Nội dung bài thơ Cô giáo lớp em
- Sáng nào em đến lớp
- Cũng thấy cô đến rồi
- Đáp lời “Chào cô ạ!”
- Cô mỉm cười thật tươi
- Cô dạy em tập viết
- Gió đưa thoảng hương nhài
- Nắng ghé vào cửa lớp
- Xem chúng em học bài
- Những lời cô giáo giảng
- Ấm trang vở thơm tho
- Yêu thương em ngắm mãi
- Những điểm mười cô cho

Cảm nhận về bài thơ Cô giáo lớp em của Nguyễn Xuân Sanh
Bài thơ Cô giáo lớp em được khắc họa một cách rõ nét thông qua hình ảnh của người cô trong nhiều tình huống. Qua đó ta có thể hình dung được người cô dịu hiền khi trong lớp là như thế nào.Khổ 1: Nụ cười của cô giáo
Đã bao lần chúng ta đến lớp và thấy cô giáo đã ở trong phòng? Cô đang miệt mài với những trang giáo án, bên bục phấn. Đó là một hình ảnh cô giáo vô cùng tận tụy và yêu thương học sinh của mình. Cô thường đến sớm và đón các em bằng tình cảm yêu thương tha thiết.
Khổ 2: Hình ảnh cô giáo dạy em
Có lẽ những năm tháng học trò, con người ta nhớ nhất chính là hình ảnh cố giáo dạy mình tập viết. Đó chính là những nét bút đầu tiên trong cuộc đời. Cô nhẹ nhàng uốn nắn hướng dẫn các em viết từng câu, từng dòng. Đôi khi đáp lại đó chỉ là những nét nghệch ngoặc không đầu không cuối.- Gió đưa thoảng hương nhài
- Nắng ghé vào cửa lớp
Khổ 3: Sự ấm áp của cô giáo
Ở khổ thơ cuối cùng, ta cũng có thể cảm nhận được một cách sâu sắc sự ấm áp của cô giáo. Đó chính là những giờ giảng bài đầy ấm áp và nhẹ nhàng như lời ru của mẹ. Chính điều đó đã ghi đậm dấu ấn trong lòng của những cô cậu học trò. Cô giáo hiện lên với hình ảnh đẹp, đến nụ cười và sự tận tụy của cô trong mỗi giờ giảng.
Phân tích bài thơ Cô giáo lớp em của Nguyễn Xuân Sanh
Còn gì háo hức đối với một đứa trẻ khi mà “Sáng nào em đến lớp/ Cũng thấy cô đến rồi”. Cô giáo đã tạo cho các em cảm giác vừa sung sướng, vừa an tâm khi phải tạm rời xa vòng tay yêu thương của bố mẹ, của gia đình để bước vào một môi trường mới, còn nhiều xa lạ và bỡ ngỡ.Ý nghĩa bài thơ Cô giáo lớp em của Nguyễn Xuân Sanh
Đọc lại bài thơ khi đã lớn, chúng ta nhận ra niềm vui của tuổi thơ hồn nhiên. Niềm vui ấy đến từ những người thày, người cô-những người đã nâng đỡ chúng ta từ khi còn hồn nhiên, non nớt. Có những bài học đã khép lại cùng những điểm 10 và kỷ niệm, lại có những điều mãi mãi ta vẫn chưa cảm nhận hết được ý nghĩa sâu xa của nó. Càng lớn thêm lại càng thấy quý giá. Đó là công ơn thầy cô, là niềm vinh dự và may mắn được làm học trò của các thầy cô trong những năm tháng tươi đẹp ấy.Các câu hỏi liên quan đến bài thơ Cô giáo lớp em
Biện pháp tu từ trong bài Cô giáo lớp em là gì?
Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa: “Gió đưa”, “nắng ghé”, “xem chúng em học bài”. Nó diễn tả tinh thần học tập rất chăm chỉ của các bạn học sinh. Sự chăm chỉ, miệt mài học tập của các bạn không những làm vui lòng ông bà, cha mẹ mà còn làm cho cảnh vật xung quanh (nắng) cũng muốn ngừng đùa nghịch để ghé vào cửa lớp xem các bạn học bài.Cô giáo trong bài thơ Cô giáo lớp em đã làm những gì cho học sinh?
- Cô dạy em tập viết
- Gió đưa thoảng hương nhài
- Nắng ghé vào cửa lớp
- Xem chúng em học bài
Các hình ảnh bài thơ Cô giáo lớp em

Tìm thêm báo cáo về bài thơ Cô giáo lớp em ở WikiPedia
- Bạn khả năng tham khảo thông tin chi tiết về Cảm nhận về bài thơ Cô giáo lớp em của Nguyễn Xuân Sanh từ web Wikipedia tiếng Việt.◄
- Source: https://so1vn.vn/tho/
- Xem thêm các bài viết về thơ ở : https://so1vn.vn/tho/
- Cảm nhận về bài thơ Mẹ Vắng Nhà Ngày Bão của nhà thơ Đặng Hiển
- Cảm nhận về bài thơ Bài Học Đầu Cho Con của Đỗ Trung Quân
- Đọc hiểu bài thơ Sông Lấp của Trần Tế Xương – Tiếc Thương Dòng Sông Dĩ Vãng
- Nội dung bài thơ Chân Quê Nguyễn Bính – Dự cảm về sự mai một các giá trị văn hóa xưa