Nội dung bài thơ Mời Trầu của Hồ Xuân Hương

Mời ăn trầu
- Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
- Này của Xuân Hương mới quệt rồi
- Có phải duyên nhau thì thắm lại
- Đừng xanh như lá, bạc như vôi
Ý nghĩa bài thơ Mời Trầu của Hồ Xuân Hương
Thơ Xuân Hương cho đến nay vẫn hấp dẫn người đọc, cái thanh cái tục trong thơ bà đầy ẩn ý thế nhưng người ta không thể nào không thấy được những ý nghĩa nội dung mà bà muốn truyền tải qua những câu thơ của mình. Có thể nói rằng tài năng thơ ca của bà thật xứng danh với cái tên gọi mà người đời gọi bà đó chính là bà chúa thơ Nôm. Trong số những bài thơ Nôm ấy nổi bật lên bài thơ Mời Trầu mà qua đó ta thấy được những tâm sự những điều mà Xuân Hương trăn trở về cuộc đời của mình. Chuyện tình duyên và nỗi lòng người phụ nữ tài ba ấy được khắc họa rất rõ.
- “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
- Này của Xuân Hương mới quệt rồi”
- “Có phải duyên nhau thì thắm lại
- Đừng xanh như lá bạc như vôi”

Các câu hỏi bài thơ Mời Trầu của Hồ Xuân Hương
Nghệ thuật bài thơ Mời Trầu là gì?
Kết cấu tác phẩm văn học thực chất là sự tổ chức, sắp xếp và thống nhất, cũng là quá trình xâm nhập, chi phối lẫn nhau của hai cấp độ là ngôn từ và hình tượng. Tức là ngôn từ và hình tượng tham gia tạo kết cấu nghệ thuật của tác phẩm văn học. Kết cấu trong bài thơ Mời Trầu được tác giả phân tích như sau:- Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
- Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
Đây là động tác Hồ Xuân Hương mời khách dùng trầu.
- Có phải duyên nhau thì thắm lại,
- Đừng xanh như lá bạc như vôi.
Đây là Hồ Xuân Hương thể hiện, gửi gắm, ký thác khát vọng tình yêu và hạnh phúc.
Bài thơ Mời Trầu được viết theo thể thơ nào?
Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệtHoàn cảnh sáng tác bài thơ Mời Trầu như thế nào?
Mời trầu là cái tựa đề do những người sưu tập đặt chứ chưa hẳn là của Xuân Hương, cũng như hầu hết thơ Nôm của nữ sĩ. Hoàn cảnh ra đời cũng chẳng biết chính xác. Cả đến nữ sĩ sinh năm nào, mất năm nào, đến nay hãy còn đang tìm. Đành ước đoán vậy. Không thể làm như một nhà nghiên cứu hồi đầu thế kỷ này, cứ mỗi bài thơ Nôm của nữ sĩ thì bịa đặt ra một câu chuyện, coi như có thật rồi từ đó bàn bạc về thơ. Cách làm ấy của tác giả Giai nhân di mặc, ông Nguyễn Hữu Tiến, không được xem là khoa học. Nhưng ước đoán thì chỉ được phép coi như giả thuyết.Thông điệp của bài thơ Mời Trầu là gì?
Cả bài thơ chính là một thông điệp gói trọn tâm tình, khát khao nồng thắm của một phụ nữ đa tài, tấm lòng rộng mở và muốn được vẹn tình. Tâm tình ấy, khát vọng ấy đã vang lên, trong trẻo và mạnh mẽ, mạnh dạn phá bỏ những định kiến tàn nhẫn, u ám của thời đại. Đó là tín hiệu đẹp cho sự đâm chồi, nảy tược của một ý thức cá nhân, của tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc cho người phụ nữ.
Các hình ảnh về bài thơ Mời Trầu của Hồ Xuân Hương

Tìm thêm báo cáo về bài thơ Mời Trầu của Hồ Xuân Hương ở WikiPedia
- Bạn khả năng tham khảo thông tin chi tiết về bài thơ Mời Trầu của Hồ Xuân Hương từ web Wikipedia tiếng Việt.◄
- Source: https://so1vn.vn/tho/
- Xem thêm các bài viết về thơ ở : https://so1vn.vn/tho/
- Phân tích Vịnh Cái Quạt – Bài thơ được yêu thích nhất của bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương
- Phân tích bài thơ Dại khờ (Xuân Diệu) – Người ta khổ thì thương không phải cách
- Bài thơ Tự tình (Hồ Xuân Hương) – Bất hạnh của mộng ước không thành
- “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung” – Câu thơ đặc sắc trong bài Lấy chồng chung của Hồ Xuân Hương