Tập Bạch vân quốc ngữ thi tập Nguyễn Bỉnh Khiêm còn được biết đến với tên gọi là Trình quốc công Bạch Vân quốc ngữ thi tập. Đây là một tập thơ được ông sáng tác từ khi về nghỉ ở quê nhà. Do tài liệu thất lạc nên cũng không biết có bao nhiêu bài tuy nhiên hiện tại chỉ có khoảng 80 bài. Tập thơ này được ông viết theo thể đường luật và đường luật xen lục ngôn. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn các bài thơ hay nhất của tập thơ này bạn nhé!

(Chưa rõ tên)

Nối nghiệp nhà xưa học một kinh, Chẳng ngờ lạc đến áng công danh. Thân xưa đã có duyên hương lửa, Lộc nặng ơn nhờ đức thánh minh. Lỗi bước, già nên chịu dại, Hay cơ, trẻ khá làm thinh? Phúc nho hoạ trong đời trị, No ấm cũng nhờ phúc thái bình.

(Chưa rõ tên)

Rất nhân sinh bẩy tám mươi, Làm chi lảo đảo nhọc lòng người. Bạch Vân am vắng chim kêu muộn, Kim Tuyết dòng thanh cá mát tươi. Ưu ái một niềm hằng nhớ chúa, Công danh hai chữ đã nhường người. Giầu lẫn khó, yên đòi phận, Rất nhân sinh bẩy tám mươi.Thanh nhàn dưỡng được tính tự nhiên, Non nước cùng ta đã có duyên. Dắng dỏi bên tai cầm suối, Dập dìu trước mặt tán sen. Xuân về, hoa nở mùi hương nức, Khách đến, chim mừng dáng mặt quen. Chốn ấy thanh nhàn được thú, Lọ là Bồng đảo mới tiên.

Chớ cậy rằng hơn

Làm người hay một, hoá hay hai, Chớ cậy rằng khôn, chớ cậy tài. Trực tiết cho bền bằng sắt đá, Ði đường ngẫm hết chốn chông gai. Ở thế khá yêu là của khá, Ra đường ai dễ kém gì ai. Miệng đời tựa mật mùi càng ngọt, Ðạo thánh bằng tơ mới hãy dài.

Có phúc có phần

Trời sinh, trời ắt đã dành phần, Tu hãy cho hiền, dạ có nhân. Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần. Bạo hung chỉn đã gươm mài đá, Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân. Chớ có hại nhân mà ích kỷ, Giấu người, khôn giấu được linh thần.

Cương thường tổng quát

Trời phú tính ở mình ta, Đạo cả cương thường năm mấy ba. Tôi hết ngay, chầu chức chúa, Con hằng thảo, kính thờ cha. Anh em mựa nỡ điều hơn thiệt, Bầu bạn cho hay nết thực nhà. Nghĩa vợ chồng xem rất trọng. Ở đầu phong hoá phép chưng nhà.

Dại khôn

Làm người có dại mới nên khôn, Chớ dại ngây si, chớ quá khôn. Khôn được ích mình, đừng rẽ dại, Dại thì giữ phận chớ tranh khôn. Khôn mà hiểm độc là khôn dại, Dại vốn hiền lành ấy dại khôn. Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại, Gặp thời, dại cũng hoá nên khôn.

Đạo thường

Chợ họp thì người đến dở dang Xa yêu vì có mùi hương Ưa ngọt thì hơn nhiều người trọng Quá chua ra ủng có ai màng Ở có đức lành hơn ở dữ Yêu nhau chẳng đã một đạo thường

Đường đời hiểm hóc

Áng công danh sá cắp tay Nhiều phen đã khỏi tiếng tai bay Hoa mai bạc, vì trăng tỏ Bóng trúc thưa, bởi gío lay Ưu ái chẳng quên niềm trước Thị phi biếng nói sự nay. Ðã từng trải sơn hà hết, Ðường thế nhiều nơi hiểm hóc thay!

Giới dĩ phú lăng bần (Răn người cậy giàu mà coi thường người nghèo)

Kẻ khó thường làm ích kẻ giàu, Ở thì phải ngẫm, biết nhường nhau, Bán kia, chẳng nỡ mua cho rẻ, Vay nọ, xin đừng lấy lãi đau. Bớt nỗi sai đời làm độc khổ, Thôi thì đã trả hãy cơ cầu. Nặng lòng nhân nghĩa hay thương khó, Giàu ấy hầu toan mới được lâu.

