Bùi Hạnh Cẩn được đánh giá là một nhà dịch giả tài ba. Bởi ông đã dịch rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng trong và ngoài nước. Qua đó giúp độc giả Việt Nam hiểu hơn về vốn văn chương cũng như chuyển tải các tác phẩm nổi tiếng đến đông đảo bạn đọc. Sau khi kết thúc Chùm thơ dịch tác giả khác của nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn phần 6 chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu cho bạn những bài thơ tiếp theo trong tập này.

Đề toán viên phường sở cư bích thượng – Thái Thuận

Trường An bụi đỏ ngựa xe quần Ta thích lều ta tự ẩn thân Điện Bắc sách không đời chả bận Hồ Tây trăng sẵn giúp thơ vần Nổi chìm mình cũng nên vui sống Vắng vẻ ai không tóc xoã trần Tâm sự hiểu thêm Trần xử sĩ Nội hoa chim hót đất trời xuân

Toán viên tự thuật – Thái Thuận

Ngàn thuở Trường An như giấc mộng Tình đời núi cũ trái câu thề Sáng theo cửa Bắc cùng chuông dậy Tối đến Hồ Tây cánh vạc về Thư xóm dưới đèn từng mở đọc Mây thành trước gác sớm bay đi Liễu cầu chưa nhớ nơi thăm lại Câu cá bên hoa thú cực kỳ

Cổ ý trình bổ khuyết Kiều Tri Chi – Thẩm Thuyên Kỳ

Nhà Lư vợ trẻ ngát hoa hương Xà khảm đồi mồi – cặp yến thương Tháng chín chày khua tàn lá lạnh Mười năm chinh thú nhớ Liêu Dương Bạch Lang dòng bắc tin thư bặt Đan Phượng thành nam thu lậu trường Riêng nỗi vì ai sầu chẳng gặp Lại xui trăng tỏ sáng tơ vàng

Dao đồng Đỗ Viên Ngoại Thẩm Ngôn quá lĩnh – Thẩm Thuyên Kỳ

Trời cao đất rộng đỉnh non phân Cách nước xa nhà mây trắng phau Lạc phố phong quang đâu giống nhỉ Sùng Sơn chướng khí xiết bao lần Nam qua Trướng Hải thân đâu tá Bắc ngó Hành Dương nhạn mấy đàn Đôi ngả non sông muôn dặm lẻ Bao giờ lại gặp thánh minh quân

Hoạ Vi xá nhân tảo triều – Thẩm Thuyên Kỳ

Điện trời liền mây nổi Hành lang quét móc dăng Hài châu xếp hàng nhạn Cương ngọc vút bóng rồng Đêm tàn chuông Trường Lạc Sớm tấu rộn Minh Quang Một kinh truyền đức cũ Năm chữ nổi tài vang Nghiêm chỉnh thần tiên trảy Rộn rã cung trời sang Ngàn xuân đời thịnh trị Hộ giá vui rỡ ràng

Hồng Lâu viện ứng chế – Thẩm Thuyên Kỳ

Lầu hồng ngỡ thấy trắng hào quang Chùa áp thần cung phúc Thịnh Đường Chi Độn luyến non tình thắm thiết Đạt Ma vượt biển dặm dài suông Gió mai lò ấm tràn hương ngự Đêm bặt lời kinh vẳng tiếng vàng Ai bảo chốn này sao khó tới Xót mình viện vắng bước lang thang

Tái nhập Đạo Trường kỷ sự ứng chế – Thẩm Thuyên Kỳ

Phương nam về lại chuyển thân đời Nội điện năm nay khác trước rồi Bày mở càn khôn ngôi mới định Cao treo nhật nguyệt nét xa khơi Bước theo xe ngự đường tiên rảo Ngồi nép lò hương phép Phật ngời Mừng rộn ân sâu hầu ngự giá Hai triều vua thánh rạng lâu dài

Thù Tô viên ngoại Vị Đạo hạ vãn ngụ trực hung trung – Thẩm Thuyên Kỳ

Lên lầu tiên cùng sánh Trực bộ Lễ chia nơi Triều phục thị sử giúp Bữa khuya Thái quan mời Rèm cuốn Ngân Hà tỏ Song mở sương trăng lơi Cây cao mát sớm lại Đầm nhỏ nực tàn lui Xe quan chầu giờ mở Mũ kiếm chẳng phút ngơi Sớm mai đề cột Hán Ba sảnh ánh xuân ngời

