Bộ ” Dịch Cảo Thơ” của Chế Lan Viên được rất nhiều vị độc giả quan tâm và theo dõi. Những bài thơ sống mãi với thời gian. Hôm nay, để tiếp nối Bộ ” Dịch Cảo Thơ” Đặc sắc Của Chế Lan Viên Phần 2 chúng tôi chia sẻ cho các bạn phần 3 nghĩ về thơ và nghĩ ngoài thơ của Chế Lan Viên ngay bây giờ. Đừng bỏ lỡ nhé!

Ai? Tôi!

Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng Chỉ một đêm, còn sống có 30 Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó? Tôi! Tôi – người viết những câu thơ cổ võ Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ! Ai chịu trách nhiệm vậy? Lại chính là tôi! Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời Tôi ú ớ Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong Mà tôi xấu hổ Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười

Ảo tưởng

Anh dựng những câu thơ cầu vồng ngũ sắc Ra khỏi đó, người ta rơi tõm vào đống rác Anh dựng những câu thơ hoa quỳnh, hoa huệ đầm hương Ra khỏi đó, chạm phải điều thối hoắc Của những điều chó chết bên đường Tôi thèm những câu thơ lạnh lẽo của Bắc Băng Dương hay Nam Cực Rét buốt Trắng muốt Rơi ra ngoài mà tiềm ẩn những gì không ai hiểu hết Tâm hồn hiểu nó phải lên điểm cực Đứng trước nó như trước tôn giáo thiêng liêng

Ấy

Năm ấy, ngõ ấy, mặt người ấy, hoa đào ấy, gió đông ấy, thơ Thôi Hộ ấy, và mùa thôi ủng hộ ấy, lòng người chảy trôi mặc dù câu thơ tồn tại ấy, sự phục hồi của hoa đào năm ngoái ấy, cái hồn ma của ngõ cũ năm xưa ấy, sự vắng tanh vắng ngắt của mặt người năm nay, năm sau, năm nữa ấy, cái hủy diệt của gió đông đến đông cả máu người ấy, và dù máu người đông lại dưới mồ, nhưng cái không chết của hoa hoa, người người trong thơ Thôi Hộ ấy, dù tất cả ta ta mình mình đi về cõi ấy, bằng con đường ấy, dòng sông và ngọn đèn, ngọn gió ấy, hỡi ơi, thế mà ta vẫn làm thơ ấy!

Ba lần

Hoan hô! Hoan hô! Hoan hô! Đả đảo! Đả đảo! Đả đảo! Kiên quyết! Kiên quyết! Kiên quyết! Thành công! Thành công! Thành công!… Tại sao lại phải ba lần? Chúng ta bỗng dưng thành vẹt! Nếu một lần thì sao? Nếu hai lần, tôi muốn dừng, suy nghĩ Hoặc có thể không hô lên lần nào Mà tôi ủng hộ đến hồng cầu sau chót của tôi Thế nhưng hoan hô thì phải là nắm tay và hô đến ba lần Đả đảo cũng như thế nốt Ai bày ra trước? Luật nào? Thế nhưng hễ hoan hô thì ba lần ta phải hoan hô Người người làm như vậy Cứ mỗi ngày như thế Mà ý các câu thơ mòn dần Mà ta không thấy lộc cây ra tán lá Mà ta với hồn thơ thành xa lạ Dần dần…

Các mùa hoa

Thôi không còn chờ mùa hoa phía trước Mà ngoái đầu nhẩm lại các mùa hoa phía sau Đấy là quy luật Nhận mà không đauNhớ từ mùa hoa trong vườn mẹ Lúc ấy là mai hay đào? Lại nhớ mùa hoa xoan xứ Huế Màu ngọc hồng trong chiêm bao…Thôi cho ta khỏi đếm từng mùa hoa một Ta có còn nó đâu? Không phải hoa khuất mà ta khuất Ta đi vào xứ không màu.Cảm ơn một mùa ở trên trái đất Cái hành tinh không vắng lặng giữa thiên hà Không phải chỉ vì có hơi người ấm áp Mà vì còn có các mùa hoa.Dù là một chiếc hoa dại hoa vườn nhỏ nhặt Ở trong cõi không màu, ta vẫn thấy nó từ xa.

