Nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn
Khoảng những năm 1938 1939 ông lên Hà Nội bắt đầu tham gia Hội truyền bá chữ Quốc ngữ cùng với Nguyễn Hồng Nghi và Nguyễn Trinh Cơ. Nhóm này đã mang bảng, phấn đến các khu chợ, bến xe hay những nơi đông người để dạy học. Và ông cũng cùng một số người khác tham gia diên kịch của Nguyễn Bính để lất tiền ủng hộ Hội Truyền bá chữ quốc ngữ.Trước cách mạng tháng Tám ông đã viết cho nhiều tờ báo nên có dịp tiếp xúc với những luồng tư tưởng tiến bộ. Và ông cũng đã có nhiều cách tân về mặt nội dung cho những tờ báo như Ngày nay, Tiểu thuyết thứ 5…. Thần tượng của ông chính là những người luôn đề cao sự sáng tạo, mở đường cho các trào lưu văn hóa, văn học và ngôn ngữ như Phạm Duy Tốn, Dương Bá Trạc, Phan Kế Bính, Nguyễn Bá Học…Sau cách mạng tháng Tám ông về công tác tại tỉnh Nam Định và được cử làm Kiểm soát viên tài liệu của Ty Bình dân học vụ. Ông có nhiệm vụ chuyển tài liệu cho mọi người đọc, học và nghiên cứu. Dù ở vị trí nào ông đều giữ được vẻ chất phác, dễ gần, năng nổ và xông xáo.Về thơ của ông được ghi nhận thông qua các phần thơ dịch của các tác giả khác. Đó cũng chính là một cách để mang các áng văn chương đến gần hơn với người hâm mộ. Và xóa nhòa được khoảng cách về mặt ngôn ngữ hay văn tự.Đề Diên Bình kiếm đàm – Âu Dương Chiêm
Muốn thấy gươm thiêng khó mấy vàn Qua đò một bến nước mênh mang Suông thừa nắng cũ nhoà sương sắc Dài với đầm trong sáng lạnh tràn
Ký Dương Thị Ngự – Bao Hà
Làm quan may gặp được cùng thời Không mối mười năm bị bỏ rơi Trước mắt bàn chi đeo túi ấn Xin anh ngó tóc muối tiêu rồi
Lộc trại – Bùi Địch
Nắng muộn lạnh màu non Lẻ loi đành phận khách Rừng tùng chuyện chẳng hay Hươu nai còn dấu tích
Mạnh Thành ao – Bùi Địch
Dựng lều dưới thành cổ Thành cổ thường lên chơi Thành cổ đà khác trước Người nay tự vãng lai
Nhâm Dần tuế đán – Bùi Huy Bích
Năm tết ở lâu cùng quốc giới Năm giờ mừng thấy đế thành xuân Nhị Hà khối nước lay cây lạnh Cung cấm làn thơm động bụi trần Chín bệ mũ cờ không cách mấy Một vườn hoa trúc lại thêm thân Thẹn điều quyền biến không thành thạo Mà cũng xênh xang bậc đại thần
Sài Sơn tự – Bùi Huy Bích
Gấm vóc quanh co dải núi đồi So le cây đá nổi lâu đài Đông tây nhật nguyệt cầu tiên bắc Sớm tối mây sương họp chợ trời Cảnh Thống bia đề hang còn tỏ Chính Hoà thơ khắc chữ rạng ngời Am thiền Đạo Hạnh nay còn đó Thác hoá đầu thai chuyện nực cười
Bính Thìn Đông Cao độ sơ thu nhàn vọng – Bùi Trục
Đông Cao một đường thẳng Sông nước ba vùng lành Lũ rừng mây sóng lộng Sông thu cỏ cây xanh Thuyền buôn đậu quang bãi Cò sếu rỡn nắng hanh Tản đảo trời sững núi Hùng thay chốn đế kin
Dục Khánh Phật đài – Bùi Trục
Năm quá ba trăm Dực thánh hoàng Anh hoa dồn đúc mãi thơm luôn Sáng thiêng trăm kiếp dài thân nến Lành tốt ngàn thu chả dứt hương Khéo chuyển xe thiền công quá lớn Giúp ngầm nghiệp báu đạo mênh mang Một trời phúc đẹp xuân không hạn Tứ khách Tao Đàn chợt vấn vương
Lý Ông Trọng từ – Bùi Trục
Trời đất đổi thay sáu trăm lượt Người nam đất bắc chuyến chơi hùng Tượng vàng ngăn giặc oai như cũ Lưới sắt trừ yêu chuyện thực không Nhìn miếu thấy thần đang sống động Bàn kinh vào mộng tháng năm ròng Ba ngàn năm đó linh thiêng mãi Sông Nhị đìu hiu ngọn gió lồng
Tân Hợi tuế đán – Bùi Trục
Nhìn hoa biết năm đổi Không lịch chẳng hay xuân Lối liễu biết khác Tấn Nguồn đào còn nhớ Tần Ở nhà mà tựa khách Vô sự càng nhàn thân Quá ngại chẳng thay đổi Bỗng chốc tóc bạc đầu
