Nội dung bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu

Bầm ơi là một bài thơ được rút ra từ tập Việt Bắc (1954) của nhà thơ Tố Hữu. Vào những năm 1947, 1948 đoàn văn nghệ sĩ trong hành trình nhận đường dừng chân ở Gia Điền. Khi ấy những nhà văn như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Kim Lân và Nguyễn Huy Tưởng đã ở lại thôn Gốc Gạo xã Gia Điền. Và ngôi nhà mà các nhà thơ, nhà văn chọn chính là nhà bà cụ Nguyễn Thị Gái. Khi đó bà đã dọn xuống bếp để nhường chỗ cho khách. Cũng chính ngôi nhà này là điểm sáng tác nên bài thơ Bầm ơi.
  • Ai về thăm mẹ quê ta
  • Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…
  • Bầm ơi có rét không bầm!
  • Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
  • Bầm ra ruộng cấy bầm run
  • Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
  • Mạ non bầm cấy mấy đon
  • Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
  • Mưa phùn ướt áo tứ thân
  • Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
 
  • Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
  • Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
  • Con đi trăm núi ngàn khe
  • Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
  • Con đi đánh giặc mười năm
  • Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
  • Con ra tiền tuyến xa xôi
  • Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
  • Nhớ thương con bầm yên tâm nhé
  • Bầm của con, mẹ Vệ quốc quân.
  • Con đi xa cũng như gần
  • Anh em đồng chí quây quần là con.
 
  • Bầm yêu con, yêu luôn đồng chí
  • Bầm quý con, bầm quý anh em.
  • Bầm ơi, liền khúc ruột mềm
  • Có con có mẹ, còn thêm đồng bào
  • Con đi mỗi bước gian lao
  • Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm!
  • Bao bà cụ từ tâm như mẹ
  • Yêu quý con như đẻ con ra.
  • Cho con nào áo nào quà
  • Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi.
  • Con đi, con lớn lên rồi
  • Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con!
  • Nhớ con, bầm nhé đừng buồn
  • Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.
  • Mẹ già tóc bạc hoa râm
  • Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con…
Bài thơ Bầm ơi
Bài thơ Bầm ơi
Bài Nhiều Lượt Xem  Nhà thơ Trần Tế Xương và tuyển tập những bài thơ hay đặc sắc phần cuối

Cảm nhận về bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu

Bài thơ Bầm ơi được sáng tác kể về người mẹ Nguyễn Thị Gái. Đây là nơi một số nhà thơ trong đó có Tố Hữu đã dừng chân. Địa điểm nhắc tới trong bài chính là xã Gia Điền – một miền quê nghèo của vùng trung du Hạ Hòa (Phú Thọ). Cảm nhận sâu sắc tình cảm bầm dành cho những thi sĩ, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Bầm ơi

Bầm ơi – một lá thư bằng thơ

Đây chính là câu chuyện về người mẹ hết lòng thương con. Khi các thi sĩ dừng chân ở nhà bầm, bầm đã dành giường cho họ và chuyển xuống bếp ngủ. Tối về cụ dùng lá chuối khô bện lại để nàm nệm nằm cho đỡ lạnh. Tuy nhiên khi ấy cứ đêm đêm mọi người lại nghe thấy tiếng khóc nỉ non của cụ. Hỏi ra mới vỡ lẽ rằng, cụ nhớ đứa con trai của mình. Con trai của cụ tham gia vệ quốc quân nhưng lâu ngày không có tin tức. Chính vì vậy khi ấy các nhà thơ đã đề nghị Tố Hữu sáng tác một bài thơ như là một bức thư của người con trai để cụ an lòng. Đó cũng chính là hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
  • Ai về thăm mẹ quê ta
  • Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…
  • Bầm ơi có rét không bầm!
  • Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
  • Bầm ra ruộng cấy bầm run
  • Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
  • Mạ non bầm cấy mấy đon
  • Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
  • Mưa phùn ướt áo tứ thân
  • Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Cảm nhận về bài thơ Bầm ơi
Cảm nhận về bài thơ Bầm ơi
Khi sáng tác xong nhà thơ dã đọc cho cụ nghe và bảo đó chính là bài thơ mà con trai cụ gửi về nhà. tin là như vậy cụ mừng lắm và cũng hết lo lắng và cũng không còn nghe tiếng khóc thầm mỗi đêm. Và cụ luôn miệng nói với nhà thơ Tố Hữu rằng con trai của cụ nó thương cụ thế đấy. Từ đó hôm nào cụ cũng nhờ nhà thơ Tố Hữu đọc lại bài thơ nghe ít nhất một lần.
Về sau bài thơ Bầm ơi được nhiều người biết tới hơn và các chiến sĩ đã chép bài thơ này vào lá thư để gửi cho mẹ của mình và báo rằng họ vẫn bình an. Sau này năm 1981 khi đang ở Hà Nội thì anh đại tá quân đội là con trai của cụ Gái đến thăm. Anh rất cảm kích bài thơ của nhà thơ đã làm vơi bớt sự nhớ nhung của mẹ. Và nhà thơ đã gửi 3m lụa làm quà để anh mang về làm quà cho mẹ của mình.
Bài Nhiều Lượt Xem  Nguyễn Quang Thiều Cùng Những Trang Thơ Đặc Sắc Phần 3