Chơi

Ở đâu chơi chiến tranh, chơi cờ, chơi cờ người, chơi cờ giết người Chơi những cuộc giết người cắm cờ… Chơi bi, chơi bi-a, chơi bi kịch, chơi bi quan, bi thảm… Chơi phong cảnh, chơi non bộ, chơi làm bộ… Ở đây chơi chữ Đem chữ ra mà chơi Chữ trá hình – đang là ta, nó hóa ra mình Chữ đa nghĩa – ở bên bờ vô nghĩa Để chơi trò chơi ấy Nhưng kẻ đã sống thật, đem đời mình thật Ra mà chơi trong chữ Đầu chơi, sau thật Vờ khóc cho thiên hạ khóc Hóa ra mình là người đau nhất Chơi cười, để cho thiên hạ cười Thiên hạ chả thèm cười Mình bày trò nên cứ phải cười liên thiên, liên tiếp, liên hồi… Không thể ngừng chơi

Chuyến xe

Chuyến xe sau không còn anh nữa Xe vẫn chạy nghìn đời chỉ vắng anh thôi Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… từng đi chuyến trước, Những chuyến xe không có khứ hồi.

Con nhặng xanh

Hằng ngày anh đâu thấy nó Nhưng suốt đời, chẳng phút giây nào nó chẳng đợi chờ anh Không, không phải Nàng tình nhân khắc khoải nào đâu Mà là nó, con nhặng xanh thấy xác chết thì bâu Anh chỉ vừa tắt thở thôi, thì trên thi thể anh, nó đến Dù đó là người đẹp như Tây Thi, như Cléopatre… Dù thiên tài như Einstein, Nguyễn Du… Đều có con nhặng xanh đâu đó vo ve Sẽ bay vào cái thây xám ngắt của mình khi mình tắt thở Cái hôi thối của ta, ta chưa thấy Nó đã thấy rồi, từ thuở… Còn cái thơm tho của tuổi tên, danh vọng, của các vòng hoa Nó lại cóc cần Con nhặng ấy nói một câu cộc cằn: “Mày là người, dù là vĩ nhân Mày là người, mày không là bất tử!” Do đó, anh phải thấy cho được con nhặng xanh Khi chưa thấy nó Và cả một đời anh, anh làm từng câu thơ là chính để tặng cho nàng Nhặng đó Cái nàng cắt cổ anh và nhân loại Chính nhờ Nàng mà anh chống với Thối Rữa, Hư Vô Mà anh tồn tại Anh viết những câu thơ mà thời gian không gặm nổi Nhờ Nàng

Cờ đỏ sao vàng

Lịch sử đã chỉ còn là tiếng ù ù trong vỏ ốc, các chiến công lẫn cùng sóng bể Nỗi đau của cha ông không tan vào cốc rượu thì cũng hóa hư không, cũng hóa mây trời Ta đến sau, tựa vào thời đại biến trang thơ ta thành sấm sét Thành lá cờ đỏ chói sắc vàng tươi

Giàn hoả

Thi sĩ, người làm ra lửa như Prométhée là kiểu ban đầu Kiểu về cuối là kiểu Mo-ri-xơn hay Thích Quảng Đức Anh ta lấy tất cả những lo âu, suy tư, hạnh phúc, khổ đau một đời làm củi Có khi nhen nhóm cả một đời mới thiêu được một mồi Ngồi lên chất liệu đời mình Rót vào đấy xăng của thời đại Rồi lấy mình ra làm lửa châm vào Bài thơ rực cháy Không còn chữ, còn câu, còn vần, còn âm điệu Mà là lửa, toàn bài là lửa Cho đến tro tàn từng chữ cũng thiêng liêng Lửa đa nghĩa, phóng ra ánh sáng hào quang đi bốn phía

Giếng

Hằng ngày anh khoét sâu vào hang, vào giếng thẳm lòng mình Xem cái vết thương nội tâm kia là tài sản Đi đâu, làm cũng lắng nghe tiếng vang từ giếng, từ hang động ấy Cái nỗi đau riêng anh muốn chẳng lành Anh ăn lấy sự bất lực của mình làm sức lực Định làm giàu cho cuộc đời bằng cái vốn hư không…