Mạnh Môn Hành – Thôi Hiệu

Sẻ vàng ngậm hoa vàng Bên thềm liệng tản mạn Vốn muốn đền ơn vua Làm sao chống tên đạn Chén vàng rượu ngon đầy nhà xuân Bình Nguyên chuông tài khách quây quần Chật toà toàn là người trung nghĩa Hay đâu còn có loại nịnh thần Lời dèm nói đi rồi nói lại Dễ khiến lòng ai lẫn phải trái Vườn bắc mới trồng cây mận đào Gốc rễ chưa chắc đừng bới đào Cây tốt ra quả anh tự hái Hỏi người chung quanh biết được sao

Cửu nhật – Thôi Quốc Phụ

Cỏ lan bậc cuốn bặt chuông loan Thăm thẳm mây cây điện biếc hàn Trăng sáng tự đi rồi tự lại Chẳng còn ai tựa ngọc lan can

Trường Lạc thiếu niên hành – Thôi Quốc Phụ

Roi san hô quên bỏ Ngựa trắng kiêu chẳng rời Chương Đài bẻ cành liễu Tình xuân gửi lối đời

Trường Tín thảo – Thôi Quốc Phụ

Cỏ mọc cung Trường Tín Tháng năm nảy nơi buồn Hoài cây xưa lấp lối Thềm ngọc cũng bặt luôn

Tảo phát Giao Nhai sơn hoàn Thái Thất tác – Thôi Tự

Rừng đông hơi mờ trắng Chim lạnh chợt liệng ngang Ta cũng về núi Bắc Trở lại chốn thảo đường Ngày rằm tháng mười một Trời trăng ngóng hai phương Chầm chậm qua Dĩnh Thượng Loang loáng ánh tịch dương Sông băng thêm tuyết đọng Dâu khô lửa nội tràn Đi lẻ đường dài dặc Năm tàn dễ buồn thương Thương cho khách không áo Làm sao chống tuyết sương

Phú đắc bạch nhật bán Tây sơn – Thường Kiến

Tấm thân như đò nhẹ Xế chiều khoảng núi Tây Thường theo bóng buồm thẳm Xa tắp giáp trời mây Cảnh vật chuyển thanh u Ánh chiều đẹp sườn cây Long lanh dòng biếc mờ Trời lặn ráng lẻ bầy Bến bãi xa le lói Mây hồ còn loáng bay Bờ xa Kinh Môn khép Rừng xám màu Sở dày Đêm đến chuyển vắng quạnh Se sắt lùa gió may Bến cát cò vạc ngủ Chốn đậu cỏ hà đầy Trăng tròn dừng bãi trước Đàn lẻ động vài dây Lạnh lẽo đêm thăm thẳm Sương băng đẫm áo dày

Tam nhật tầm Lý Cửu trang – Thường Kiến

Rừng liễu bờ đông mới tạnh mưa Vĩnh Hoà hàn thực lướt con đò Cố nhân nhà ở dinh Đào ấy Trước cổng dòng khe chảy lững lờ

Quy Nhạn – Tiền Khởi

Tiêu Tương hà cớ trở về đây Cát sáng dòng xanh rêu bến dày Đàn sắt ngân đêm trăng loáng ánh Không hơn nỗi oán lướt trời mây

Hồng Châu khách xá ký Liễu bác sĩ Phương – Tiết Nghiệp

Năm ngoái én làm tổ nhà chủ Năm nay hoa nở bên đường đi Năm năm làm khách không tới quán Nước cũ mất còn chẳng biết chi Bụi Hồ một dấy thiên hạ loạn Gió xuân nơi nào chẳng biệt ly

Trùng dương nhật bồi Nguyên Lỗ Sơn Đức Tú đăng bắc thành, chúc đối tân tễ, nhân dĩ tặng biệt – Tiêu Dĩnh Sĩ

