là một nhà thơ lớn của Việt Nam. Thơ của ông dễ dàng đi vào lòng người đọc và được nhiều độc giả yêu mến. Nhắc đến thơ ông người ta nghĩ ngay đến những bài thơ nổi tiếng như:“Tiếng Hát Con Tàu”, “Người Đi Tìm Hình Của Nước”, “Mộng”, “Điệu Nhạc Điên Cuồng”…Với những đóng góp to lớn cho thi ca Việt Nam, ông vinh dự được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).

Tiểu sử về cuộc đời của nhà thơ Chế Lan Viên

Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 (tức ngày 9 tháng 9 năm Canh Thân) tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung (THCS hay cấp II hiện nay) thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của “Trường Thơ Loạn”. Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là “Bàn thành tứ hữu” của Bình Định. Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao, tập thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn-đường 9 (Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương[1].Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Từ năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn nghệ). Từ năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khóa IV, V và VI, ủy viên Ban văn hóa – giáo dục của quốc hội.Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 68 tuổi.

Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Chế Lan Viên

Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng – triết lý. “chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa”[6] Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú, độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng.Là một nhà thơ của Quảng Trị. phong phú về đề tài, đa dạng về chủ đề. Phong cách sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn rạch ròi: trước và sau chách mạng Tháng 8. Hai giai đoạn đối lập nhau về phong cách sáng tác. Nếu như trước cách mạng là những bài thơ chán đời, điêu tàn thì sau cách mạng lại là những bài thơ dạt dào sức sống.

Phong cách sáng tác của Chế Lan Viên trước Cách mạng Tháng 8

Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa “trường thơ loạn”: “kinh dị, thần bí, bế tắc của thời “Điêu tàn“với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm”. Những tháp Chàm “điêu tàn” là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.Trong giai đoạn này, ông nổi tiếng với tập thơ “Điêu tàn’, gồm 37 bài thơ. Sau đây là một số bài thơ tiêu biểu trong tập thơ đó. 

Cái sọ người

Này chiếc sọ người kia, mi hỡi! Dưới làn xương mỏng mảnh của đầu mi Mi nhớ gì, tưởng gì trong đêm tối? Mi trông mong ao ước những điều chi?Mi nhớ đến cảnh pháp trường ghê rợn Sọ muôn người lần lượt đuổi nhau rơi? Hay mi nhớ những đêm mờ rùng rợn Hồn mi bay trong đốm lửa ma trơi?Có tìm chăng, những chiều không tiếng gió Của người mi thi thể rữa tan rồi? Có tưởng lại mảnh hồn mi đau khổ Đang lạc loài trong Cõi Chết xa xôi?Hỡi chiếc sọ, ta vô cùng rồ dại Muốn riết mi trong sức mạnh tay ta! Để những giọt máu đào còn đọng lại Theo hồn ta, tuôn chảy những lời thơTa muốn cắn mi ra từng mảnh nhỏ! Muốn điên cuồng nuốt cả khối xương khô! Để nếm lại cả một thời xưa cũ Cả một dòng năm tháng đã trôi xa!

MỘNG

Ta vừa thấy bóng Nàng trên cỏ biếc Suối tóc dài êm chảy giữa giòng trăng Ta vừa nghe giọng sầu bi tha thiết Của Chiêm nương gờn gợn sóng cung HằngMộng tàn rồi! Bóng người Chiêm nữ ấy Biết tìm đâu, lòng hỡi, dưới trăng ngà! Trên trời cao giòng Ngân kia lặng chảy Thấy cùng chăng tha thiết bóng xiêm qua?Ta lặng lẽ nhìn ra ngoài cửa Tháp Cả đêm nay vì sao buồn man mác! Ngàn lau vàng hoa trắng ngập bao laVẳng đâu đây, rùng rợn dưới trăng mờ Tiếng xương người mạnh va sườn quách gỗ Rùng rợn như… tiếng vỡ sọ dừa ta!