Giới sắc (Răn người ham sắc đẹp)

Cẩn cho hay, chẳng phải chơi, Sắc xem dường sóng, dễ xiêu người. Lửa rơm nếu chửa ngăn lòng tục, Giường mối đâu còn biết lẽ trời. Có chồng con bao xiết nỗi, Hay bùa thuốc ấy thói đời. Kham hiền, luận ác “dâm vi thủ”, Cẩn cho hay, chẳng phải chơi.

Giới sùng Phật vô ích (Răn người sùng bái Phật vô ích)

Suy lý cho cùng Phật ấy ta, Lọ là chung bóng đạo Di Đà? Hiền lành, hãy giữ bề tu kỷ, Dối trá, đừng nghe đứa xuất gia. Dễ chúng đúc chuông nhân đã lạ, Đặt điều phá ngục thói ru mà. Chẳng tin, Lương Vũ còn bia cũ, Tra, mà lại biết thực chẳng ngoa.

Giới tham (Răn người có lòng tham)

Tượng trời âu đã quá đồng cân, Định cho ai, ắt có phần. Muốn vô nhai, khôn lẽ được, Ơn phi phận, khá đều phân. Đủ no hay vậy, xin thong thả, Sạo sục làm chi, luống nhọc nhằn! Nếu tham hơn thì phải thiệt, Hãy ghi lời ấy để mà răn.

Khuyến đãi bằng hữu (Khuyên đối xử với bạn)

Làm người dầu dã bạn cùng ai, Chữ “tín” tua thìn chẳng chút sai. Đừng có nồng chi rồi lại lạt, Nếu mà thắm lắm ắt liền phai. Chợ hàng, miễn nhớ tuồng chơi họp, Rượu bạc, xin thôi sức ép nài. Sắc ắt sơ hằng cần đấy, Yêu nhau nghĩa ấy mới bền dai.

Khuyến đãi tông tộc (Khuyên đối xử với họ hàng)

Dòng dõi suy ra cũng một nhà, Xem ai hơn nữa họ hàng ta? Đỡ đần đành cậy vây cánh, Gửi thác càng tin ruột rà. Chẳng bỏ được nào, sao chẳng biết? Nên gần cho lắm, há nên xa? Cùng nhau bầu bí yêu thương lấy, Chớ nỡ xem bằng khách tới qua.

Khuyến huynh đệ vật cạnh tranh (Khuyên anh em chớ tranh nhau)

Cùng đội sinh thành một cửa ra, Anh em trời đã thực cho ta Giúp nàn, chống rẻ cùng nương cậy, Biết kính, hay yêu miễn thuận hoà. Xui giục chớ tin lời vợ. Yêu thương sá thấy lòng cha. Chân tay gẫm lại ai hơn nữa, Tranh cạnh làm chi, lỗi phép nhà?

Lòng thư thái

Vinh nhục bao phen hẳn đã từng Lòng người sự thể dửng dừng dưng Khen thì nên tốt, chê nên dại Mất cũng chẳng âu được chẳng mừng Có ai biết được lòng tri kỷ Vời vợi non cao nguyệt một vừng

Mặc ai tài trí

Mặc ai rằng tài, mặc ai rằng trí, Ngay mặt đã hay đống củ khoai. Cáo đội oai hùm mà hết giống, Ruồi nương đuôi ký luống khoe ngươi. Nhân tình cho biết, Ba bát đầy, nầy cũng sáu vơi.

Mùa thu chơi thuyền

Nước xuôi nước ngược sóng dâng triều Thuyền khách chơi thu nọ phải dìu Chèo vượt bóng trăng nhân lúc hứng Buồm giong ngọn gió mặc cơn phèo Phơ phơ đầu bạc ông câu cá Leo lẻo giòng xanh nước mắt mèo Le vịt cùng ta như có ý Ðến đâu thời cũng thấy đi theo

Nhẫn thì qua

Chưa dễ ai là bụt Thích Ca Mọi niềm nhân ngã nhẫn thì qua Lòng vô sự trăng in nước Của thảng lai gió thổi hoa Kìa khách xuân xanh khi trẻ Mấy người đầu bạc tuổi già? Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách Ðược thú ta đà có thú ta

Thế sự

Non Đoài vắng vẻ bấy nhiêu lâu; Có một đàn xà đánh lộn nhau. Vượn nọ leo cành cho sĩ bóng; Lợn kia làm quái phải sai đâu. Chuột nọ lăm le mong cắn tổ; Ngựa kia đủng đỉnh buớc về tàu. Hùm ở trên rừng gầm mới dậy, Tìm về quê cũ khúc ngựa Tần.

