Là người con của mảnh đất Bắc Giang đầy nắng gió, Bùi Huy Phồn được biết đến là một thi sĩ với những áng văn thơ hay, đầy triết lý của cuộc sống đời thường, về tình yêu đôi lứa lãng mạn. Chỉ với một hình ảnh, một sự việc nhỏ nhưng ông có cái nhìn mới mẻ, đầy tinh tế, giúp người đọc có góc nhìn mới, đầy mới lạ.Những bài thơ cái mề đay, Giang Hồ Khái, Khóc cụ Tolangxo… là những tác phẩm tiêu biểu, được nhiều người yêu mến. Bạn đã hiểu hết về con người của ông, về những bài thơ có chiều sâu tư tưởng chưa? Hôm nay, uct.edu.vn sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin cơ bản về điều này nhé. Nếu bạn là người thích sưu tầm thơ thì chắc chắn bạn sẽ không bỏ qua chùm thơ này.

I. Tác giả Bùi Huy Phồn

Bùi Huy Phồn (1911-1990) có các bút danh là Đồ Phồn, Bùi Như Lạc, Cười Suông, Việt Lệ, Ấm Hai, Lý Ba Lẽ, BHP. Ông sinh ngày 16-12-1911 tại Phố Đầm, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, quê gốc tại làng Liên Bạt, xã Mai Đình, huyện ứng Hoà, tỉnh Hà Tây. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Mất tại Hà Nội năm 1990. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Ông thân sinh Bùi Huy Phồn là một nhà Nho, chi trưởng họ “Đại Bùi”, thi cử không đỗ, bỏ làng phiêu bạt lên phố Đầm bán chữ nuôi thân. Rồi kết duyên với cô gái Bắc Ninh đảm đang, giỏi nghề buôn bán, sau này là mẹ thân sinh nhà văn. Trước năm 1940 gia đình ông là tư sản thương mại (dân tộc) kiêm địa chủ. Đến những năm 1940-1945, gia đình bị phá sản, bán hết ruộng đất ở phố Đầm trở về quê gốc.Nhà văn học chữ Hán hết chương trình tú tài, thạo tiếng Pháp. Bùi Huy Phồn dạy học, nhưng gắn bó với việc viết văn, làm thơ, viết báo. Nhà văn đã từng là uỷ viên Ban vận động nghiệp đoàn những người viết báo (Bắc Kỳ) ở Hà Nội, uỷ viên chấp hành đoàn Văn hoá kháng chiến Bắc Bộ, chủ bút tuần báo Đây Việt Bắc (khu X), biên tập viên báo Cứu quốc khu X. Giám đốc nhà xuất bản Văn học (1958-1962), uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá II (1962-1972), Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khoá IV, V, VI. uỷ viên thường trực Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội. Sau đó, ông nghỉ hưu, mất ngày 31-10-1990 tại Hà Nội.Tác phẩm đã xuất bản: – Lá huyết thư (tiểu thuyết dã sử, 1932) – Một chuỗi cười (tiểu thuyết trào phúng, 1941) – Sự tích Trần Hưng Đạo diễn ca (truyện thơ, 1941) – Gan dạ đàn bà (tiểu thuyết trinh thám, 1942) – Mối thù truyền kiếp (tiểu thuyết trinh thám, 1942) – Tờ di chúc (tiểu thuyết trinh thám, 1943) – Thôn nữ ca (tập ca dao mới, 1944) – Khao (tiểu thuyết trào phúng, 1946) – Người chiến sĩ chồng tôi (tiểu thuyết, 1949) – Tình quân ngũ (truyện vừa, 1949) – Tay người đàn bà (kịch hai hồi, 1950) – Bia miệng, Mưu sâu Mỹ Diệm, Thơ ngang, Tàn xuân đế quốc (tập thơ trào phúng 1952, 1957, 1959) – Vô lý không có lẽ (kịch ngắn, 1960) – Phất (tiểu thuyết, 1961) – Trái cam (truyện ngắn và ký, 1972) – Bình minh hôm nay (tiểu thuyết, 1990)
Bài Nhiều Lượt Xem  Phân tích bài thơ Việt Nam quê hương ta của nhà thơ Nguyễn Đình Thi

II. Chùm thơ hay của Bùi Huy Phồn

Bùi Huy Phồn là nhà thơ được nhiều người yêu mến, đề tài của ông đơn giản nhưng mang màu sắc ý nghĩa riêng. Mỗi bài thơ là những tâm tư, tình cảm sâu lắng của tác giả đối với cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Mượn hình ảnh cái mề đây hay cái gai nhọn đều thể hiện thông điệp, lời nhắn nhủ yêu thương đối với mọi người.Ngay dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một số bài thơ hay, tiêu biểu. Những bài thơ này đã được các giải thưởng của hội văn học.

