Bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu chưa có tài liệu nào ghi chép lại về thời gian ra đời chính thức. Tuy nhiên căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, cũng như cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, nội dung của tác phẩm. Có nhiều ý kiến cho rằng bài thơ này được viết sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp tấn công. Và đây cũng chính là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp ở những năm cuối thế ký XIX.

Bài thơ Chạy giặc

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, Một bàn cờ thế phút sa tay. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ bầy chim dáo dác bay. Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây. Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng, Nỡ để dân đen mắc nạn này?

Cảm nhận hình ảnh Chạy giặc và tư tưởng của nhà thơ

Với bài thơ Chạy giặc ta có thể cảm nhận được sự sâu sắc của nhà thơ này. Đó là một tấm lòng, một nhân cách lớn trước những nỗi đau khổ mất mát của đất nước. Và qua đó cũng phê phán nghiêm khắc các trang dẹp loạn của triều đình.

Hình ảnh nhân dân chạy giặc

Đầu tiên tác giả đã không thể hiện ngay cảnh nhân dân chạy giặc như thế nào mà ở đây nhà thơ đã để âm thanh tiếng súng xuất hiện đầu tiên. Đó chính là tiếng súng vào thời điểm tan chợ. Nghĩa là trước lúc súng nổ, chợ búa vẫn họp như thường lệ và cuộc sống khi đó hoàn toàn yên ổn và thanh bình. Điều đáng nói ở đây lúc tan chợ chính là khi con người ta bắt đầu trở về với sự sum họp của gia đình. Là những đứa con thơ chờ mong mẹ về, là đứa em ngóng trông anhc hị. Đó cũng chính là một bức tranh hạnh phúc và đầm ám đơn sơ nơi miền quê.

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, Một bàn cờ thế phút sa tay. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Khi đó cả nhà sẽ xúm nhau quanh mâm cơm đạm bạc nhưng vô cùng vui vẻ. Tuy nhiên ở cái thời điểm ấy lại xuất hiện tiếng súng Tây nổ ghê gớm. Đó cũng chính là âm thanh báo hiệu bọn giặc đang tới gần. Nó càng tăng thêm tính đột ngột, căng thẳng và bát ngờ của tình thế. Chính vì vậy cảnh chợ tan, thay cho việc sum họp lại là cảnh tan đàn xẻ nghé.
Bài Nhiều Lượt Xem  Về Đâu Những Vết Thương ( Nguyễn Phong Việt ) Hấp Dẫn Nhất
Khi lũ giặc ập đến, chẳng những con người khốn khổ mà ngay cả chim muông cũng không được yên ổn. Đó là lúc những người lớn chưa kịp đi chợ về hoặc đang ở ngoài đồng. Vì vậy nên lũ trẻ hốt hoảng dắt díu nhau chạy lơ xơ. Ở đó ta thấy được hình ảnh rã rời của những em bé, bọn trẻ như đang kiệt sức với tình huống này. Có thể nói giặc đến làm đau cả sông núi và cũng đau cả chim muông và cỏ cây. 

Sự mất mát của chiến tranh

Cảnh chạy giặc được miêu tả sống động, đó là một cuộc vội vã không được chuẩn bị. Sự lộn xộn của lũ trẻ, bầy chim chính là sự thiệt hại, mất mát của cả một vùng quê rộng lớn. Của cải bị mất mát, nhà cửa bị thiêu cháy rụi, con cái lạc mất cha mẹ và tất nhiên không thể tránh khỏi được cái chết chóc đầy đau thương. Đó là hình ảnh người mẹ ngồi khóc trong ngọn đèn khuya lập lòe, là hình ảnh người vợ chạy đi tìm chồng… Đó cũng chính là tội ác của nhân dân.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây. Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng, Nỡ để dân đen mắc nạn này “

Chính sự mất mát ấy, đã dấy lên một sự thấu hiểu về những cảnh đời. Từ đó mà nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu phê phán những người có chức trách có quyền. Đó là lời phê phán gay gắt trước những đau thương, mất mát của nhân dân. Đó cũng chính là tư tưởng và là nhân cách của một thế hệ nhà thơ lớn trước. Nhất là trước bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
Bài Nhiều Lượt Xem  Nguyễn Trãi với tập thơ Gia huấn ca
Bài thơ Chạy giặc với ngôn ngữ hàm súc, nghiêm trang, chất chứa tình cảm đã thể hiện được tư tưởng của một nhân cách lớn là Nguyễn Đình chiểu. Từ đó ta có thể cảm nhận được ngòi bút của nhà thơ yêu nước “đâm mấy thằng gian bứt chẳng tà”. Và cuối bài thơ là một câu hỏi gay gắt và cũng chính là lời phê phán nghiêm khắc thời đó. Nó cũng chính là tiếng khóc nghẹn đầy nước mắt của những người dân yêu nước mà không thể làm gì được khi đất nước loạn lạc.