Huyện vùng cao mấy tầng thành cổ Dăng dải xa vội vã lên trông Mưa qua, thu toả mênh mông Những là ẩn hiện bày trong mắt nhìn Chân mây dòng Trĩ triền miên Cuối trời hun hút đường chim thấy nào Hứng Bành Trạch nao nao chưa dứt Gió hiu hiu giục nức lòng quê Công đường nhàn nhã gặp khi Cúc thơm rượu ngát rót đi, mặc đời Người mừng lúa gặt bời bời Lệnh quan phép lính hết thời hay chăng Mười dặm xanh dăng dăng núi trải Lối thẳm nào mê mải màu mây Mong manh nắng rớt nửa đầy Mờ mờ ảo ảo ngỡ hay ngả chiều Đâu đây cành động chim kêu Trăng trong đêm vắng hắt hiu than mình Niềm đau xót cảnh tình xuôi ngược Lòng dặn lòng cất bước buổi mai Nhục vinh dẫu đã thôi rồi Tránh sao kẻ dạt người trôi não lòng Giang hồ sao nỡ còn trông Gió mưa đau đáu tấc lòng tương tư Chuộng tài đời thịnh đương chờ Phận mình nghề mọn bao giờ dám khoe Ngày nào bỏ huyện lệnh đi Cùng ai mình lại kết bề lênh đênh

Đồng tiễn Dương tướng quân kiêm Nguyên Châu đô đốc ngự sử trung thừa – Tô Đĩnh

Hung Nô nối Quy Sa Triều đình cử Hổ Nha Nhiên Minh thay phong tục Khứ Bệnh quên tình nhà Đăng đàn ngời lễ tướng Lên ải rạng quân ta Gió bắc rền trống Hán Ngựa biên nhớ khèn Hồ Rợp cờ quân tề chỉnh Cao mũ rợn kẻ tà Khải hoàn bõ lao khổ Kề dòng ngự rộn hoa

Phụng hoạ sơ xuân hạnh Thái Bình công chúa nam trang ứng chế – Tô Đĩnh

Cung chúa lầu cao nước Bá liền Ngự du xuân sớm cảnh bình yên Phượng Hoàng dưới gác cao nghìn trượng Ô Thước đầu cầu tiệc ngự chen Đôi lúc giữa hoa màu đá rạng Thời thường lối trúc suối hồng quen Sáng nay hộ giá Bình Dương quán Không tiện dòng Ngân một lá thuyền

Sứ Lĩnh Nam văn Thôi Mã nhị ngự sử bính bái thai lang – Tô Vị Đạo

Buổi chim bầy vút cánh Cành oanh động tin xa Minh Quang cùng đợi họp Phong độ bao nếp ưa Mừng được vua cất nhắc Than nỗi gác đài chia Rừng xưa nhớ bách rợp Tướng mới ngăn lan đưa Hình dê thần rời mũ Đàn trĩ lành xe chờ Nam Đẩu xa riêng ngán Dải sao ngóng mịt mờ

Há Sơn ca – Tống Chi Vấn

Xuống núi Tung chừ nhiều suy tư, Cùng người đẹp chừ bước từ từ. Ngàn thông trăng sáng như thế mãi, Người lại người đi biết bao giờ?

Hồ già khúc – Vương Xương Linh

Thành Nam, Hồ rợp đất Một tối, mấy vòng vây Khèn rộn từ đâu ấy Ra ải, khúc vút bay Vẳng nghe trăng ải khổ Reo quyện biển gió lay Lầu sớm, khèn ba khúc Lệ Hồ lại gạt đầy

Lương uyển – Vương Xương Linh

Vườn Lương trúc cũ khói thu vương Gió thảm ngoài thành chiều muốn buông Cờ xí muôn xe đâu đó nhỉ Bình Đài khách khứa có ai thương

Phù Dung lâu tống Tân Tiệm kỳ 1 – Vương Xương Linh

Mưa lạnh tràn sông tối tới Ngô Tinh sương tiễn khách Sở non trơ Bạn thân thành Lạc như thăm hỏi Một tấm lòng băng giữa ngọc hồ

Tây cung thu oán – Vương Xương Linh

Hoa sen không sánh được người đẹp Rèm ngọc lầu hồ gió thoảng hương Lại oán quạt thu e ấp nỗi Trăng sông treo sáng đợi quân vương

