I. Tiểu Sử Của Nhà Thơ Hồ Dzếnh
– Hồ Dzếnh (sinh năm 1916- mất ngày 13 tháng 8 năm 1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.– Ông được biết nhiều nhất qua tập thơ Quê ngoại (thơ) với một giọng thơ nhẹ nhàng, siêu thoát phảng phất hương vị thơ cổ Trung Hoa. Ngoài ra Hồ Dzếnh còn là một nhà văn với nhiều tác phẩm, tiêu biểu là tập truyện ngắn Chân trời cũ (1942), Thạch Lam đề tựa.– Tên của Hồ Dzếnh nếu phát âm theo giọng Quảng Đông là Hồi-Tsìu-Díng, thu gọn lại là Hồi-Díng, chắc vì khi phiên âm sang tiếng Việt hai tiếng Hồi-Díng nghe không được hay lắm nên ông đã ghi là Hồ Dzếnh.
II. Bài Thơ Ngập Ngùng Của Hồ Dzếnh
Hồ Dzếnh ngoài cái danh nhà thơ thì ông còn được biết đến là một nhà văn xuất sắc. Ông sở hữu nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng và được yêu thích. Với những câu thơ đậm chất trữ tình ngọt ngào , sâu lắng nên những bài thơ của ông luôn được bạn đọc chào đón và tìm kiếm. Trong đó có bài thơ Ngập Ngừng hiện nay đã được phổ nhạc thành một bài hát được yêu thích đến tận hiện nayChúng ta cùng nhau cảm nhận bài thơ đặc sắc này nhé!
Ngập ngừng
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé! Ðể lòng buồn tôi dạo khắp trong sân Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần… Tôi nói khẽ: Gớm, làm sao nhớ thế?Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé! Em tôi ơi! tình có nghĩa gì đâu? Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu? Thuở ân ái mong manh như nắng lụa Hoa bướm ngập ngừng, cỏ cây lần lữa Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi!Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé! Tôi sẽ trách – cố nhiên! – nhưng rất nhẹ Nếu trót đi, em hãy gắng quay về Tình mất vui khi đã vẹn câu thề Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ Cho nghìn sau… lơ lửng… với nghìn xưa…
III. Lời Bình Dành Cho Bài Thơ Ngập Ngừng
Sau khi đọc xong bài thơ Ngập Ngừng của nhà thơ Hồ Dzếch chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều có những cảm nhận riêng về bài thơ. Bài thơ như thể hiện cái đẹp của sự dang dở trong chuyện tình cảm, ông thật lạ mà cũng thật hay khi đi ngược với lẽ thường. Dưới đây là bài bình về bài thơ của ông. Chúng ta cùng xem nhé! Ngập Ngừng là một bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Hồ Dzếnh, nằm trong tập thơ: “Quê Ngoại”, xuất bản năm 1943.

” Tình mất vui khi đã vẹn câu thề Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở ”Đến năm 1969, tập thơ được tái bản ở Sài Gòn thì hai câu thơ vẫn giữ nguyên như thế. Nhưng trong tập “Hồ Dzếnh – Tác phẩm chọn lọc” xuất bản ở Hà Nội năm 1988 thì hai câu thơ ấy lại được sửa thành:
” Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề Đời chỉ đẹp khi hãy còn dang dở”Trong ca từ của các nhạc phẩm phổ thơ Hồ Dzếnh hai câu thơ này được hoán vị chữ “Đời” và chữ “Tình”. Cách sửa này đem lại hiệu quả rất hay!Hai câu thơ dị bản nếu tách riêng nó ra, không để nằm trong toàn bài thơ nữa thì lại trở thành một bài thơ hai câu hoàn chỉnh:
” Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở Đời mất vui khi đã vẹn câu thề”Có khá nhiều người không biết về Hồ Dzếnh, không biết thơ Hồ Dzếnh, nhưng lại biết đến hai câu thơ dị bản nổi tiếng này. Thế cũng đã là quá đủ để tâm hồn thi nhân thảnh thơi phiêu du nơi cõi vô thường.Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn bài thơ Ngập Ngừng của nhà thơ Hồ Dzếch. Với phong cách viết thơ mới lại với những ý thơ khác thường mà những bài thơ của ông để lại ấn tượng đến những người yêu thi ca và được phổ biến nhiều thế hệ. Phải chăng tình chỉ đẹp khi còn dang dở?. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!