Cái Mề Đay

Mày ở nơi nào đến nước ông, Phong hàm tặng tước đã lung tung. Nét son khéo kẻ đeo đầu lộn, Cuống tía trêu người ghé mắt trông. Lão khọm rừng Thanh ra thú tội Tên Nùng xứ Lạng xuống tâng công. Còng ông với độ mươi thằng nữa, Chửi đổng chai mồm ngực trống không.

Giang Hồ Khái

Sinh người hà tất lại sinh ông Thầy chẳng nên thầy thợ cũng không Hai bữa nếm toàn cơm phụ mẫu Góc đòi bàn mảnh chuyện tây đông Theo voi đã chán nhai đầu mía Há miệng đương nằm đợi gốc sung Chợt vẳng xa nghe thằng bị gậy Rủ đi… ăn vạ với non sông

Khóc Cụ Tô Lăng Xơ

Cụ Tô thôi đã thôi rồi Tây, Nam xa cách thoả đời làng văn Nhớ chính sách thực dân ngày nọ Vẫn cắn răng, tôi cụ cùng nhau Khắc xung từ trước đến sau Coi duyên văn tự khác đâu duyên… thù! Cũng có lúc bãi toà kiểm duyệt Tiếng nói năng bóp nghẹt hơn xưa Có khi mượn cớ vu vơ Rút chơi giấy phép mươi tờ báo chương Cũng có lúc triệt đường kinh tế Cấm người mua cho ế chết dần Có khi lục lọi câu văn Lôi ra pháp luật đểm hăm doạ… tù! Bàn tay sắt bao giờ thoát nạn? Quyền tự do đã khản cổ đòi May mà cụ bỗng già rồi Lệnh trên cho phép về ngơi cái nhà! Những thấy bọn quan nha lớn nhỏ Trải năm năm ơn cụ muôn phần Kéo co chè chén xa gần Sụt sùi chút nghĩa từ thần bơ vơ Dân làng báo cũng nhờ lượng cụ Vẫn lo toan báo… bổ có ngày Không ngờ cụ tót về ngay Được tin ai nấy múa tay lên giời U! Cụ sớm lựa thời là phải Nhưng chờ chi nay mới cuốn xiêm? Sâm banh muốn thết xọm hiền Không mua vì kiết không tiền không mua Câu thơ tiễn những do dự viết Viết đưa ai, ai thiết mà đưa? Mắt kia tiếc của thẫn thờ Người kia tiếc cảnh ngẩn ngơ dạ người! Cụ muốn ở không ai để ở Tôi tuy thương chẳng nỡ lòng thương Tuổi già cốt giữ nắm xương Tội chi má hóp điểm hàng lệ khan!

Nhật Hoàng Khóc HítLe

Hít-le thôi bác toi rồi Bom bay đạn nổ tơi bời lòng ta Nhớ từ thuở xông pha ngày trước Trục Tam Cường tôi bác cùng nhau Tưởng rằng đè bẹp năm châu Ngờ đâu lụn bại ai hay cơ trờiVẫn biết rằng bỏ đời là phải Vội vàng chi bác mải ra ma Chợt nghe tôi những xót xa Đương thân bách thắng hoá ra thua dồn Cờ chữ Vạn không còn phấp phới Ai người đem thế giới nhuộm đen? Máu tanh không có bạn hiền Say sưa chẳng phải không phiền không lo Thơ phát-xít đắn đo không viết Viết đưa ai, ai biết mà đưa Trời Âu vừa tạnh gió mưa Sóng dồn bể Thái khổ chưa hỡi Trời!Quân đổ bộ khắp nơi tua tủa Thành Đông Kinh khói lửa mịt mùng Nào Anh nào Mỹ tấn công Nào Nga cũng chực vào vòng đánh hôi Bác biết trọn cái đời của bác Trục mình tôi gánh vác sao đang Sóng dâng ngập cả ngai vàng Khóc tôi khóc bác hai hàng chứa chan!

Ra Đời

Hai mươi năm trước buổi xuân hồi Phong cảnh đồn Lâm ngẫm cũng vui Phố xá rộn ràng Tây đá lính Ngàn dâu khúc khích đĩ ve bồi Đỉnh rừng mây đuổi trăng thua chạy Mặt sóng thuyền neo lửa tập bơi Bỗng chó xua ma, gà rủa cáo Đầu làng tiếng khóc: mẹ sinh tôi