Điệu Nhạc Điên Cuồng

Hầu ran nóng, lửa hồng bừng cháy mắt Máu hồng tươi lay vỡ cả thành tim Ðâu điệu nhạc điên cuồng ta khao khát Chẳng vang lên tràn ngập suối träng êm?Ðem mau đây, chiếc sọ dừa ứ huyết Chiếc xương khô rợn trắng khí tinh anh! Và rót mau trong hồn ta tê liệt Những nguồn mơ rồ dại, hỡi yêu tinh!Ta sẽ nhịp khớp xương lên đỉnh sọ Ta sẽ ca những giọng của Hồn Ðiên Ðể máu cạn, hồn tàn, tim tan vỡ Ðể trôi đi ngày tháng nặng ưu phiền!Ðể hưởng lấy một giờ không tục lụy Ðể uống vào một phút chết say sưa! – Nhạc trần gian khôn vui hồn quạnh quẽ Rượu trần gian gây nhớ vết thương xưa
 

Những Sợi Tơ Lòng

Tôi không muốn đất trời xoay chuyển nữa Với tháng ngày biền biệt đuổi nhau trôi Xuân đừng về! Hè đừng gieo ánh lửa! Thu thôi sang! Ðông thôi lại não lòng tôi!Quả đất chuyển giây lòng tôi rung động Nỗi sầu tư nhuần thấm cõi Hư Vô! Tháng ngày qua, gạch Chàm đua nhau rụng Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ!Lửa hè đến! Nỗi căm hờn vang dậy! Gió thu sang thấu lạnh cả hồn thơ! Chiều đông tàn, như mai xuân lộng lẫy Chỉ nói thêm sầu khổ với ưu tư!Tạo hoá hỡi! Hãy trả tôi về Chiêm quốc! Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian! Muôn cảnh đời chỉ làm tôi chướng mắt! Muôn vui tươi nhắc mãi vẻ điêu tàn!Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi cuối trời xa! Ðể nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo!

Mồ Không

Và xương khô, và sọ dừa, và thịt nát Và hơi âm rờn rợn của yêu tinh Loài người đã mang đi qua mộ khác Để lòng ta trống trải khí thiêng linhThôi vắng bặt từ nay bao giây phút Mà tiếng cười ghê rợn dậy vang mồ! Mà hơi khóc rung dài giây gió lướt Mà thời gian náo động cõi Hư Vô!Hồn ma ơi! Hồn ma ơi! có nhớ Nơi mi hằng chôn gửi hận Trần Gian? Nơi đã khô của mi bao máu đỏ Bao tủy nồng, nào trắng với xương tàn?Mi có biết rồi đây trong những buổi Mà sao sa rung chuyển đáy mồ không Mà nắng chếch huyệt sâu um cỏ dại Ta buồn thương, nhớ tiếc, với trông mong?Hồn ma ơi! Trong những đêm u tối Mi tung mây về chân trời vòi vọi Hãy mau nghiêng cánh lại ở bên mồ Phủ lòng ta say đắm chút hương mơ!Lời của mồ không:Ở đâu rồi, người nhớ mong yêu tưởng Mà phách hồn vừa ôm ấp trong tay? Quá xa xôi phút giây chan chứa mộng! Vỡ tan rồi! cốc rượu ứa hơi say!Nàng hỡi Nàng! trên tay ta là mộ trống Trong lòng ta là huyệt bỏ, với trong hồn Là mồ không lạnh lùng sương giá đọng Toàn khổ đau, sầu não với lo buồn!Hãy cho ta lúc vui trên tay khác Một chút Thương an ủi tấm lòng đau Như hồn ma, trong khi về mộ khác Còn đôi hồi dừng cánh viếng mồ sâu
 
Bài Nhiều Lượt Xem  1001 bài thơ hay về mùa đông lay động hàng triệu trái tim

Tạo Lập

Trời hỡi trời! Hôm nay ta chán hết Những sắc màu hình ảnh của Trần Gian! Thịt bại rồi, nhãn quan đà lả mệt Thú điên cuồng ao ước vẫn khôn ngăn!Ta nhắm mắt mặc yên cho Hiện Tại Biến dần ra Dĩ Vãng ở trên mi Thay đổi rồi vẫn còn thay đổi mãi Không gian kia còn lúc chuyển thiên đi!Nhắm mắt lại cho cả bầu bóng tối Mênh mang lên, bát ngát tựa đêm sâu Cho hồn phách say sưa trong giả dối Về cõi âm chờ đợi những bao lâuCho từng sóng quỷ ma dần hiển hiện Cho lời kêu, tiếng rú bật vang tai Cho lăn lóc, hôn mê trong Ảo Huyễn Lãng quên đi giây phút cảnh trần ai!Cho hồn ta vụt bay lên vời vợi Trong bóng đêm u ám của hàng mi Kiêu ngạo rằng: “Đây là bầu thế giới Tạo lập ra trong một phút sầu bi”