Thú ẩn dật

Một cơ yêu nhọc đổi lại đều, Yêu bao nhiêu thì nhọc bấy nhiêu. Tham phải án công danh luỵ, Muốn cho con tạo trêu. Vui vầy lạc xã năm ba khách, Lánh chốn Nam Dương ở một lều.

Thú dưỡng thân

Phú quý bởi thời vần Tu luyện lâu bền thú dưỡng thân Hứng ý miệng ngâm câu quốc ngữ Giải phiền tay chuốc chén quỳnh xuân Đường hoa chào khách mặt nhìn mặt Ngõ hạnh đưa người chân ngại chân Dẫu có ai than thì sẽ nhủ: Thái bình thiên tử thái bình dân

Thú tiêu dao

Xóm tự nhiên lều một căn Quét không thây thẩy bụi hồng trần Nhìn hàng cam quít con đòi cũ Mấy gã ngư tiều lừa bạn thân Thấy nguyệt tròn thì kể tháng Nhìn hoa nở mới hay xuân

Tiêu sái tự nhiên

Tiêu sái tự nhiên ắt nhẹ mình, Nài bao quyền cả áng công danh. Vô tâm ước có gương soi bạc. Ðặc thú kho đầy gió mát thanh. Trẻ dẩu biết cơ tạo hoá, Già lo phục thuốc trường sinh.

Tử sự phụ mẫu (Con thờ cha mẹ)

Ngẫm đạo làm con ở rất nan, Ở cho lọn đạo mới là ngoan. Hay khi “ôn sảnh” bề cung dưỡng, Siêng thủa “thần hôn” việc hỏi han. Dầu giận hờn, càng kính thuận, Vâng sai khiến, dám phàn nàn? Chữ rằng: “Chưa dễ đền ơn nặng”, Lọ nỗi riêng tây theo thế gian?

Vô sự

Lọ là thành thị với lâm tuyền Được thú thì hơn miễn phận bàn Vụng bất tài nên kém bạn Già vô sự ấy là tiên Đồ thư một quyển nhà làm của Phong nguyệt năm hồ khách nổi thuyền Dù nhẫn chê khen dù miệng thế Cơ mầu tạo hoá mặc tự nhiên

Vô sự là hơn

Hễ kẻ trêu người ắt phải lo Chẳng bằng vô sự ngáy o o Tay kia khéo nắm còn hơn mở Miệng nọ hay cười có lúc ho Có thuở được thời mèo đuổi chuột Ðến khi thất thế kiến tha bò Ðược thua sau mới ăn năn lại Vô sự chăng hơn có sự ru?

Thú nhàn

Lẩn thẩn ngày qua lại tháng qua, Một năm xuân tới một phen già. Ái ưu vằng vặc trăng in nước, Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa. Án sách vẫn còn án sách cũ, Nước non bạn với nước non nhà. Cuộc cờ đua chí dù cao thấp, Ta muốn thanh nhàn thú vị ta.
Trên đây là các bài thơ hay của Nguyên Bỉnh Khiêm viết trong tập Bạch vân quốc ngữ thi tập. Đây là một tập thơ chữ Nôm được đánh giá khá cao. Và nó cũng được đánh giá là sự tiếp nối và kế thừa xứng đáng của tập thơ Quốc âm thi tập. Với tập thơ này cũng đã đánh dấu một dấu mốc phát triển trên hành trình hoàn thiện mình của văn học viết Việt Nam. Và cũng đừng quên đón đọc những bài thơ tiếp theo trong tập này bạn nhé! 
Bài Nhiều Lượt Xem  Tô Đông Pha (Tô Thức) và tập Thi hay đặc sắc nhất phần 5