Văn Tế Sống Hoàng Thượng Đi Tây

Hỡi ôi! Thánh dạng muôn trùng; Vân xa khuất vết.Trên Nam phương mẹ đỏ nên lòng; Dưới Cồ Việt dân đen lộn tiết.Ngựa Đà Lạt rầy buông cương thả cỏ, vắng chủ lên yên; Chim Ngự Bình nay tải cánh phơi lông, không ai bắn thịt.Điện Cần Chánh thường lão thần một lũ, mặt thảm như tang; Thành Ba Lê chúc thiếu để rảnh mình, lòng vui tựa tết!Nhớ vương xưa: Vóc đẫy ba ôm; Mình cao bảy mét.Trí dũng lắm trò; Võ văn ra phết!Văn: Lang Sa nửa khoé tú tài; Võ: Quốc hội trưởng ban tơ-nít.Ăn uống “cẩm” đế vương âu Mỹ: trưa “bơ”, sáng sữa, tối “súp la-ghim”; Áo quần “mốt” hoàng tử Ga-lơ: hạ “soóc”, đông “gôn”, xuân “ca-sịt-két”.Lên chín tuổi đã xuất dương du học, bỏ mẹ, lìa cha; Hai mươi xuân mới về nước lên ngai, phò Tây, trị Việt.Tài kinh quốc nổi danh ba cõi: nay đụng xe, mai sa hố, trải mấy gian lao; Đức an dân lưu tiếng ngàn thu: khi tiễu cọp, lúc trừ hươu, dựng bao công nghiệp!Nền kinh tế cũng khổ công kiến thiết: đúc tiền trinh bằng vẩy ốc cho nước thêm giàu; Nếp công thương bằng nhọc trí chấn hưng: đội mũ kiểu mu rùa cho dân bắt chước.Ân đức vãi vung núi Ngự, có Thổ công soi; Tài ba tung tẩy sông Hương, có Hà bá xét.Nào ngờ: Thế sự xoay chiều; Thời cơ đổi nếp.Việc hoàn cầu rối tít bòng bong; Bom lục địa nổ ran pháo xiết.Xa thì đấy Âu châu nhiễu loạn, bọn quốc xã vốn nghề lật lọng, gây hoạ xâm lăng; Gần thì kia Trung Quốc điêu linh, quân Nhật Hoàng quen thói tham lam, gieo tai phát-xít.Cảnh ba đào nhường doạ của Ngọ môn; Nạn binh lửa muốn nhòm cổng Khánh tiết.Sĩ phu nghiêng ngả: đổ nghiệp nguy tai; Quần chúng giấy lên: cơ đồ hỏng bét.Bụng mẫu quốc kể ra đã gớm, để đối phó lại tình thế ấy quyền bung sung hứa giăng tán cuội, miếng đỉnh chung, vương tưởng bở đã mừng; Miệng nhân gian nghĩ lại càng ghê, quyết lột tẩy ra âm mưu này, gây dư luận vạch mặt chỉ tên, câu lăng nhục họ cho ra chẳng tiếc.Lúc phẫn chí những ức trào chi nước mắt, ruộng dưa toan giả chủ, sức trâu bò thây kệ chúng húc nhau; Khi hồi tâm đành cố đấm chi ăn xôi, mũ phớt mượn bưng tai, thân ruồi muỗi lại lo mình chết chẹt!Ôi thôi thì: Ở chỉ thêm rày; Đi cho đỡ mệt.Đất An Nam cảnh cỗi người cằn; Nơi hải ngoại rượu nồng gái đẹp.Cuộc thương thuyết Ba Lê mà ngã giá, dựa nương sẵn bóng, cũng ổn một đời; Mông hoa đăng xóm Mông-mác miễn thâu đêm, sống thác vì tình cho cam một kiếp.Nên đây: Này bốt, này hia; Này “can” này “píp”.Này “may-ô”, “xi-líp” mùa hè; Này “sịt-mốc”, “măng-tô” vụ rét.Vàng cốm trăm lô; Xe mây một chiếc.Đứng tiễn Vương có những tên Bình, tên Bổng, tám tháng cách bỗng xa người nấp gối, lũ chó cụp đuôi; Trông theo, Vương có các bô Phạm, bô Hoàng, bảy năm ròng nay vắng Chúa ôm chân, đàn gà bới bếp.Năm 1939, Vĩnh Thuỵ tuân lệnh bọn thực dân, kéo lũ cận thần sang Pháp để giả vờ vận động “mẫu quốc” trao trả Bắc Kỳ cho triều đình Huế, đúng với tinh thần hiệp ước 1884. Nhưng cái âm mưu định đẩy nhân dân Việt Nam dưới hai tầng áp bức bóc lột của đế quốc thực dân và phong kiến bù nhìn đã bị báo chí của Cộng sản Đông Dương hồi bấy giờ vạch trần ra, khiến nhân dân phản đối rất sôi nổi. Bài này làm trong dịp đó. Nhưng bị kiểm duyệt của thực dân Pháp cấm ấn hành.
Trên đây, chúng tôi đã vẽ lên một bức tranh về nhà thơ bùi huy phồn rõ nét và đặc sắc. Với những vần thơ giàu tình cảm, ý nghĩa, Bùi Huy Phồn đã thay đổi được hướng nhìn mới mẻ của con người, mang đến họ một góc nhìn mới về một sự vật, sự việc. Chúng tôi luôn đồng hành chia sẻ với bạn chia sẻ những bài thơ hay, những stt độc đáo, mời các bạn tham khảo nhé. Thân ái!