Đường thượng hành – Chân thị
Cỏ bồ mọc trong đầm Lá ấy sao xen đầy Ví có làm nhân nghĩa Không bằng thiếp tự hay Miệng người chẩy sắt thép Khiến chàng xa chân mây Nhớ khi chàng li biệt Một mình oán hận đầy Hình dáng chàng tưởng đến Lòng dạ trĩu đắng cay Nhớ chàng luôn buồn thương Giấc ngủ đêm không đến Đừng vì chuyện tài hoa Quên thứ mình quý mến Đừng vì thịt cá rẻ Mà quên tỏi với hành Đừng vì đay tơ mềm Mà quên gianh với cói Bước ra lại khổ sầu Bước vào càng thêm khổ Biên ải nhiều gió buốt Cỏ cây sao rậm rì Đi lính mà vui được Tuổi thọ dài ngàn thâu.
Trấn Vũ Quán – Chu Tập Hy
Mờ mờ khí tốt khói mây chen, Một khoảng vàng son cảnh mới thêm. Giọng hạc vút cao lò lửa lạnh, Hồ tinh mất bóng ánh gươm thiêng. Đường trần tấp nập xe qua lại, Chiều tạnh mênh mông ráng nước bên. Hiểu được rõ ràng chân sắc tướng, Nửa trời trăng sáng một hồ sen.
Đề Trường An tửu tứ bích kỳ 1 – Chung Ly Quyền
Một gã thường mang rượu một vò Hai mắt không cần nhìn Hoàng đô Đất trời khá rộng chẳng tên họ Lẫn giữa người đời bậc trượng phu
Đề Trường An tửu tứ bích kỳ 2 – Chung Ly Quyền
Đừng chán truy hoan rộn nói cười Nghĩ chi ly loạn chuyện buồn thôi Giơ tay đếm thử từ xưa trước Được hưởng thanh bình hỏi mấy ai
Hồ trung – Cố Huống
Thanh Thảo hồ bên nắng xế chiều Giữa vùng “gianh úa” giá cô kêu Trẻ trai phiêu bạt nay như thế Bến Sở ca dài mấy quạnh hiu
Túc Chiêu Ứng – Cố Huống
Vũ Đế cầu thiêng Thái Ất đàn Tân Phong cây cối đẹp ngàn quan Đêm nay đâu biết Trường Sinh điện, Trăng lẻ non hoang ánh lạnh tràn
Tống lưu hiệu thư tòng quân – Dương Quýnh
Thiên Tướng xuống ba cung Tinh Môn họp năm nhung Định mưu toan kế lớn Truyền hịch tỏ văn hùng Gươm sáng ngời đất đỏ Cung báu rạng trăng trong Hơi thu mờ đường Thục Sát khí toả Hoàng Trung Mưa gió năm nao biệt Đàn rượu ngày nay cùng Ly đình sao nỡ ngóng Đông tây mặc xuôi dòng
Quán trung túc sự – Dương Sỹ Ngạc
Xiêm hồng rơi hết thoáng hương tàn Trên lá màu thu móc trắng hàn Gái Việt u tình đã vô hạn Đừng cho vạt múa tựa lan can
Phụng họa thánh chế hạ nhật du Thạch Tông sơn – Địch Nhân Kiệt
Ban mai nắng sớm xe vàng chuyển Chót vót đường tiên động biếc sâu Cờ quạt xa bày loan hạc múa Trướng rèm đông đủ phượng lân chầu Bọt tung thác đổ ngờ mưa móc Lá rợp rừng chen giữa cảnh thâu Huyền phố lão thần may dự yến Xích Tùng bầu bạn lại vui nhau
Dư Hàng túy ca tặng Ngô sơn nhân – Đinh Tiên Chi
Rèm sáng én ngực đỏ Thành xuân quạ bạc đầu Chỉ ríu ran trên mái Không bay vào trong lầu Đầu thành thì thùng trống báo sáng Khắp sân mới trồng đào non tươi Hoa đào đêm trước rơi lả tả Bên hiên toả ánh rạng lâu đài Mười ngàn “Dư Hàng” đổi rượu được Tháng hai thành xuân ly thọ chuốc Rượu say giữ anh chờ sáng trăng Lại bảo trăng sáng đưa anh bước
Gia đệ đăng tường thư tặng – Đoàn Huyên
Phúc nhà một mạch nối văn chương Thu nay em đã tới huyện trường Cây lớn tiếng oanh vừa khỏi động Mây xanh chữ nhạn đã thành hàng Áo ban cha mẹ mừng khoe sắc Cành ngọc đàn con vẻ rộn ràng Thêm đẹp Đường anh ta ước muốn Chi lan lại nữa khắp sân thơm
Hiểu khởi – Đoàn Huyên
Trời hè dậy sớm khí thanh hoà Sớm tựa lan can sảng khoái là Trời mới ngoài tường, chưa ngọn trúc Sương thưa bên lối vẫn trong hoa Vườn um cây cối chim mùa hót Núi rất chon von ráng sớm qua Nhìn chủ nhân ông xin hỏi lại Mùi đêm oi ả sẽ sao a?
