Nội dung chính của bài thơ Chân Quê của Nguyễn Bính
Bài thơ Chân quê là một sáng tác nằm trong chùm thơ viết về quê hương của Nguyễn Bính. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Trung Đức phổ nhạc thành một bài hát cùng tên. Còn nhạc sĩ Song Ngọc đã phổ nhạc thành bài hát Hương đồng gió nội. Đây cũng chính là một bài thơ tiêu biểu cho cái hồn quê của Nguyễn Bính. Và cũng có nhiều ý kiến cho rằng nó là một tuyên ngôn sống, và là tuyên ngôn nghệ thuật của ông.- Hôm qua em đi tỉnh về
- Đợi em ở mãi con đê đầu làng
- Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
- Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
- Nào đâu cái yếm lụa sồi?
- Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
- Nào đâu cái áo tứ thân?
- Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
- Nói ra sợ mất lòng em
- Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
- Như hôm em đi lễ chùa
- Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!
- Hoa chanh nở giữa vườn chanh
- Thầy u mình với chúng mình chân quê
- Hôm qua em đi tỉnh về
- Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều

Hoàn cảnh sáng tác bài Chân Quê của Nguyễn Bính
Trong phong trào thơ mới 1930 – 1945, nhà thơ Nguyễn Bính có một vị trí riêng. Thơ ông vừa hiện đại, vừa truyền thống, mà thơ hiện đại rất hay, nhưng thơ truyền thống vẫn là nổi trội.Phân tích bài thơ Chân Quê của Nguyễn Bính
Bài thơ Chân quê là một trong những sáng tác tiêu biểu cho hồn quê của Nguyễn Bính. Ở đây ta cảm nhận được nỗi bi kịch của một người muốn níu giữ những giá trị văn hóa quê hương xưa. Tuy nhiên lại không làm được, điều này đã làm con người ta ám ảnh khôn nguôi.Tình yêu nơi thôn quê giản dị
Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ đợi chờ. Đó là một biểu hiện của tình yêu trai gái quê đầy giản dị và gắn bó. Đó cũng chính là từ lời ăn tiếng nói tới cách ăn mặc của người quê. Khi người yêu đi tỉnh về chàng trai không khỏi trông ngóng bồn chồn và còn ra tận con đê đầu làng để đón người yêu.- Hôm qua em đi tỉnh về
- Đợi em ở mãi con đê đầu làng
- Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
- Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Sự thay đổi của người con gái
Qua bài thơ Chân quê Nguyễn Bính đã khắc họa sự thay đổi của người con gái ở thôn quê. Đó là khi chờ đợi chàng trai hết sức ngỡ ngàng về sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái. Trước mắt chàng trai, người yêu của mình như trở thành một người xa lạ. Bởi khi này cô gái khoác lên chiêc khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm… Đó đều là những thứ xa lạ ở thôn quê. Chính nó là các sản phẩm của thị thành được sản xuất tiêu biểu dành cho lớp người ở đây. Và giữa khung cảnh làng quê thanh bình ấy thì hình ành này không mấy phù hợp và trở nên kệch cỡm.- Nào đâu cái yếm lụa sồi?
- Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
- Nào đâu cái áo tứ thân?
- Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Tiếc nuối vì các giá trị thôn quê thay đổi
Với đoạn này chàng trai đã dùng các loại vật dụng quen thuộc của thôn quê như yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ.. để đổi lại hình ảnh những trang phục biểu trưng của thành thị này. Tuy nhiên chàng trai cũng hiểu rằng đó là điều không thể nào được. Vốn các vật dụng ấy không đáng trách tuy nhiên đặt trong hoàn cảnh này nó không phù hợp. Đó cũng chính là giá trị mà bài thơ Chân quê muốn gửi gắm.- Nói ra sợ mất lòng em
- Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
- Như hôm em đi lễ chùa
- Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!
- Hoa chanh nở giữa vườn chanh
- Thầy u mình với chúng mình chân quê
- Hôm qua em đi tỉnh về
- Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều

Các câu hỏi liên quan đến bài thơ Chân quê Nguyễn Bính
Bài thơ Chân Quê sáng tác năm nào?
Chân quê nằm trong tập Tâm hồn tôi (1937), được nhiều nhà phê bình đánh giá là bài thơ tiêu biểu về hồn quê của Nguyễn Bính. Bài thơ chất chứa niềm lo âu, day dứt, dự cảm của tác giả về những đổi thay nhanh chóng, làm mất đi sắc quê hương.Cảm nhận về bài thơ Chân Quê như thế nào?
Bài thơ Chân Quê miêu tả tình hình yêu trai gái thời xưa. Khi người yêu đi tỉnh về chàng trai không khỏi trông ngóng bồn chồn. Và còn ra tận con đê đầu làng để đón người yêu.Bài thơ Chân Quê được viết theo thể thơ nào?
Bài thơ Chân Quê Nguyễn Bính được viết theo thể thơ lục bát để giọng điệu bài thơ trở nên tâm tình, tha thiết, thể hiện thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình hơn.Thông điệp của bài thơ Chân Quê của Nguyễn Bình là gì?
- “Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa”
Tình cảm đối với quê hương của chàng trai được thể hiện như thế nào trong bài thơ Chân Quê?
Bài thơ Chân quê được viết với chủ thể của chàng trai. Chàng trai liệt kê nhấn mạnh những trang phục của thôn quê, trong sự đối lập trước sự thay đổi của người yêu. Chàng trai thể hiện sự nuối tiếc, muốn níu kéo những nét đẹp truyền thống, sự thân thuộc, giản dị của người yêu dù không thể thay đổi được.
Các hình ảnh về bài thơ Chân Quê của Nguyễn Bính

Tìm thêm báo cáo về bài thơ Chân Quê Nguyễn Bính ở WikiPedia
- Bạn khả năng tham khảo thông tin chi tiết về Nội dung bài thơ Chân Quê Nguyễn Bính – Dự cảm về sự mai một các giá trị văn hóa xưa từ web Wikipedia tiếng Việt.◄
- Source: https://so1vn.vn/tho/
- Xem thêm các bài viết về thơ ở : https://so1vn.vn/tho/
- Bài thơ xuân tha hương – Nỗi lòng người xa quê của Nguyễn Bính
- Lòng mẹ (Nguyễn Bính) – Câu chuyện về tình mẹ bao la
- Hoa Cỏ May – bài thơ đặc sắc nhất của nhà thơ Nguyễn Bính
- Mùa Xuân Xanh – Bài Thơ Nổi Tiếng Của Nhà Thơ Nguyễn Bính