Thành bàng khúc – Vương Xương Linh

Cành dâu gió thu reo Cỏ trắng thỏ đế kiêu Mùi rượu Hàm Đan còn vương theo Cánh đồng Bắc thành bắn chim điêu Như hổ mọc cánh xông dinh vắng Quay mình cánh cung ánh trăng treo

Tống Quách Tư Thương – Vương Xương Linh

Ngời cửa dòng Hoài biếc Dừng ngựa tỏ tâm tình Trăng sáng theo quan tốt Triều xuân đầy năm canh

Tống Tiết đại phó An Lục – Vương Xương Linh

Mây mưa đầu bến ám non Tương Đất Sở buồn xa khách võ vàng Xa tiễn con thuyền về Lục quận Chân trời đâu nhỉ Mục Lăng quan

Trường Tín thu từ kỳ – Vương Xương Linh

Thực là mệnh bạc dạ vò tơ Mơ gặp quân vương tỉnh lại ngờ Đuốc sáng cung Tây hay tiệc tối Rõ ràng lối ngự chịu ơn vua

Ân tứ Nguỵ Văn Trinh Công chư tôn cựu đệ dĩ đạo trực thần – Trần Ngạn Bác

Tể tướng đã khuất núi Dinh cơ cố cho người Ý trời muốn báo đức Con cháu được phần vui Sinh thời tính trung trực Thác rồi vẫn thơm dài Mưa móc ơn ngày mới Làng cũ xuân lan tươi Công lao lưu cháu chắt Rạng rỡ khắp nơi nơi Cùng mừng đời thịnh trị Mong được bậc hiền tài

Phụng sứ tuần kiểm lưỡng kinh lộ chủng quả thụ sự tất nhập Tần nhân vịnh – Trịnh Thẩm

Thánh đức đầy trời dất Ánh xuân rạng đế kinh Lệnh ban từ chín bệ Ngàn dặm cây thơm cành Ải Thiểm lan man khói Dòng biên lác đác xanh Khí hoà mầm nhú nảy Mùa trĩu lòng dân sanh Xuân móc cành lả lướt Thu sương quả tròn xinh Chân ai vờn bóng rợp Áo sứ ấp hương quanh Đường vào nhiều lối mải Ngả rẽ nối hoàng thành Gót tiên nào xứng lối Níu lá rạng ân lành

Ký Tôn sơn nhân – Trừ Quang Hy

Tháng hai thuyền lẻ về rừng xuân Nước ắp sông trong hoa ắp non Xin hỏi vườn xưa quân tử ẩn Giao du nhân thế có chăng còn

Quan san nguyệt – Trừ Quang Hy

Nhạn lẻ vút quân doanh Não nề sương cổ thành Khèn Hồ vẳng đâu đấy Biên ải dậy đêm thanh

Trường An đạo kỳ 1 – Trừ Quang Hy

Vút roi qua quán rượu Áo đẹp chơi ả đào Muôn vạn thiêu một khắc Đau đáu nói thế nào

Dao đồng Sái Khởi Cư yển tùng thiên – Trương Duyệt

Kinh kỳ cây cối tốt như nêm Rằng một chồi thông vượt hẳn lên Cảnh sắc thiên đình thêm nổi tiếng Phong quang đầm ấm điện cung liền Hồ treo rờ rỡ sương hoa đọng Tán rợp tầng tầng mây thắm chen Không tiếc tiên đơn phù vạc báu Xin đem thân mạnh giúp vua hiền Chớ sánh Minh Linh cây đất Sở Bên sông già vụng cõi đời quên

Hoàn chí Đoan Châu dịch tiền dữ Cao Lục biệt xứ – Trương Duyệt

Cửa Phần giang quán cũ Buồn trông rớt nắng hoe Gặp nhau truyền bữa trọ Ly biệt đổi chinh y Sông núi xưa còn đấy Đau nỗi đời suy vi Lối này đều qua lại Sống thác chẳng cùng về
Trên đây là những bản thơ dịch của Bùi Hạnh Cẩn mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Qua đó bạn sẽ hiểu hơn về phong cách sáng tác cũng như những chủ đề mà tác giả muốn gửi gắm qua những bài thơ. Và tất nhiên cũng đừng quên đón đọc Các bản thơ dịch tác giả khác của Bùi Hạnh Cẩn phần 8 để có được một cái nhìn sâu sắc hơn nhé!