Mộng tiên thất – Đoàn Huyên
Mấy năm lưu lạc nhớ tình thân, Gà gáy tinh mơ nhớ bội phần. Chợp mắt chợt đâu lời thủ thỉ, Đoan trang dạo trước vẫn tinh thần. Trăm năm âu yếm mơ huyền hão, Ngàn thủa tao phùng chuyện túc nhân. Tỉnh giấc trơ trơ mình tối sáng, Bâng khuâng chẳng rõ giả hay chân.
Nguyên nhật công xuất đồ trung tức sự – Đoàn Huyên
Xuân tới muôn nhà mây sớm cao Sảnh đường phơ phất gió đông chào Chín trời mưa móc khi ta nghỉ Sông núi cùng ta đượm dạt dào
Sưu không – Đoàn Huyên
Chiều muộn về theo bóng sẫm lên Dinh quân cồng lạnh bỗng khua rền Tiếng vừa chuyển vội xua mây lạc Nhịp gấp xông trời đuổi khói đêm Vũ trụ lúc này chia sáng tối Càn khôn ngàn thuở cũng lung liêng Gió trong rất mến người ven gác Ngồi lẻ còn luôn quấn quýt bên
Tiễn Tây Mỗ Hữu cơ ngự sử thăng phó khuyết – Đoàn Huyên
Cửa trời mũ trãi vẻ xênh xang Ơn chúa rong chơi tuổi tráng cường Câu cũ từng quen chăm phủ dụ Chức nay chẳng thẹn quý tuần lương Chín thu nắng gió ưng tung cánh Muôn dặm mây xanh nhạn xếp hàng Kinh khuyết ví ai thăm hỏi tới Râu dài đốm tuyết, tóc pha sương
Vịnh đăng hoa – Đoàn Huyên
Rờm rợp cây thiêng vẻ đẹp giờ Gió đông đâu mượn thổi qua hờ Thẹn đèn hoa cánh trao là lụa Chỉ mở lòng son rạng giấy tờ Rực rỡ đâu theo phòng tối đổi Long lanh cùng với cửa đêm thưa Cuồng điên cái bướm hồn toan dứt Mách với ngài bay chớ ỡm ờ
Vĩnh Lợi kiều bắc vọng – Đoàn Huyên
Vĩnh Lợi bên cầu dạo bước quanh Chợt nhìn phương bắc xiết bao tình Một đường phẳng phẳng bụi lầm đỏ Chín nẻo giăng giăng cây lá xanh Mũ lọng ruổi rong khôn dứt mắt Ngựa xe qua lại rộn tơ mành Xa xa ngoài cổng lầu Tây Bắc Muôn dặm làn xuân nối Bắc ThànhTrên đây là một số bản dịch tác giả khác của Bùi Hạnh Cẩn. Các bản dịch này được đánh giá cao về sự sát ý với nguyên bản cũng như dễ hiểu đối với các tầng lớp sau nhất là các bạn trẻ sau này. Đó cũng là một trong những điểm đặc biệt của văn thơ ông. Và cũng đừng quên theo dõi bài viết Nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn và những bản thơ dịch tác giả khác (Phần 2) nhé!