Đám Ma

Dưới hàng tre cao gieo làn bóng mảnh Ánh đuốc mờ nhợt nhạt lạnh lùng soi Chiếc hòm con êm đi trong sương lạnh Người mẹ già nức nở lên đôi hồiTa lặng lẽ nhìn muôn sao tự hỏi – Mảnh hồn ta tiêu diệt tự bao giờ? Mà trong chiếc hòm con kia u tối Có phải chăng thi thể của người ta? Văng vẳng nghe trong không giới bao la Một vì sao êm gieo lời đáp lại!

Tắm Trăng

Ta cởi truồng ra! Ta cởi truồng ra! Ngoài kia trăng sáng chảy bao la Ta nhảy vào quay cuồng thôi lăn lộn Thôi ngụp lặn trong ánh vàng hỗn độn Cho trăng ghì, trăng riết cả làn daAi cởi dùm ta? Ai lột dùm ta? Chưa lõa lồ thịt còn nằm trong da! Chưa trần truồng óc còn say trong ý! Trăng chưa lấp đầy xương, chưa ngấm tủy Hồn vẫn còn chưa uống hết hương hoaTôi là kết tinh của ánh trăng trong Sao không cho tôi đến chốn Hư Không? Tôi muốn ngồi, trăng cứ đè tôi xuống! Khát lắm rồi! Hãy mau cho tôi uống! Cho nguôi đi nhớ tiếc với trông mong!Đã hết trăng rồi! Đã hết trăng rồi! Không! Không đâu! Trên những đảo mây trôi Vừa dâm dục ôm trăng vờ vật ngủ Còn rất nhiều những suối vàng rực rỡ Múc ào đi, trút cả xuống hầu tôi!

Phong cách sáng tác của Chế Lan Viên sau Cách mạng Tháng 8

Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã “đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng”, và có những thay đổi rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau năm 1975, “thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái “tôi” trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống”.
Bài Nhiều Lượt Xem  Ta đi tới (Tố Hữu) – Ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới
Sau cách mạng, ông hòa vào nhân dân, hòa vào cách mạng nên ông viết nhiều hơn, tiêu biểu các tập thơ như: “Gửi các anh”(1954), gồm 13 bài thơ;”ánh sáng và phù sa”(1960), gồm 70 bài thơ;”Chim bão bão”(1967), gồm 49 bài thơ;”Đối thoại mới”(1973), gồm 64 bài thơ,”Dải đất vùng trơi”….và nhiều tập thơ khác. Sau đây là một số bài thơ tiêu biểu rút ra từ các tập thơ đó. 

Tiếng Hát Con Tàu

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hoá những con tàu Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâuCon tàu này lên Tây Bắc, anh đi chăng? Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăngĐất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi? Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kiaTrên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất Nay rạt rào đã chín trái đầu xuânƠi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường Con đã đi nhưng con cần vượt nữa Cho con về gặp lại mẹ yêu thươngCon gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưaCon nhớ anh con, người anh du kích Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách Đêm cuối cùng anh cởi lại cho conCon nhớ em con, thằng em liên lạc Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc Mười năm tròn! Chưa mất một phong thưCon nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc Năm con đau, mế thức một mùa dài Con với mế không phải hòn máu cắt Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôiNhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương? Khi ta ở, chi là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hoá quê hươngAnh nắm tay em cuối mùa chiến dịch Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch Bữa xôi đầu còn toả nhớ mùi hươngĐất nước gọi ta hay lòng ta gọi? Tình em đang mong, tình mẹ đang chờ Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm gaMắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng Mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào Rẽ người mà đi, vịn tay mà đến Mặt đất nồng nhựa nóng của cần laoNhựa nóng mười năm nhân dân máu đổ Tây Bắc ơi, ngươi là mẹ của hồn thơ Mười năm chiến tranh, vàng ta đau trong lửa Nay trở về, ta lấy lại vàng taLấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng? Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân
 

