với tim và thận, Kinh Quyết âm thuộc mộc, ứng với Tỵ, Hợi, thông với màng tim và gan.Ngư rằng: Kinh lạc là tiêu, Chỗ nào khí huyết ít nhiều biết đâu. Dẫn rằng: Khí huyết nhân khu,Ta từng coi sách, thấy câu ca rằng:Thập nhị kinh lạc khí huyết đa thiểu ca (Bài ca về khí huyết nhiều ít của mười hai kinh lạc) Dịch nghĩa: Nhiều khí, nhiều huyết, anh nên nhớ: Kinh Thủ Dương minh tức ruột già, và Kinh Túc Dương minh tức dạ dày. Ít huyết, nhiều khi, có sáu kinh: Tam tiêu, mật, thận, tim, lá lách, và phổi. Nhiều huyết, ít khí chia ra bốn kinh: Bọng đái, ruột non, màng, tim và gan.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu với bạn phần 1 của Nguyễn Đình Chiểu viết trong tập Ngư Tiều y thuật vấn đáp. Các phần văn bản trên đây đã được biên soạn đảm bảo được tính chính xác về mặt văn bản và có cơ sở khoa học. Để thông qua đó bạn sẽ hiểu thêm về phong cách sáng tác của nhà thơ này.