Trường ĐH Ngoại ngữ (ULIS) thuộc ĐHQGHN tiền thân là Trường Ngoại ngữ thành lập năm 1955 ở Việt Nam Học xá. Trải qua hơn 65 năm xây dựng và phát triển, Trường trở thành trung tâm đào tạo giáo viên và cán bộ ngoại ngữ lớn nhất, có vị trí trường đầu ngành ngoại ngữ của cả nước.Vậy học phí Trường ĐH Ngoại ngữ (ULIS) là bao nhiêu ? Cùng So1vn.vn tìm hiểu trong bài hôm nay nhé !
Mục lục
Học phí ĐH Ngoại ngữ Hà Nội (ULIS) 2021
Chương trình đào tạo chuẩn ngành Ngôn ngữ: 980.000đ/sinh viên/tháng (theo Quy định của Nhà nước)Chương trình đào tạo chất lượng cao (CTĐT CLC) các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc: 3.500.000đ/sinh viên/tháng (không thay đổi ngay trong toàn khóa học).Chương trình kết nối quốc tế ngành Kinh tế – Tài chính (bằng do trường Southern New Hampshire – Hoa kỳ cấp): 5.750.000đ/sinh viên/tháng.Tổng số tín chỉ ngành Sư phạm Ngoại ngữ là 130 tín chỉ, ngành Ngôn ngữ nước ngoài là 128 tín chỉ, các Chương trình đào tạo chất lượng cao là 152 tín chỉ.
Lộ trình tăng đối với các ngành Ngôn ngữ nước ngoài: Năm học 2021-2022: 325.000đ/1 tín chỉ
Học phí ĐH Ngoại ngữ Hà Nội (ULIS) 2020
Nhà trường đang thu học phí là 255.000 đ / 1 tín chỉ đối với SV các ngành Ngôn ngữ nước ngoài.Chương trình đào tạo chất lượng cao (CTĐT CLC) theo đề án của trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN: các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc: 35 triệu đồng/sinh viên/năm (không thay đổi ngay trong toàn khóa học).
Các bài viết tương tự
ĐH Nguyễn Trãi học phí
Học phí ĐH Y dược Cần Thơ 2021
Học phí Học viện Báo chí tuyên truyền
Chương trình kết nối quốc tế ngành Kinh tế – Tài chính (bằng do trường Southern New Hampshire – Hoa kỳ cấp): 56.000.000 đồng/sinh viên/năm.Tổng số tín chỉ ngành Sư phạm Ngoại ngữ là 130 tín chỉ, ngành Ngôn ngữ nước ngoài là 128 tín chỉ, các Chương trình đào tạo chất lượng cao là 152 tín chỉ.Lộ trình tăng đối với các ngành Ngôn ngữ nước ngoài: Năm học 2020-2021: 280.000đ/ 1 tín chỉ
Tuyển sinh 2021ĐH Ngoại ngữ Hà Nội (ULIS)
Trường tuyển sinh trong khắp cả nước và quốc tế. Phương thức tuyển sinh:
Chương trình đào tạo chuẩn và Chất lượng cao theo thông tư 23
Phương thức xét tuyển 2: Xét tuyển bằng kết quả thi trung học phổ thông (THPT) năm 2021
Thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng, số trường/khoa và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). HĐTS căn cứ vào kết quả thi để xét tuyển vào tất cả các nguyện vọng của thí sinh đăng ký. Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.
Xét tuyển theo từng tổ hợp bài thi/môn thi THPT đã công bố trên cơ sở nguyên tắc lấy tổng điểm (bao gồm cả ưu tiên khu vực và đối tượng) từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định Điều 7 của Quy chế tuyển sinh (ban hành theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT ngày 07/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Mỗi ngành học chỉ có một điểm xét tuyển, không phân biệt điểm xét tuyển giữa các tổ hợp.
Phương thức xét tuyển 3: Xét tuyển bằng bài thi ĐGNL của ĐHQGHN và tiêu chí phụ
Điều kiện đăng ký xét tuyển: điểm trung bình chung 5 học kỳ (lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12) môn Ngoại ngữ đạt từ 7.0 trở lên.
Thí sinh được đăng ký xét tuyển 01 nguyện vọng. HĐTS căn cứ vào kết quả thi ĐGNL của ĐHQGHN để xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu.
Thời gian nhận ĐKXT và XT theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT và của ĐH Quốc gia Hà Nội.
cách thức nhận ĐKXT/thi tuyển: trực tuyến hoặc trực tiếp ở cơ sở đào tạo theo quy định của Bộ GD-ĐT, Hướng dẫn công tác tuyển sinh ĐH chính quy năm 2021 của ĐHQGHN và Thông báo tuyển sinh của Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN;
Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trực tuyến, trực tiếp trong thời hạn quy định. Quá thời hạn quy định, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và HĐTS được xét tuyển thí sinh khác trong đợt xét tuyển bổ sung
Chương trình kết nối Quốc tế ngành Kinh tế – Tài chính
50% chỉ tiêu xét tuyển dùng kết quả kỳ thi THPT; 50% chỉ tiêu xét tuyển dùng kết quả học tập ghi trong học bạ Trung học phổ thông. Điểm xét tuyển được tính theo công thức: Điểm xét tuyển = M1+ M2 + M3 + Điểm ƯT (M1 là điểm trung bình các môn lớp 10; M2 là điểm trung bình các môn lớp 11; M3 là điểm trung bình các môn lớp 12).
cách thức nhận ĐKXT/thi tuyển: trực tuyến hoặc trực tiếp ở cơ sở đào tạo theo quy định của Bộ GD-ĐT và Hướng dẫn công tác tuyển sinh ĐH chính quy năm 2021 của ĐHQGHN
Trả lời