Người Đi Tìm Hình Của Nước

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không một bóng hàng treĐêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thươngLũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp Giấc mơ con đè nát cuộc đời con Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồnTrăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi Lòng ta thành con rối Cho cuộc đời giật dâyQuanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ Tìm đường đi cho dân tộc theo điHiểu sao hết “Người đi tìm hình của Nước” Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người Một góc quê hương nửa đời quen thuộc Hay một đấng vô hình sương khói xa xôiMà hình đất nước hoặc còn hoặc mất Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai Thế đi đứng của toàn dân tộc Một cách vin hoa cho hai mươi lăm triệu con ngườiCó nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi Những đất tự do, những trời nô lệ Những con đường cách mạng đang tìm điĐêm mơ nước, ngày thấy hình của nước Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoaNgày mai dân ta sẽ sống sao đây? Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử? Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? Nụ cười sẽ ra sao? Ơi, độc lập! Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc Khi tự do về chói ở trên đầuKìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc Sao vàng bay theo liềm búa công nôngLuận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tinBác reo lên một mình như nói cùng dân tộc “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!” Hình của Đảng lồng trong hình của Nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cườiBác thấy: dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt Ruộng theo trâu về lại với người cày Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, bể bạc Không còn người bỏ xác bên đường rayGiặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân Những kẻ quê mùa đã thành trí thức Tăm tối cần lao nay hoá những anh hùngNước Việt Nam nghìn năm Đinh Lý Trần Lê Thành nước Việt nhân dân trong mát suối Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói Những đời thường cũng có bóng hoa cheÔi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc… Tuyết Mat-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt Lênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chânLuận cương của Lênin theo Người về quê Việt Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai
 
Bài Nhiều Lượt Xem  Em về điểm phấn tô son lại – Câu thơ hay trong Cảnh đoạn trường (Thái Can)

Trường Sơn

Những ngày Trường Sơn Cao đèo thẳm suối Hút đường quạnh lối Rừng dài núi mỏi Xanh con mắt rờn Tiếng ve dắng dỏi Trăng rừng chon von Ve dài như núi Trăng đi mặt mòn Mặt người mặt trăng Tiếng cười bóng lửa Hắt hiu gió khói Lạnh hơi đồng bằng… Ba lô cắn vai Gạo đau khoanh dài Đá chởm tai mèo Tay chùn thang leo Miếng ngon cơm muối Bát canh rau rừng Tàu bay, lá dền Chuối hoang, cành mưng… Chập chờn giấc muỗi Sốt dài trạm tối Sốt mòn tiếng rên Mồ hôi nắng xối Liên U, Ba Rền Mưa dài đường sên…Thương anh dân công Mặt veo sắc hồng Máu vàng kí ninh… Núi đá vách đứng Gánh bom gập người Đường dài đứt hơi… Ríu kêu thuốc lào Uống ngon nước suối Tay vung hòn đá Khen đời vẫn tươi… Thương anh bộ đội Dạn dày lính cũ Ngỡ ngàng tân binh Ai Thanh Nghệ Tĩnh Ai Thiên Trị Bình Tre làng khuất bóng Quê nhà viễn vọng Vây đường núi quanh Chận đường núi xanh Trạm tối lửa hát Chuyện rang ngô giòn Mơ ngày trận mạc Xoe đôi mắt tròn Chớp đôi mắt lành Tay thoa thép súng Mộng ngày về thôn…Thoi nắng, thoi sương Liên lạc xuyên rừng Công văn, thư báo Rì rầm nhịp máu Mạch ngàn giao thông Ới anh cán bộ Tình dân cháy lòng Mắt xa đoàn thể Sáng trưng đèn chong Cha già ngóng trông Đồng bào ngóng mong Tình riêng rách xé Nỗi lo chất chồng…Nhớ sao đồng bằng Trăng thơm cơm mới Vàng mùa chiều trải Đỏ nhà màu ngói Chói tươi sắc cờ Nhớ sao tình dân Đường ra lối vào… Rậm làng ầm xóm Quần chúng quen thân Tiếng cười bóng nón Ấm hơi đồng bào… Biển người sóng vỗ Tình người sóng xao Đồng bằng nhớ ơi Mặt người nhớ sao *** Bao giờ đất đỏ máu thù Tan hoang đồn giặc ta thu lại đường Ai đi quốc lộ thênh thang Nhớ ai chân đã dặm ngàn Trường Sơn(1952)
 