Gió lật lá sen hồ

Gió thổi lá sen hồ lật lại phía bên kia Phía ấy gọi anh về Về dâu chưa biết nữa? Chỉ biết hồn anh lật lại cùng với gió Ở trong hồn ai đó ném thia lia.Phía bên này lá sen là cuộc đời quá cũ Danh vọng, giấy tờ, bàn tủ… Hoan hô và chửi rủa… Thế mà lật lá sen hồ, bỗng chốc phía bên kia. Bỗng chốc là mùi hương ở bên kia lá, Là ánh trăng ở trong tiếng gió, Là thì thầm ánh sao khuya Trong cỏ… Gọi anh đi. À quên, chính là gọi anh về. Về quê… Về cái gì như tiền thân mà anh đánh mất Mà lá sen hồ từng che khuất.Rồi lá sen hồ lật lại Cho hồn anh lắng nghe. Nghe… Nghe… Trong khoảnh khắc phút giây nghe hết Sống chết, sống chết… Hai từ ấy như thoi reo, lụa dệt Không có phía bên này Không có phía bên kia. Phía bên này lá sen là cuộc đời rất tuyệt Mà bên kia lá sen cũng là cuộc đời Hồn anh ném thia lia.

Giọng trầm

Giọng cao bao nhiêu năm, giờ anh hát giọng trầm, Tiếng hát lẫn với im lìm của đất Vườn lặng yên mà thơm mùi mít mật Còn hơn anh rồ giọng hát vang ngân.

Giờ báo tử

Tất cả bình minh đều hứa hẹn, trừ bình minh ấy, Cái bình minh phản thùng, cái bình minh phản chủ, ác ôn! Mà thôi, đừng vội lên án hạt sương và tiếng gà kết liễu ánh sáng đó Có khi giã từ giữa khi đúng ngọ, lúc hôn hoàng. Hơn thế, anh đã vĩnh biệt từ lúc ngòi bút, trang thơ anh bất lực Từ lúc nhựa hồn anh khô kiệt, thấy hoa mai mà không biết đấy xuân về.

Hạt gạo

Người tù tử hình kia, tình cờ trong túi còn hạt gạo Biến thành con voi dâng cho vua Vua tha cho người có tội mà đa tài ấy Ồ, anh không biết biến đời anh thành tác phẩm dành cho đời Nên đời chẳng biết lấy cớ gì để tha cho anh cả

Họ

Rồi một trăm năm sau, họ diễn kịch về thời ta Về giá lương tiền, về đổi mới tư duy Về chúng ta yêu, chúng ta đánh giặc… Vở kịch có thể bi, có thể hài, ai biết? Có thể tình ca, có thể hùng ca Những nỗi ta đau, họ có thể đau hơn, có thể cười chế nhạo Những lý tưởng của chúng mình bây giờ, họ có tin không? hay họ sẽ cười xòa? Ôi! ta phải sống cả cho mình, cả cho cha ông, cả cho họ nữa! Họ là chúng ta hay không phải chúng ta? Thế sao anh đòi viết câu thơ cho họ nhỉ? Thả một con thuyền giữa muôn trùng mà không lường được phong ba! Cuộc đời thật của ta bây giờ, với họ là giả Họ mặc lại các áo quần ta không giống lắm Yêu, đau khổ, nói ngôn ngữ như ta không giống lắm Họ đem nhưng nỗi gì của họ bảo là ta

Hồi ký bên trang viết

Tôi tiếp cận trang giấy ngày mười sáu tuổi Bây giờ sáu ba Cái trang mơ ước một đời chưa với tới Dần xa Tôi như người xâu sợi chỉ vào cây kim ngay trước mặt Chỉ sắp lọt rồi. Kim bỗng lùi xa Tôi bước lên một bước. Kim lùi thêm một bước Ấy thế mà hết một cuộc đời văn học Tính tháng ngày, nửa thế kỷ trôi qua… *** Phải đâu tôi quá nhác lười Khi gà te te đầu thôn, gà te te cuối xóm Tôi đã dậy, cày vào trang giấy trắng Ngọn đèn thơ đối chọi ánh sao Mai Khi trong tổ mẹ con chim còn ngái ngủ Sông bên ngoài còn chậm chạp dòng trôi Lá còn giọt sương đêm trong mắt nhỏ Con ong thơ đã bay đi kiếm mật phía chân trời… Biết bao đêm, trang giấy ngủ rồi, tôi thức gắng Con vạc ăn khuya, con mối chết bên đèn Mùi hoa bưởi lừng lên giữa trời vắng lặng… Những gì chưa kịp nghĩ ban ngày, tôi đợi giữa lòng đêm Tôi tỉnh dậy! Chói lòa Trang giấy trắng Như con đường hun hút về Vô Tận Để bơ vơ ngòi bút của tôi qua Nhìn trang giấy biết mình hữu hạn Ngủ đi thôi! Kìa lại sắp tiếng gà! Nhớ buổi đầu trang giấy gọi kêu tôi Cái quãng trống, quãng trắng, quãng vô hình cần chiếm lĩnh Cái đỉnh tư tưởng, ngôn từ lên cao sẽ với được trời Tôi ngỡ dễ! Lao ào vào trận đánh Mẹ đói cần cơm ăn, tôi cho mẹ Trang Thơ và nhúm cỏ hái trên Trời Ôi, tuổi trẻ thơ ngây và khờ dại Một chút biếc ở đầu cây, tôi ngỡ đấy là tài Sức lực bé mà ham nói điều vĩ đại!