Câu chuyện gia tài của người chiến sĩ

Bài thơ Bầm ơi không chỉ là tình cảm riêng tư của một chàng trai nào đối với mẹ của mình nữa. Mà nó có sức lan tỏa và cũng chính là tình cảm thủy chung sâu nặng của những người chiến sĩ xa quê. Đó cũng chính là một cách báo bình an cho những người thân ở nhà. Qua đó ta có thể cảm nhân được hình ảnh người mẹ trung du bình dị nhưng lại có tình cảm sâu nặng dành cho đứa con đang chiến đấu cho Tổ quốc hôm nay.
  • Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
  • Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
  • Con đi trăm núi ngàn khe
  • Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
  • Con đi đánh giặc mười năm
  • Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
Cảm nhận về bài thơ Bầm ơi
Cảm nhận về bài thơ Bầm ơi
Hình ảnh người bầm hiện lên thật xúc động. Từng câu chữ như làm sống lại hình ảnh bà mẹ trung du nghèo khó nhọc. Nhất là trong một buổi sáng mưa phùn mẹ tay run cắm từng mảnh mạ xuống bùn mà làm con người ta thêm phần xót xa, quặn đau. Qua đó như muốn khuyên nhủ người mẹ hãy bớt những lo toan và bộn bề. Bởi rằng những khốc liệt nơi chiến trường cũng không thể nào đo được những nỗi vất vả của cuộc đời bầm. Và cũng không đổi lại được tình cảm mà bầm dành cho con.
  • Con đi mỗi bước gian lao
  • Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm!
  • Bao bà cụ từ tâm như mẹ
  • Yêu quý con như đẻ con ra.
Bài Nhiều Lượt Xem  Nhất Nhật Tại Tù Thiên Thu Tại Ngoại – Bài thơ đặc sắc nhất của nhà thơ Phan Chu Trinh
Tình cảm ấy đã nâng bước chân của những người con nơi chiến trường. Và cũng chính tình yêu đồng chí, yêu ước, hậu phương đã hòa thành một tình cảm lớn lao giúp người chiến sĩ vượt qua những thử thách và gian lao của cuộc chiến. Đó chính là giá trị mà bài Bầm ơi muốn nhắn nhủ. Bởi nó cũng thể hiện được những quyết tâm của các chiến sĩ luôn sẵn sàng vượt lên phía trước để tiêu diệt kẻ thù. Bởi vì sau lưng họ có bầm luôn theo dõi và dành tình cảm sâu nặng.
  • Con ra tiền tuyến xa xôi
  • Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
  • Nhớ thương con bầm yên tâm nhé
  • Bầm của con, mẹ Vệ quốc quân.
  • Con đi xa cũng như gần
  • Anh em đồng chí quây quần là con.
Bầm ơi là một trong những sáng tác hay và gần gũi của nhà thơ Tố Hữu. Với bài thơ này ta có thể cảm nhận được sự chân thực của câu chuyện. Đó là hình ảnh người mẹ già tóc bạc hoa râm và Chiều này chắc cũng nghe thầm tiếng con. Đó chính là một biểu tượng đẹp không thể nào phai mờ trong tâm hồn của người chiến sĩ dẫu họ đang ở đâu. Đó chính là giá trị sâu sắc mà bài thơ Bầm ơi mang lại.