Những Đồng Chí Chúng Ta

Những đồng chí chúng ta Ở ngoài muôn dặm thẳm Dù trong hay ngoài Đảng Mang tấm lòng cộng sản Trong nước sôi và lửa nóng Vẫn hướng về chúng ta…Anh là đồng chí Trung Hoa Buổi chiều qua sông Áp Lục Đoàn dã chiến hành quân lên mặt Bắc Gió lạnh tiếp sương dày Lắm núi và nhiều mây Vẫn tưởng đi về chiến trường miền Nam đất Việt Ở đó đồng chí anh đang đổ huyết…Anh là đồng chí đất Triều Nửa đêm mưa tuyết lạnh Run người nhai mẩu bánh Chờ khuya sâu xung kích trại thù Nhớ Kim tướng quân vã tưởng đến Bác Hồ Trong thẳm tối mọc mặt trời ấm nóng Giải phóng Triều Tiên! Việt Nam giải phóng… Anh bỗng lao lên như thác vỡ bờ… Thác máu anh hùng đỏ rực như hoa…Những đồng chí chúng ta trên đất Pháp Đời gian lao trong than khói máy dầu Đời lầm than trong sóng gió bến tàu Vợ đói con ốm đau Mùa đông dài thiếu than và thiếu bánh Ôi tấm lòng công nhân như điện mạnh Các anh xông bão táp đi biểu tình… Đả đảo chiến tranh Ủng hộ Hồ Chí Minh… Tiếng hô các anh dài vang trong gió rét Tôi tưởng nghe trên chiến trường đất Việt…Những đồng chí Liên Xô Xưởng thợ hay đồng nho… Các anh vừa ra khỏi máu Vẫn bừng bừng chiến đấu Cho Triều Tiên Việt Nam Đổ mồ hôi trên máy, tăng giờ làm Tiếp sức sống cho những miền khói lửa… Mắt các anh là vì sao đỏ… Trong đêm chúng tôi, chói dọi huy hoàng… Những đồng chí chúng ta Cần lao, chiến đấu Trong mặt trời trong lửa máu Mang cách mạng trong người Như chiến sĩ mang bộc lôi Nổ vỡ thành trì quân giặc Đồng chí chúng ta cốt sắt Da trắng với da đen Da đỏ với da vàng Vẫn quay mặt về hướng Việt Các anh hướng về chúng tôi Các anh thổi những trận gió dài Vào ngọn lửa chúng tôi bừng chiến đấu… Chúng tôi gió, có các anh thành bão Là cây, bỗng dậy nên rừng Là công nông, nay là những anh hùng Chúng tôi có Đảng Có quốc tề chói ngời bao la biển sáng Có Liên Xô dũng cảm Có các anh Ta lên đỉnh cuộc đời Lên, đi lên Ta chiếm cả mặt trời Mang chủ nghĩa Mác, Lê-nin đi chiến thắng
(1952)
Chế Lan Viên là nhà thơ luôn có sự tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Ông luôn biết kế thừa, phát huy những tinh hoa của nền văn chương và nhân loại để mang lại cho tác phẩm của mình một vẻ đẹp riêng. Ông có sự nhận thức sâu sắc về chức năng của văn chương và sứ mệnh thiêng liêng của người nghệ sĩ đối với cuộc sống.Ông không những là một nhà thơ lớn mà còn là một nhà văn, nhà phê bình văn học lỗi lạc. Ông là một tượng đài lớn trong nền thi ca Việt Nam thế kỉ XX.Thành tựu nghệ thuật Chế Lan Viên đã đạt được trong quá trình sáng tạo chính là những đóng góp lớn lao đối với sự phát triển của thơ ca Việt Nam nói riêng và văn chương Việt Nam nói chung.