Kịch (2)

Như nhà đóng kịch, đóng trăm vai bây giờ chán kịch Về cuối đời chơi con rối ngu ngơ Không tin vào cái thông minh của mình mà tin vào con rối dại khờ Nó gật đầu ư, hồn mình gật theo Nó chớp mắt, lòng ta chớp với Như nhân loại đã nghìn vạn năm nhân loại Bây giờ muốn đóng đứa trẻ thơ một tuổi Xưa tôi làm thơ, giờ thử để Thơ làm

Lừa

Không có con lừa, Đông Kisốt không thành kỵ sĩ Chả lẽ vác thanh gươm cứu đời mà lết bộ quanh năm? Ôi, làm gì có hiệp sĩ, có nhà thơ thuần túy Phải cỡi lừa! Phải được chở bằng trăm điều thế tục lăng nhăng

Mèo chuột

Đổi một câu thơ sư tử lấy một bầy mèo Đổi một câu thơ vồ sao, vồ các giải Ngân hà lấy nghìn câu bắt chuột Chả là sư tử ở đây, ngoài phố, trong nhà không ai gặp Sao chả dùng được việc gì, còn chuột thì là thời cuộc

Người nữ tử tù đan áo

Đợi bản án tử hình. Chị đem áo ra đan Áo đan xong. Bản án chửa thi hành Chị lại tháo áo ra đan lại Nào biết đêm nay lệnh bắn bất thình lình!Tác phẩm viết giữa ngày xử án và ngày hoãn án Anh phải viết sao cho khi ra đi thì chiếc áo đã thành

Nợ

Nhà thơ, anh dành dụm từng xu nhỏ, đồng kẽm, đồng chì… Mà phải trả các món nợ, bán đời đi để trả Vét cả tâm hồn, dốc cả hai túi áo ra không đủ Không phải anh nợ, mà nhân lọai nợ, người đọc nợ Anh trả cho anh là trả giúp họ rồi. Nợ xương máu, áo cơm, một ngụm nước khát lòng, Một hạt muối đêm công đồn, cái hôn khi ra trận, Cho đến nợ một ngọn gió heo may rải đồng, Một mặt nước bờ ao Thái Bình cũng nợ, Một mùi hương của xứ không hương… Trả, anh là anh. Không trả, anh có tội với mười phương, tám hướng. Anh moi bộ óc không phải bằng vàng ra để trả. Thế mà có nhiều nhà thơ đã không trả còn vay, còn ăn quỵt, Họ có mười mà tên tuổi đến mười mươi.

Pútskin

Anh muốn làm Pútskin Thì đừng đi đấu kiếm vô duyên Ở xó chợ đầu đường Đâm chết anh đâu phải những tài năng trí tuệ phi thường Mà là đồ chó chết Thế mới là chó chứ!

Quan niệm thơ

Làm thơ xưa như ông từ trịnh trọng vào đền Như chú rể lần đầu tiên sang nhà bố vợ Như thần tử quì trước ngôi mặt Chúa Như là người mọc cánh thành tiên… Làm thơ ngày nay như người diễn xiếc Như chú hề lùn yêu cô nàng mắt biếc Có cái gì quỉ quái ngây ngô Primitif như tranh của Rousseau Rất đỗi dại khờ Tỉnh bơ***Làm thơ chứ không để thơ làm Càng không để rượu làm, chữ làm, vần làm Cuồng tín Thơ là chưa bay mà đã đến Là đang yêu bỗng giã từ Là ba chữ thôi mà là bể, là giếng, là kho vàng hiển hiện Là hoa sen cười nửa miệng mà Chân Như

