Bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) là một sáng tác hay của nhà thơ, vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Ở bài thơ này ta có thể cảm nhận được một phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng. Điểm đặc biệt ở đây chính là bài thơ này được rút trong tập Nhật ký trong tù. Và nó được viết trong những năm tháng Bác Hồ bị kìm kẹp dưới nhà tù chế độ Tưởng Giới Thạch. Đó cũng chính là lý do tại sao bài thơ này được đánh giá hay như vậy. hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhân cách của Hồ Chí Minh thông qua bài thơ Đi đường bạn nhé!

Bài thơ Đi đường

走路

走路才知走路難, 重山之外又重山。 重山登到高峰後, 萬里與圖顧盼間。

Tẩu lộ

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan Trùng san chi ngoại hựu trùng san Trùng san đăng đáo cao phong hậu Vạn lý dư đồ cố miện gian.

Dịch nghĩa

Có đi đường mới biết đường đi khó, Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác; Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót, Thì muôn dặm nước non thu cả vào tầm mắt.
 

Bài thơ Đi đường

Trong giai đoạn bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, Hồ Chí Minh đã nhiều lần phải chuyển nhà tù. Trong quá trình di chuyển đó vô cùng khó khăn và khắc nghiệt. Đó cũng chính là nguồn cảm hứng để nhà thơ viết nên bài đi đường hay xuất sắc đến vậy.

Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ

Bài thơ này được sáng tác trong những năm tháng nhà thơ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Khi bị chuyển nhà lao trên con đường ấy vô cùng gian lao và phải trải qua cảnh núi non trùng điệp. Và cũng có nhiều vực sâu thăm thẳm. Đó là địa hình của vùng núi hiểm trở của tình Quảng Tây Trung Quốc. Khi di chuyển tầng tầng lớp lớp đã thấy được các ngọn núi chạy nối tiếp nhau tới tận chân trời. Cứ hết ngọn núi này lại tới ngọn núi khác.

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trong nguyên văn chữ Hán của bài thơ có câu Trùng san chi ngoại hựu trùng san. Đó cũng có nghĩa là núi cao rồi lại có núi cao. Chính câu thơ này đã gợi lên được hình ảnh của những đỉnh núi cao trùng trùng. Con dường ấy chỉ nhìn thôi cũng thấy đáng sợ. Nếu đó là một người tù nhân bình thường thì chắc hẳn họ cũng vô cùng sợ hãi. Tuy nhiên đó lại là người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh nên điều này không thể làm khó được nhà thơ.
Bài Nhiều Lượt Xem  Nam Trân cùng tập thơ Huế, Đẹp Và Thơ nổi tiếng nhất phần 2
 

Niềm tự hào khi được đứng trên ngọn núi cao ấy

Cũng như đã nói ở phần trên nếu là một người tù nhân bình thường thì chắc chắn khung cảnh núi non đó sẽ làm họ hoảng sợ. Tuy nhiên với Hồ Chí Minh thì lại khác. Và đó cũng chính là nội dung mà hai câu thơ cuối muốn chuyển tải.Sau những ngày tháng vất vả leo núi, khi lên tới đỉnh của ngon núi mới có thể chứng kiến được một hình ảnh vô cùng thú vị. Theo tâm lý thông thường trên con đường khắc nghiệt như vậy khi lên đến đỉnh dễ làm con người ta lo lắng, mệt mỏi. Tuy nhiên Hồ Chí Minh thì lại khác điều này làm người tự hào khi được phóng tầm mắt ra một khung cảnh thiên nhiên rộng lớn mênh mông.

Trùng san đăng đáo cao phong hậu Vạn lý dư đồ cố miện gian.

Tầm vóc của một nhân cách lớn

Bài thơ Đi đường đã vẽ lên một khung cảnh như thế. Khung cảnh này làm nhà thơ không choáng ngợp mà ngược lại lại vô cùng vui sướng. Nó cũng như một cách để nâng vị thế của người lên sánh ngang với nước non. Và ở đó Hồ Chí Minh cảm nhận được cái lạc quan và tươi sáng. Đặt trong bối cảnh nhà thơ đang bị giam giữ thì điều này càng có ý nghĩa hơn. Người đã không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi mà đã có thể lạc quan và tin tưởng và bản thân mình. Đó cũng chính là tinh thần thép của nhà thơ.
Bài Nhiều Lượt Xem  Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và tập Ngư tiều y thuật vấn đáp phần 7
Bài thơ Đi đường không chỉ đơn thuần là miêu tả bức tranh về con đường chuyển lao đầy gian khổ. Mà nó còn có khả năng khắc họa chân dung của người chiến sĩ cách mạng với phong thái ung dung kiên cường. Từ bài thơ này ta có thể cảm nhận được khí chất của người chiến sĩ cách mạng cũng như khả năng sử dụng văn chương của bậc thi nhân. Đó cũng chính là lý do tại sao bài thơ Đi đường cũng như nhiều bài thơ khác trong tập Nhật ký trong tù lại đáng được trân trọng như vậy.