Các câu hỏi về bài thơ Bầm Ơi của Tố Hữu

Bài thơ Bầm ơi sáng tác năm nào?

Năm 1981, khi nhà thơ Tố Hữu đang ở Hà Nội thì anh đại tá quân đội con trai bà bủ Gái đến thăm. Anh đại tá tỏ lòng cảm ơn nhà thơ đã sáng tác ra bài Bầm ơi để động viên, an ủi cho mẹ anh được yên tâm khi xa anh.

Bài thơ Bầm ơi được viết theo thể thơ nào?

Thể thơ lục bát mộc mạc nhưng giàu sức biểu cảm.
Hình ảnh gần gũi, quen thuộc.
Cách gọi “Bầm ơi!”, từ ngữ địa phương thể hiện sự gắn bó, tình cảm và vô cùng trân trọng.

Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong bài thơ Bầm ơi?

Hình ảnh người mẹ trong bài thơ “Bầm ơi” của nhà thơ Tố Hữu đã hiện lên khiến cho người đọc xúc động. Người mẹ trong bài thơ chính là đại diện của tất cả những bà mẹ VN cần cù, chịu khó nhưng luôn sáng ngời những phẩm chất cao đẹp. Hình ảnh người mẹ hiện lên với công việc vất cả, lam lũ.  Công việc của bầm gắn với đồng ruộng, đây là người mẹ nông dân tần tảo lam lũ.  Qua đó không chỉ nói lên sự tần tảo, chăm chỉ lao động mà còn nói lên tình thương con, sự hi sinh của bầm. Hình ảnh những người mẹ ấy thật đáng để chúng ta trân trọng.

Ý nghĩa bài thơ Bầm ơi là gì?

Bài thơ chứa đựng những hình ảnh tần tảo, lam lũ vất vả của người mẹ qua đó thể hiện tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam khi phải đi chiến đấu xa nhà.
Bài Nhiều Lượt Xem  Lắng Đọng Tập Thơ “Tình” Của Nhà Thơ Bùi Nguyễn Trường Kiên
Nếu có bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào về Cảm nhận về bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu hãy cho chúng mình biết nha, mọi thắc mắc hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình nâng cao hơn hơn trong các bài sau nha <3Bài viết Cảm nhận về bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết Cảm nhận về bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết Cảm nhận về bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nha!!

Các hình ảnh về bài thơ Bầm Ơi của Tố Hữu

Cảm nhận về bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu
Cảm nhận về bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu
Các hình ảnh về bài thơ Bầm Ơi của Tố Hữu đang được chúng mình Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư [email protected]. Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé

Tìm thêm báo cáo về bài thơ Bầm Ơi của Tố Hữu ở WikiPedia

Key: cảm nhận về bài thơ bầm ơi, bầm ơi, bài thơ bầm ơi, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong bài thơ bầm ơi, bài thơ bầm ơi lớp 5, bầm ơi lớp 5,  viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ bầm ơi, bầm ơi tố hữu, bài thơ bầm ơi của tố hữu, bầm ơi có rét không bầm, ai về thăm mẹ quê ta chiều nay có đứa con xa nhớ thầm, ai về thăm mẹ quê ta, bam oi, nội dung bài bầm ơi,
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
  1. Thông điệp của bài thơ Lượm – Tố Hữu
  2. Yêu biết mấy những con người đi tới – Mùa Thu Mới của Tố Hữu
  3. Nước Non Ngàn Dặm – Bài thơ hấp dẫn của nhà thơ Tố Hữu
  4. Nội dung bài thơ Đi Đi Em của Tố Hữu – Giây phút chia ly nghẹn ngào
Video liên quan: Bài thơ Bầm Ơi (Tố Hữu)