Thơ thế kỷ 21

Thơ không thể cù lần Các chữ hóa thần Các chữ thành thiêng Mà thơ cần cà chớn Đấy là một cách đa nghi thơ Ưng bay trên đầu người, trong khí quyển Ta lôi thơ xuống bùn, chạm vào đất đen Nói chuyện thường ngày, vặt vãnh quàng xiên Lột trần áo bào và mũ triều thiên Thơ cầm bị gậy đi ăn xin ở bên đường nhân loại trẩy… Thơ thế kỷ 21 mà! Làm sao có thể hồn nhiên Sau hai ngàn năm tìm tòi phá phách Râu dưới cằm và lông trong nách Tóc trên đầu hay bóng người trên vách… Thơ cũng nói hết rồi! Hàng ngàn năm nghiêm trọng đủ rồi! Giờ thơ thử chơi: Chơi! Nghịch. Đùa. Thế tục. Thượng đế có tên: Cậu Huế

Thời thượng

Chả còn ai yêu vầng trăng và hương lúa ngoài đồng Yêu bà Tiên hay đám mây trên lầu Hoàng Hạc Giờ là thế giới của xe cúp, ti-vi, phim màu ngũ sắc Của quyền lực, tuổi tên, đốp chát Vị trí nhà thơ như rác đổ thùng! Chả ai nhớ bà mẹ cắm chông bạc tóc Nhớ một cô gái chèo đò vượt lửa qua sông

Tiếng ru

Lớn lên, anh hát khác tiếng ru hời đưa anh trên võng Phải đâu anh quên mùi sữa mẹ đã nuôi thơ Nhưng từ quỹ đạo của nàng tiên, anh phải vào cuộc đời quỷ ma thiên la địa võng Và tiếng hét ở chiến hào lúc ấy lại là thơ

Tiếng vang

Nửa thế kỷ rồi, tóc sắp bạc rồi Tôi còn nghe tiếng vang trong nhà Văn miếu Cậu bé lên tám là tôi hú một tiếng dài Và các vách tường từ dĩ vãng lạnh tanh Vang vang đáp lại Làm tôi ù té chạy Nghe hồn ma Văn miếu đuổi theo…Tôi vào đời lại cất tiếng vang Lên trên các trang giấy của mình Các đài phát thanh, Các bục giảng Các bài phê bình VAng vang đáp lại Nhưng cái dại là tôi không ù té chạy Mà lại đuổi theo Đuổi theo cái dư vang lừa phỉnh đó Cho đến bây giờ đến trước mồ Há sâu chờ đợi Muốn một chút lặng yên Cũng chả được nào Trong đáy mồ vẫn có tiếng vang vang Người ta lót sẵn đáy rồi.

Tôi viết cho người…

Tôi viết cho một người nào trong thế kỷ mai sau Nhặt thơ tôi lên từ trong bờ bụi Phủi hết bao tầng mọt mối Bỗng gặp tôi lòe chói ở đôi câu Ngươi kia phủi bụi thêm, đọc lại từ đầu Bỗng chốc thương người xưa, rưng giọt lệ Tôi đã hóa bọ dòi, giun dế… Hóa vô danh, vô ảnh, vô hình Nghe tình thương bỗng lại sinh thành Trong khoảnh khắc – lại là tôi – khoảnh khắc Nhớ lại câu thơ mình của mình quên tắp Nhớ lại cuộc đời đã ở trần gian Một cuộc đời thôi mà biết mấy đa đoan Liền sợ hãi, lại biến mình ra hạt bụi Và lần này là không còn gì cứu nổi Tan thành hư không. Và mong nó cùng quên mình

Xe tang qua nhà

Xe tang qua 24 Cột Cờ Xuân Diệu không vào nhà mình được nữa! Nhà anh từ nay là nấm mộ Anh chỉ dừng đây chốc lát rồi qua Con đường về nghĩa trang dài thăm thẳm Tưởng đi nghìn năm không cùng Thế mà chốc lát ta đã trước nấm mồ đào sẵn Để chôn một thiên tài, thế là sâu hay nông?Trước tôi và Thông là người yêu cũ của anh: Bạch Diệp Họ chia tay nhau lâu rồi Chỉ hôm nay khi anh chết Họ mới thành lứa đôi Diệu đi trước, rồi chúng mình đi tiếp Ai đâu mà ở lại trên đời? Bỏ một nắm đất xuống mồ anh: Vĩnh biệt! Diệu nằm ở trong thơ chớ đâu ở di hài!
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn những bài thơ đặc sắc và vô cùng ý nghĩa của nhà thơ Chế lan viên. Mời các bạn hãy đón xem Bộ ” Dịch Cảo Thơ” Đặc sắc Của Chế Lan Viên Phần 4 nhé!. Hãy đồng hành cùng chúng tôi để theo dõi được những bài viết hấp dẫn nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!